Củng cố tổ chức, từng bước phát triển lực lượng đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 30 - 34)

Công đoμn Bưu điện Việt Nam vừa mới ra đời, khi cơ sở còn ch−a vững chắc, thì ngμy 07/10/1947, Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, tấn công lên Việt Bắc. Mọi công việc lúc nμy đều tập trung cho mặt trận quân sự. Một số đồng chí trong Ban Chấp hμnh toμn quốc bị mắc kẹt trong vùng địch, một số tản mát ở các vùng. Cơ quan lãnh đạo bị phân tán, không có sự chỉ đạo tới các cơ sở, phong trμo lắng xuống một thời gian.

Mặc dù không có sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện Việt Nam, nhưng ở những nơi vốn có phong trμo mạnh, Công đoμn Bưu điện vẫn tiếp tục hoạt động vμ liên lạc chặt chẽ với Liên hiệp Công đoμn địa phương để nhận chỉ thị.

Đến tháng 02/1948, một số ủy viên trong Ban Chấp hμnh Công

đoμn Bưu điện Việt Nam rút ra khỏi vùng địch tạm chiếm, bắt

liên lạc với những thμnh viên cũ, tìm cách củng cố lại phong trμo. Sau khi đ−ợc đọc bản hiệu triệu của Ban Chấp hμnh Công

đoμn Bưu điện trên các báo chí, Công đoμn Bưu điện các tỉnh tìm mọi cách bắt liên lạc trở lại với Ban Chấp hμnh toμn quốc. Phong trμo dần dần hồi phục, mạnh nhất lμ ở các tỉnh miền xuôi, số l−ợng đoμn viên tăng lên nhanh chóng.

Ngμy 01/5/1948, Chính phủ quyết định sáp nhập Ban Giao thông kháng chiến vμo Bưu điện. Ngμnh Bưu điện phụ trách vận chuyển công văn, th− tín cả ở vùng tự do vμ vùng tạm chiếm, cả

lúc hòa bình vμ trong chiến tranh. Nhận thấy đây lμ cơ hội tốt để phát triển cơ sở, Ban Chấp hμnh toμn quốc đã liên hệ với Thường vụ Tổng Liên đoμn để xây dựng kế hoạch củng cố vμ phát triển tổ chức, thμnh lập các Ban Chấp hμnh cấp Liên khu để lμm trung gian chỉ đạo cấp tỉnh vμ liên lạc với Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện Việt Nam.

Trong các tháng 7, 8, 9, 10 năm 1948, các cơ sở Công đoμn Bưu điện ở các liên khu I, III, IV, X lần lượt tiến hμnh Hội nghị liên khu để kiểm điểm phong trμo từ ngμy thμnh lập, xây dựng ch−ơng trình công tác vμ bầu Ban Chấp hμnh Công đoμn liên khu chính thức. Từ đây, Công đoμn ngμnh Bưu điện đã có hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ, có sự chỉ đạo liên lạc thống nhất từ trên xuống d−ới.

Nhờ các Ban Chấp hμnh đ−ợc bổ sung vμ chấn chỉnh, cán bộ tích cực hoạt động vμ có sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tổng Liên

đoμn, sự phối hợp của chính quyền, nên phong trμo công nhân viên chức vμ lao động ngμnh Bưu điện lên cao, ảnh hưởng của Công đoμn Bưu điện ngμy cμng lan rộng. Số lượng các tổ chức

Chương 2: Tập hợp, vận động công nhân viên chức... 61

cơ sở vμ đoμn viên phát triển mạnh. Chỉ trong vòng một năm, Công đoμn Bưu điện Việt Nam đã phát triển lên tới 32 Công

đoμn tỉnh vμ 07 Công đoμn trực thuộc (264 phân đoμn); số l−ợng

đoμn viên tăng từ 1.086 đoμn viên lên đến 6.150 đoμn viên (chiếm 90% tổng số công nhân viên chức vμ lao động toμn Ngμnh). Trong đó: Liên khu I có 1.940 đoμn viên; Liên khu III có 1.818 đoμn viên; Liên khu IV có 1.469 đoμn viên; Liên khu X có 953 đoμn viên; Nam Trung bộ có 1 phân đoμn ở Phú Yên, với 50 đoμn viên(1).

