Tăng c−ờng ý thức lμm chủ tập thể vμ năng lực tham gia quản lý của Công đoμn vμ người lao động

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 119 - 123)

(1) So với năm 1964, đến cuối năm 1967, khối lượng bưu phẩm tăng 2,5 lần, phát hμnh báo chí tăng 02 lần, điện báo thoại tăng 03 lần, xây dựng cơ bản tăng 04 lần. Đ−ờng điện trục chính tăng 6%, nội hạt tăng 11%, thiết bị tải ba tăng 05 lần, máy tê-lê-tip các loại tăng 227,2%; hệ thống truyền thanh quốc lập tăng 34%, mạng truyền thanh dân lập (thôn, xã, xí nghiệp, cơ quan) tăng 180%.

Thực hiện Chỉ thị 139 của Ban Bí th− Trung −ơng Đảng, Nghị quyết 17 của Ban Chấp hμnh Tổng Công đoμn (năm 1967) về vận động công nhân tham gia quản lý, Công đoμn Bưu điện vμ Truyền thanh luôn coi công tác vận động cán bộ viên chức phát huy tinh thần lμm chủ tập thể, tham gia quản lý lμ một nội dung quan trọng, thiết thực vμ cơ bản của công tác công đoμn. Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện vμ Truyền thanh đã ra Nghị quyết chuyên đề về bồi d−ỡng cán bộ công đoμn vμ giáo dục công nhân viên chức tham gia quản lý.

Tháng 02/1966, Hội nghị chuyên đề về tham gia quản lý ở tổ sản xuất do Công đoμn Bưu điện tổ chức đã thu được nhiều kết quả trong tổng kết thực tiễn vμ rút kinh nghiệm, đặc biệt lμ kinh nghiệm ở những khâu quan trọng như vận chuyển bưu chính, khai thác bưu chính, bảo vệ dây, từ đó phổ biến cho công

đoμn cơ sở các cấp. Để phong trμo tiếp tục đi vμo chiều sâu, Công đoμn Trung ương đề ra phương châm: Đi sâu nghiên cứu h−ớng dẫn nội dung, ph−ơng pháp tham gia quản lý ở tổ, tr−ớc hết lμ quản lý chất l−ợng lao động, vật t− ở các khâu quan trọng của Ngμnh”. Đến cuối năm 1967, trên 500 tổ sản xuất đã xây dựng mạng l−ới tham gia quản lý ở tổ, chiếm khoảng 1/3 tổng số tổ sản xuất vμ công tác. Có nhiều công đoμn cơ sở đã cơ bản hoμn thμnh xây dựng nội dung vμ phân công tham gia quản lý cụ thể nh−: Hμ Nội, Nam Hμ, Hải Phòng, Ninh Bình, Lμo Cai, Hμ Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Vĩnh Linh... Riêng Hμ Nội đã tổ chức học tập cho 106 tổ, củng cố mạng l−ới tham gia quản lý ở 80 tổ sản xuất, trong đó có 65 tổ đã xây dựng nội dung vμ phân công cụ thể cho đoμn viên tham gia.

Từ nhận thức việc mở hội nghị công nhân viên chức lμ nội dung quan trọng trong vận động người lao động tham gia quản lý, Công đoμn Trung ương đã cử cán bộ trực tiếp đi hướng dẫn hầu hết các công đoμn cơ sở quán triệt tinh thần Chỉ thị 139 của

Đảng vμ Nghị quyết 17 của Tổng Công đoμn, mở hội nghị công nhân viên chức, tập trung bμn biện pháp thực hiện các kế hoạch chuyên môn. Cuối năm 1967, để đ−a cuộc vận động quần chúng tham gia quản lý đi sâu vμo kinh tế kỹ thuật, Công đoμn đã phối hợp với chuyên môn mở Hội nghị cán bộ bμn kế hoạch thực hiện cuộc vận động “bảo vệ tμi sản, triệt để tiết kiệm”. Nhiều công

đoμn cơ sở đã phát động công nhân viên chức phát huy vai trò lμm chủ, tham gia quản lý cụ thể về lao động, vật t−, tiền vốn, bước đầu phát huy tác dụng tích cực. Ngoμi ra, để tăng cường hơn chức năng tham gia quản lý của Công đoμn, bám sát hơn thực tiễn sản xuất kinh doanh của Ngμnh, Công đoμn Bưu điện đã

gắn chặt hai nội dung trên với cuộc vận động “Ba xây, ba chống”

vμ cuộc vận động “Tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng thông tin”.

