Những tổ chức tiền thân của Công đoμn Bưu điện Việt Nam

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 21 - 24)

II. Các Tổ chức tiền thân của Công đoμn Bưu điện Việt nam trong năm đầu sau cách mạng Việt nam trong năm đầu sau cách mạng

2. Những tổ chức tiền thân của Công đoμn Bưu điện Việt Nam

44 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) Cách mạng Tháng Tám thμnh công, phong trμo cách mạng

đã thu hút đông đảo các giai tầng yêu nước, diễn ra rộng khắp mọi miền với các hình thức vô cùng phong phú. Khí thế cách mạng của cả nước đã khích lệ tình yêu Tổ quốc của anh chị em công nhân viên chức ngμnh Bưu điện - Vô tuyến điện. Họ tích cực trong công tác chuyên môn vμ nhiệt tình tham gia công tác chính trị, xã hội. Ngoμi việc tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng tổ chức đảng vμ phát triển đảng viên ở các cơ quan, tổ chức Công nhân cứu quốc đã hình thμnh từ trước tiếp tục được củng cố, mở rộng vμ thμnh lập mới. Cho đến đầu năm 1946, tại các cơ

quan Bưu điện - Vô tuyến điện từ Trung ương xuống các tỉnh

đều đã có tổ chức Công nhân cứu quốc, thu hút đông đảo công nhân vμ một số viên chức tham gia. Tổ chức nμy h−ớng hoạt

động vμo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nh− tham gia tự vệ, bảo vệ cơ sở vμ mạng l−ới thông tin, tập hợp đoμn kết quần chúng,... Tiêu biểu trong thời gian nμy lμ hoạt động của tổ chức cứu quốc ở Đμi phát tin Trung −ơng, Ban Vô tuyến điện Trung

ương, Bưu điện Bờ Hồ,... Trước những hoạt động của các đảng phái, tổ chức phản động hòng phân hoá, chia rẽ, từ đó lôi kéo công nhân viên chức, phá hoại khối đoμn kết toμn dân, các đảng viên, công nhân cứu quốc luôn bám sát quần chúng, đẩy mạnh tuyên truyền vμ từng b−ớc xúc tiến thμnh lập ủy ban Công chức trong ngμnh Bưu điện.

Trong hoμn cảnh lịch sử mới, khi chính quyền cách mạng

đã đ−ợc thiết lập, Đảng trở thμnh đảng cầm quyền, các phong trμo cách mạng diễn ra công khai, khối đại đoμn kết cần mở rộng hơn nữa, Hội Công nhân Cứu quốc thμnh lập thời kỳ bí mật đã

hoμn thμnh sứ mệnh lịch sử của mình, tiến hμnh tự giải thể. Ngμy 20/7/1946, Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam chính thức

tuyên bố thμnh lập vμ long trọng ra mắt tại Nhμ hát Lớn thμnh phố Hμ Nội. Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam thu hút toμn thể lao động trí óc vμ chân tay, cùng dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập vμ thống nhất nước nhμ. Sự ra đời của Tổng Liên

đoμn Lao động Việt Nam lμ một sự kiện trọng đại trong lịch sử phát triển của giai cấp công nhân vμ phong trμo công nhân viên chức Việt Nam, mở đầu thời kỳ hoạt động công khai, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công đoμn một quốc gia có độc lập, chủ quyền.

Thực hiện Chỉ thị ngμy 31/7/1946 của Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam, Chi hội công nhân cứu quốc ở Cơ xưởng Bưu điện Trung ương vμ Đμi vô tuyến điện Bạch Mai (Hμ Nội) được đổi thμnh ủy ban Công chức, do đồng chí Hoμng Bắc phụ trách.

Tiếp đó, ủy ban Công chức Bưu điện được thμnh lập ngμy 25/8/1946, bao gồm toμn thể nhân viên Bưu điện tại Thủ đô.

Tổng số hội viên ban đầu của ủy ban Công chức Bưu điện gồm hơn 600 ng−ời (một nửa lμ công nhân, một nửa lμ tiểu t− sản tri thức) chủ yếu ở các cơ quan: Nha Tổng Giám đốc, Nha Giám

đốc Bắc Bộ, Nhμ máy Trung −ơng, Trung −ơng Điện tín - Điện thoại, Trung ương Bưu chính.

Quy định về tổ chức của ủy ban Công chức Bưu điện lμ cứ một trăm hội viên đ−ợc cử một đại biểu vμo ủy ban Hội đồng

đại biểu; Hội đồng Đại biểu cử ra Ban Chấp hμnh gồm có một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một Th− ký (Ban Th−ờng vụ) vμ 04 ủy viên phụ trách kinh tế - tμi chính, chính trị, quân sự, văn hoá - xã hội.