(1) - Liên khu I có 1.940 đoμn viên, trong đó: Bắc Giang có 09 phân đoμn, với 258 đoμn viên; Bắc Ninh có 12 phân đoμn, với 262 đoμn viên; Bắc Kạn có 06 phân đoμn, với 133 đoμn viên; Cao Bằng có 07 phân đoμn, với 252 đoμn viên; Lạng Sơn có 06 phân đoμn, với 265 đoμn viên;

Quảng Yên có 06 phân đoμn, với 198 đoμn viên; Phúc Yên có 06 phân

đoμn, với 107 đoμn viên; Thái Nguyên có 07 phân đoμn, với 315 đoμn viên; Sở Giám đốc có 01 phân đoμn, với 20 đoμn viên; Tổ Hoả tốc có 02 phân đoμn, với 130 đoμn viên.

- Liên khu III có 1.818 đoμn viên, trong đó: Kiến An có 08 phân đoμn, với 83 đoμn viên; Hμ Nam có 10 phân đoμn, với 145 đoμn viên; Nam

Định có 03 phân đoμn, với 184 đoμn viên; H−ng Yên có 14 phân đoμn, với 198 đoμn viên; Hải D−ơng có 09 phân đoμn, với 204 đoμn viên;

Ninh Bình có 09 phân đoμn, với 140 đoμn viên; Thái Bình: 13 phân

đoμn, với 248 đoμn viên; Hμ Đông: 09 phân đoμn, với 217 đoμn viên;

Sơn Tây có 09 phân đoμn, với 150 đoμn viên; Hoμ Bình có 04 phân

đoμn, với 56 đoμn viên; Sở Giám đốc có 05 phân đoμn, với 94 đoμn viên.

- Liên khu IV: Tổng số có 1.469 đoμn viên, trong đó: Thanh Hoá có 22 phân đoμn, với 300 đoμn viên; Nghệ An có 12 phân đoμn, với 330 đoμn viên; Hμ Tĩnh có 10 phân đoμn, với 228 đoμn viên; Quảng Bình có 06 phân đoμn, với 314 đoμn viên; Quảng Trị có 06 phân đoμn, với 142

62 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) Riêng công nhân viên chức vμ lao động lμm việc tại các văn phòng Nha, Sở vμ trạm Giao thông Hoả tốc Liên khu, vì luôn phải lưu động, không thể sáp nhập vμ sinh hoạt chung với đơn vị tỉnh, nên tổ chức thμnh các phân đoμn trực thuộc. Đây lμ sự sáng tạo trong mô hình tổ chức Công đoμn lúc đó, gắn với đặc thù ngμnh Bưu điện vμ hoμn cảnh kháng chiến. Tổng số đoμn viên trong 07 phân đoμn trực thuộc lμ 357 đoμn viên(1). Thμnh phần các đoμn viên ở Nha vμ Sở chiếm 90% lμ viên chức, số l−ợng công nhân rất ít. Trái lại, tại các phân đoμn trạm Giao thông Hoả

tốc Liên khu, đội ngũ giao thông viên chiếm 99%, viên chức hầu nh− không có. Tại các phân đoμn Giao thông Hoả tốc Liên khu, hầu hết đoμn viên tr−ớc đây lμ những hội viên các hội cứu quốc, có ý thức giai cấp tốt, có kinh nghiệm sinh hoạt đoμn thể nên hoạt động Công đoμn tương đối mạnh. Còn ở các phân đoμn Nha

đoμn viên; Thừa Thiên có 08 phân đoμn, với 140 đoμn viên; Sở Giám

đốc có 01 phân đoμn, với 15 đoμn viên.

- Liên khu X: Tổng số có 953 đoμn viên, trong đó: Vĩnh Yên có 08 phân đoμn, với 139 đoμn viên; Phú Thọ có 11 phân đoμn, với 317 đoμn viên; Tuyên Quang có 04 phân đoμn, với 171 đoμn viên; Yên Bái có 07 phân đoμn, với 83 đoμn viên; Hμ Giang có 05 phân đoμn, với 104 đoμn viên; Lμo Cai có 04 phân đoμn, với 42 đoμn viên; Sơn La có 01 phân

đoμn, với 19 đoμn viên; Hoả tốc Liên khu có 01 phân đoμn, với 58

đoμn viên; Sở Giám đốc có 01 phân đoμn, với 20 đoμn viên.

(1) Phân đoμn Nha Tổng Giám đốc: 10 đoμn viên; Phân đoμn Sở Giám đốc Liên khu I: 20 đoμn viên; Phân đoμn Sở Giám đốc Liên khu III: 94 đoμn viên; Phân đoμn Sở Giám đốc Liên khu IV: 15 đoμn viên; Phân đoμn Sở Giám đốc Liên khu X: 20 đoμn viên; Phân đoμn Trạm Hoả tốc Liên khu I: 130 đoμn viên; Phân đoμn tổ Hoả tốc Liên khu X: 58 đoμn viên.

vμ Sở, anh em viên chức vẫn ch−a có ý thức rõ rệt về công đoμn, về hoạt động phong trμo nên hiệu quả hoạt động còn thấp.

Qua các hội nghị, Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện Việt Nam vμ các Công đoμn trực thuộc đã thống nhất đ−ợc mô

hình tổ chức gồm 04 cấp:

- Đơn vị hoạt động thấp nhất của Công đoμn Bưu điện lμ phân đoμn, thμnh lập tại các phòng, trạm Bưu điện trong tỉnh.

Hội nghị phân đoμn bầu ra Ban Chấp hμnh Công đoμn có từ 03

đến 05 ủy viên theo số l−ợng đoμn viên. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hμnh phân đoμn lμ 06 tháng.

- Đại biểu Hội nghị Công đoμn Bưu điện tỉnh bầu ra Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện tỉnh (nhiệm kỳ 01 năm) có từ 05

đến 07 ủy viên để chỉ đạo các phân đoμn trong tỉnh vμ phân công phụ trách các mảng hoạt động. Ban Chấp hμnh cử ra Ban Th−êng vô.

- Đại biểu Hội nghị Công đoμn Bưu điện liên khu bầu ra Ban Chấp hμnh liên khu (nhiệm kỳ 01 năm) gồm 07 ủy viên để chỉ đạo Công đoμn Bưu điện các tỉnh vμ các phân đoμn trực thuộc khu. Ban Chấp hμnh Liên khu cử ra Ban Th−ờng vụ Liên khu để giải quyết các công việc hμng ngμy.

- Đại biểu hội nghị Công đoμn Bưu điện toμn quốc bầu ra Ban Chấp hμnh toμn quốc, gồm 11 ủy viên (nhiệm kỳ 02 năm).

Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện toμn quốc cử ra Ban Thường vụ gồm 05 ủy viên.

Ngoμi ra, đại biểu hội nghị các cấp còn bầu ra Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban Chấp hμnh.

Đến tháng 6/1950, Công đoμn Bưu điện - Vận tải Liên khu V được thμnh lập, trực tiếp chỉ đạo các Công đoμn Bưu điện tỉnh

đã có (Bình Định, Phú Yên) vμ phát triển tổ chức đến các tỉnh khác trong Liên khu. Riêng ở Nam Bộ do chưa có tổ chức Bưu

điện mμ chỉ có đội ngũ cán bộ thông tin liên lạc hoạt động dưới sự điều khiển trực tiếp của ủy ban Kháng chiến hμnh chính nên chưa có điều kiện tổ chức Công đoμn Bưu điện. Tổ chức mới thμnh lập, lại trong điều kiện kháng chiến nên vấn đề ổn định vμ nâng cao chất l−ợng đội ngũ cán bộ Công đoμn từ Ban Chấp hμnh toμn quốc đến các đơn vị trực thuộc gặp nhiều trở ngại. Ban Chấp hμnh lâm thời Công đoμn Bưu điện Việt Nam đã nhiều lần

đ−ợc bổ sung, kiện toμn nh−ng vẫn ch−a có điều kiện để bầu ra Ban Chấp hμnh chính thức. Trong điều kiện thiếu cán bộ, Ban Chấp hμnh toμn quốc cũng nh− Ban Chấp hμnh các cấp ch−a lập

đ−ợc các ban chuyên môn, chỉ b−ớc đầu phân công ủy viên phụ trách các công việc văn phòng, tổ chức, kiểm tra, thi đua, tuyên huÊn, kinh tÕ, tμi chÝnh...