Đáp ứng nhiệm vụ cao nhất lúc nμy lμ phục vụ Tổ quốc, ủy ban Công chức Bưu điện cũng như các đoμn thể khác hoạt

động mang tính tranh đấu chính trị nhiều hơn tranh đấu quyền lợi. ủy ban Công chức Bưu điện đã lãnh đạo hội viên tham gia sâu rộng vμo những cuộc tranh đấu chính trị nh−: ủng hộ Chính phủ tranh đấu chống quân Tưởng, biểu tình phản đối quân Anh chiếm đóng Nam Bộ, phản đối Ngân hμng Đông Dương quỵt giấy bạc 500 đồng, tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác, phản đối thực dân Pháp chiếm đóng Sở Tμi chính, gây hấn ở Nam Bộ...

Sự ra đời vμ những kết quả bước đầu trong hoạt động của ủy ban Công chức Bưu điện có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu b−ớc phát triển mới, có tổ chức của phong trμo công nhân viên chức Bưu điện. ủy ban ra đời lμ thắng lợi lớn, đập tan mưu mô

chia rẽ công nhân vμ viên chức của bọn phản động. Qua hoạt

động của ủy ban, công nhân viên chức Bưu điện được tăng cường hơn về ý thức giai cấp, hoạt động có tính tổ chức rõ rμng, khối đoμn kết đ−ợc củng cố, sức mạnh đấu tranh đ−ợc nâng lên.

Nh−ng trong khó khăn chung của cách mạng, ủy ban Công chức Bưu điện chưa hình thμnh được hệ thống tổ chức chặt chẽ, phạm vi tổ chức hoạt động mới dừng lại ở Thủ đô; phương châm lãnh

đạo ch−a rõ rμng, cụ thể; hoạt động mới tập trung vμo động viên chính trị mμ ch−a chú ý cải thiện đời sống cho công nhân viên chức. Trên thực tế, ủy ban tồn tại nh− một tổ chức quá độ, tạo cơ sở để tiến lên mô hình tổ chức hoμn thiện hơn của công nhân viên chức Bưu điện.

Để nâng cao hơn nữa tính tổ chức vμ hoạt động của phong trμo công nhân viên chức, tháng 8/1946, ủy ban Công chức Bưu

Ch−ơng 1: Phong trμo công nhân viên chức... 47

điện vμ Vô tuyến điện liên tiếp triệu tập hai Hội nghị liên tịch với sự tham dự của đại biểu Tổng Liên đoμn để thμnh lập ủy ban Vận động tổ chức Công đoμn. ủy ban có trách nhiệm tuyên truyền, vận động công nhân viên chức trong Ngμnh về ý nghĩa, mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoμn; xúc tiến dự thảo Điều lệ hoạt động Công đoμn vμ từng bước thμnh lập Công đoμn trên cơ sở các ủy ban Công chức ở những đơn vị có phong trμo mạnh. Từ những nỗ lực hoạt động của các thμnh viên ủy ban Vận động, ngμy 12/9/1946, Hội nghị các ủy ban Công chức của Trung tâm Điện tín - Điện thoại, Nha Tổng Giám đốc Bưu điện Việt Nam, Nha Giám đốc Bưu điện miền Bắc, Công đoμn Cơ xưởng Bưu điện Trung ương, Công đoμn Đμi Vô tuyến điện Bạch Mai v.v... thống nhất thμnh lập Công đoμn Điện tín Hμ Nội do đồng chí Hoμng Bắc lμm Th− ký. Tiếp đó, Công đoμn Bưu điện các tỉnh: Đμ Nẵng, Phú Yên, Quy Nhơn, Lạng Sơn...

cũng lần lượt ra đời. Đây lμ những đơn vị Công đoμn đầu tiên của ngμnh Bưu điện, lμ hạt nhân có ý nghĩa rất quan trọng tiến tới thμnh lập Công đoμn Bưu điện toμn quốc về sau. Vμo thời

điểm tr−ớc khi Toμn quốc kháng chiến bùng nổ, Công đoμn của các đơn vị Bưu điện cùng Công đoμn Hỏa xa lμ hai tổ chức Công đoμn ngμnh dọc đầu tiên của Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam(1).

Tại Hμ Nội, Công đoμn Điện tín đã kết nạp hơn 900 đoμn viên thuộc ngμnh Bưu điện, Vô tuyến điện vμ chính thức gia nhập Tổng Liên đoμn. Về tổ chức, Công đoμn Điện tín có 06

(1)

Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam: Lịch sử Phong trμo công nhân vμ công đoμn Việt Nam, tập I. Nxb. Lao động, Hμ Nội, 2003, tr.279.