Để khắc phục khó khăn, Ban Chấp hμnh toμn quốc đã từng b−ớc xây dựng các quy trình, nội dung cụ thể về công tác đμo tạo, rèn luyện cán bộ cũng nh− về chế độ chính sách. Đã đề nghị vμ được Bộ Giao thông Công chính cho phép các Công đoμn Bưu

điện tỉnh có trên 200 đoμn viên đ−ợc sử dụng cán bộ chuyên trách, đ−ợc lựa chọn từ những cán bộ quen công tác Công đoμn, có năng lực hoạt động, được chính quyền trả lương để chuyên trách hoạt động Công đoμn. Liên khu I vμ Liên khu III còn mở lớp huấn luyện để đμo tạo cán bộ Công đoμn cho Bưu điện các tỉnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn đ−ợc những học viên có năng lực,

Chương 2: Tập hợp, vận động công nhân viên chức... 65

văn hoá khá, có thể trở thμnh cán bộ Công đoμn còn gặp nhiều khã kh¨n.

Trong hoμn cảnh kháng chiến, sự chỉ đạo theo ngμnh dọc từ Ban Chấp hμnh toμn quốc tới các tổ chức Công đoμn cấp d−ới có thời điểm ch−a thực sự đ−ợc chặt chẽ vμ kịp thời, nhất lμ đối với các Liên khu III, IV vμ các tỉnh biên giới nh− Cao Bắc Lạng, Lao Hμ. Ban Chấp hμnh toμn quốc đã nhiều lần chỉ thị vμ hướng dẫn cho các cấp công đoμn, ngoμi việc liên lạc theo chiều dọc, cần phải có sự liên lạc ngang cấp chặt chẽ với Liên đoμn Lao

động khu, Liên hiệp Công đoμn tỉnh vμ Công đoμn huyện để

đ−ợc giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm vμ phối hợp tổ chức những hoạt động chung ở địa phương, đề phòng trường hợp mất liên lạc với cấp bộ dọc vì chiến sự, vẫn có thể giữ vững đ−ờng lối, chủ tr−ơng của đoμn thể.

Tr−ớc sự phát triển của phong trμo, dù cán bộ chuyên trách Công đoμn thiếu, nh−ng công việc kiểm tra đôn đốc của Ban Chấp hμnh toμn quốc vμ các liên khu tới các đơn vị trực thuộc có nhiều cố gắng. Tháng 02/1949, đồng chí Chánh Th− ký Công

đoμn Bưu điện Việt Nam vμ một ủy viên Thường vụ Công đoμn Bưu điện Liên khu I đã tổ chức kiểm tra 04 tỉnh thuộc Liên khu I (Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên); tiếp đó kiểm tra 03 tỉnh thuộc Liên khu X (Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Yên). Những đợt kiểm tra nμy vừa có ý nghĩa động viên phong trμo, vừa giúp đỡ các đơn vị về phương châm, kế hoạch để chấn chỉnh phong trμo. Bên cạnh đó, Công đoμn các đơn vị khá chủ

động trong công tác, bám sát tình hình của đơn vị vμ của từng vùng trong kháng chiến để định ra trọng tâm công tác vμ có biện pháp vận động đoμn viên phù hợp.

66 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) Chế độ, hình thức sinh hoạt Công đoμn cũng dần định hình thμnh nề nếp. Mặc dù số l−ợng cán bộ thiếu, bận công tác chuyên môn nên khó triệu tập đông đủ đoμn viên, nh−ng các phân đoμn vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn mỗi tháng một kỳ; các Ban Chấp hμnh tỉnh vμ Liên khu sinh hoạt 03 tháng một lần để kiểm điểm công tác, trao đổi kinh nghiệm vμ đặt chương trình công tác cho 03 tháng sau. Ngoμi ra còn có các hội nghị bất thường bμn biện pháp thực hiện các công việc quan trọng đột xuất. Tinh thần dân chủ đ−ợc phát huy trong sinh hoạt vμ công tác. Chế độ báo cáo đ−ợc thực hiện khá nghiêm túc. Ban Chấp hμnh toμn quốc ít có điều kiện tổ chức họp th−ờng xuyên vμ đầy

đủ, nhưng Ban Thường vụ luôn tổ chức họp đều đặn mỗi tháng một lần. Nhờ vậy, các kế hoạch công tác theo ngμnh dọc ngμy cμng cụ thể, chặt chẽ vμ đ−ợc tổ chức thực hiện khá đồng bộ.

Nguồn tμi chính cho hoạt động của Công đoμn Bưu điện các cấp trong điều kiện mới thμnh lập vμ hoμn cảnh chiến tranh rất thiếu thốn. Trợ cấp của cấp trên hạn chế, không th−ờng xuyên; khó khăn nhất lμ ở cấp tỉnh vμ cấp phân đoμn vì không có nguồn tμi chính hoạt động. Cán bộ Công đoμn hoạt động chủ yếu bằng trách nhiệm, lòng nhiệt tình, bám sát phong trμo vμ dựa vμo quần chúng để tiếp tục gây dựng vμ đ−a phong trμo phát triển.

Trong khó khăn, từ Ban Chấp hμnh toμn quốc đến Công đoμn trực thuộc đều đẩy mạnh tăng gia sản xuất để tự túc một phần l−ơng thực thực phẩm.

Nhìn chung trong những năm đầu kháng chiến, quá trình kiện toμn tổ chức, mạng lưới tới các cơ sở của Công đoμn Bưu

điện Việt Nam đã đạt nhiều kết quả: Công đoμn đã biết nắm cơ

hội để phát triển cơ sở vμ củng cố tổ chức trong quá trình thống nhất Bưu điện vμ Ban Giao thông Kháng chiến; đã chủ động, tích cực thống nhất tổ chức từ tỉnh lên khu, từ khu lên toμn quốc; bộ máy từ trên xuống dưới được chấn chỉnh, hoạt động tương đối thông suốt vμ chặt chẽ; các mặt hoạt động Công đoμn đã đ−ợc

định hình; luôn giữ gìn vμ thi hμnh đúng chủ trương chính sách của Chính phủ vμ của đoμn thể; Công đoμn các cấp linh hoạt đề ra chủ tr−ơng, biện pháp phối hợp với chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị quan trọng, huy động toμn thể đoμn viên tích cực tham gia công tác kháng chiến vμ kiến quốc. Tổ chức Công đoμn Bưu điện, trực tiếp lμ các Ban Chấp hμnh ngμy cμng gây dựng đ−ợc uy tín đối với cấp trên, với chính quyền vμ các

đoμn thể bạn; bước đầu cải thiện đời sống cho đoμn viên, giáo dục vμ trau dồi t− cách, ý thức của đoμn viên...

Bên cạnh đó, so với yêu cầu của phong trμo vμ mục tiêu đề ra, công tác tổ chức vμ hoạt động của Công đoμn Bưu điện còn những hạn chế. Tổ chức mới đ−ợc thiết lập vμ kiện toμn chủ yếu ở phía Bắc (đến Bình Trị Thiên), ch−a phát triển vμo các tỉnh miền Nam Trung Bộ (trừ Phú Yên lμ nơi phong trμo tự động phát triển). Tại vùng địch hậu, tổ chức Công đoμn vẫn còn mỏng, hoạt

động gặp rất nhiều khó khăn, Ban Chấp hμnh toμn quốc ch−a kịp thời điều tra, nên không nắm vững phong trμo, chỉ đạo ch−a sát.

Mặc dù đã có cố gắng tuyển chọn, bồi d−ỡng cán bộ nh−ng ch−a

đủ đáp ứng yêu cầu phong trμo; ở một số Ban Chấp hμnh, các ủy viên năng lực ch−a đều. Công tác kiểm tra đôn đốc ch−a đ−ợc duy trì th−ờng xuyên, nhất lμ các tỉnh biên giới vμ Khu IV. Việc liên lạc chỉ đạo vμ báo cáo theo ngμnh dọc ch−a đ−ợc nhanh chóng, thường xuyên; việc liên hệ vμ phối hợp hoạt động với cấp

bộ ngang còn lỏng lẻo. Một số đơn vị cấp tỉnh lμm việc thiếu chuyên nghiệp; công văn, sổ sách, tμi liệu, giấy tờ lộn xộn, thiếu cán bộ chuyên trách văn phòng nên báo cáo không đầy đủ, thiếu tμi liệu cần thiết,...

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(329 trang)