48 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) phân đoμn (Nha Tổng Giám đốc Bưu điện; Nha Giám đốc Bưu

điện miền Bắc; Nhμ máy Bưu điện Trung ương; Điện tín, điện thoại Trung ương; Bưu chính Trung ương; Sở Vô tuyến điện Bạch Mai), mỗi phân đoμn có Ban Chấp hμnh để chỉ huy phong trμo. Những phân đoμn lớn trên 200 đoμn viên thì chia ra thμnh tiểu phân đoμn có ban cán sự đôn đốc hoạt động.

Đầu tháng 10/1946, Uỷ ban Vận động chuyển thμnh Ban Chấp hμnh lâm thời, triệu tập Hội nghị đại biểu để duyệt Điều lệ, thông qua chương trình hμnh động 6 tháng vμ bầu Ban Chấp hμnh chính thức. Tháng 11/1946, Công đoμn Điện tín triệu tập Hội nghị các nhμ chuyên môn của hai ngμnh Bưu điện vμ Vô

tuyến điện để thảo luận vμ thμnh lập ủy ban Kiến thiết Công

đoμn. Tham dự Hội nghị có Bộ tr−ởng Bộ Giao thông công chính, Quyền Tổng Giám đốc Bưu điện Việt Nam vμ Chánh Giám đốc Sở Vô tuyến điện. Sau khi thảo luận kỹ về phương châm kiến thiết Bưu điện vμ Vô tuyến điện, Hội nghị cử một ủy ban Kiến thiết chung cho hai ngμnh để điều khiển công việc vμ thiết lập chương trình hoạt động. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng (Trung −ơng Điện tín - Điện thoại) đ−ợc cử lμm Chủ tịch ủy ban Kiến thiết Công đoμn.

Trong một thời gian ngắn, hoạt động của Công đoμn Điện tín vμ ủy ban Kiến thiết Công đoμn đã đạt những kết quả quan trọng: thực hiện đ−ợc sự thống nhất công nhân vμ viên chức;

bước đầu chú ý đến việc nâng cao tinh thần đoμn viên như thiết lập câu lạc bộ, phòng đọc sách, sân thể thao, tổ chức những buổi

đi cắm trại, những đêm giao lưu văn nghệ vμ những lớp huấn luyện... Thời điểm chiến tranh đến gần do thực dân Pháp phản

bội Hiệp định 6 - 3 vμ Tạm −ớc 14 - 9, nhiệm vụ trọng tâm của Ngμnh lμ tham gia chuẩn bị kháng chiến. Bưu điện đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội thông tin vμ Ban Vô tuyến điện Trung −ơng giữ vững thông tin liên lạc điện thoại, điện báo, vô tuyến điện từ Trung −ơng đến trụ sở của các chiến khu, các tỉnh, các đơn vị quân đội. Cùng với các đảng viên vμ lãnh đạo chuyên môn, Công

đoμn Điện tín tăng cường vận động công nhân viên chức bám trụ sở, mạng lưới, ngμy đêm phục vụ thông tin, đồng thời tích cực chuẩn bị các ph−ơng án khi chiến sự xảy ra. Đoμn viên Công

đoμn Điện tín Hμ Nội đã tháo cả dây thép gai, dây thép phơi quần áo để lμm dây thông tin, cố gắng bảo đảm liên lạc đến các vị trí trọng yếu của thμnh phố. Nhờ vậy, liên lạc điện thoại, điện tín từ Bưu điện Bờ Hồ tới các khu, các tỉnh trên miền Bắc, miền Trung, đến Tuy Hoμ (Phú Yên) hoạt động tương đối ổn định, phục vụ thông tin từ Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các

địa phương vμ cơ sở chuẩn bị kháng chiến. Ngoμi ra, các ủy ban Bảo vệ được thμnh lập ở các nhμ máy Bưu điện, ở Trung ương

Điện tín, Điện thoại Bờ Hồ vμ Sở Vô tuyến điện Bạch Mai, chỉ huy các đội tự vệ xung phong gồm thanh niên công nhân vμ viên chức.

Do thời gian tổ chức vμ hoạt động ngắn ngủi nên tổ chức Công đoμn Điện tín vμ ủy ban Kiến thiết Công đoμn ch−a phát triển rộng rãi, chưa bao gồm được công nhân viên Bưu điện toμn quốc (ngay tại Thủ đô, bộ phận nhân viên Nha Vô tuyến điện cũng ch−a gia nhập Công đoμn). Mặc dù tham gia hiệu quả việc chuẩn bị tác chiến khi kháng chiến bùng nổ, nh−ng lại không chuẩn bị kế hoạch hoạt động trong chiến tranh nên cho sau khi

rời Thủ đô chuyển lên chiến khu, Công đoμn Điện tín vμ ủy ban Kiến thiết Công đoμn phải ngừng hoạt động một thời gian.

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(329 trang)