Trong cuộc vận động “ba xây, ba chống”, có nhiều cơ sở tiến hμnh xong cuộc vận động nh− Nam Hμ, Bắc Thái, H−ng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hμ Nội trong đó Ninh Bình đạt kết quả khả quan nhất. Để tiếp tục đẩy mạnh phong trμo, Công đoμn Trung −ơng chủ tr−ơng cử các cán bộ theo dõi, trực tiếp h−ớng dẫn phổ biến kinh nghiệm cho các công đoμn cơ sở bắt đầu chuẩn bị hoặc đang tiến hμnh cuộc vận động; đặc biệt chú trọng h−ớng dẫn việc xây dựng báo cáo kiểm điểm vai trò tham gia quản lý của Ban chấp hμnh công đoμn cơ sở. Đồng thời, công

đoμn cơ sở chủ động đi sâu hướng dẫn việc tham gia quản lý ở

Chương 5: Vận động, đoμn kết đoμn viên... 249 tổ, tạo điều kiện chuẩn bị tốt hơn vμ phát huy sâu hơn thắng lợi cuộc vận động.

Năm 1966, hưởng ứng chủ trương do Tổng Công đoμn đề ra, Công đoμn Bưu điện vμ Truyền thanh đã tổ chức cuộc vận

động Tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng thông tin trong toμn ngμnh. Cuộc vận động vừa lμ một phong trμo thi

đua mang tính quần chúng rộng rãi vừa đi sâu vμo những nội dung kỹ thuật, kinh tế cụ thể của từng bộ phận, ngμnh nghề. Sau khi chỉ đạo điểm ở một số công đoμn cơ sở, Công đoμn Trung

−ơng trực tiếp h−ớng dẫn công đoμn các cấp mở Hội nghị chuyên đề phổ biến kinh nghiệm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng thông tin: Công đoμn Cục Bưu chính mở Hội nghị xây dựng chỉ tiêu, biện pháp thi đua tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng thông tin; Công đoμn Vụ Tổ chức cán bộ đã

triệu tập Hội nghị thảo luận 07 biện pháp tăng năng suất lao

động, hướng dẫn việc quản lý sử dụng lao động vμ tiến hμnh chỉ

đạo điểm về xây dựng tiêu chuẩn định mức cho thợ dây vμ giao thông viên; Công đoμn Cục Kiến thiết cơ bản xây dựng các chỉ tiêu định mức cho cán bộ. Nhiều công đoμn cơ sở đã phối hợp với chuyên môn chỉ đạo phong trμo đi vμo chiều sâu như Bưu

điện vμ Truyền thanh Hμ Nội, Nam Hμ đã lấy việc vận động tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng thông tin lμm cơ sở để tiếp tục phát huy thắng lợi, khắc phục những vấn đề tồn tại của phong trμo “Ba xây, ba chống”. Công đoμn Bưu điện vμ Truyền thanh Thanh Hoá, Bắc Thái, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình phối hợp với chuyên môn mở Hội nghị chuyên đề về quản lý lao

động, quản lý kỹ thuật nhằm đạt kết quả tốt hơn trong tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng thông tin.

250 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) Sau hai năm thực hiện cuộc vận động, chất l−ợng lao động sản xuất vμ chất l−ợng thông tin của Ngμnh có những chuyển biến cơ bản. Nhờ tăng cường quản lý lao động, quản lý ngμy vμ giờ công, cải tiến tổ chức phân công vμ bố trí lao động phù hợp nên những khó khăn về nhân lực, về kế hoạch đã đ−ợc giải quyết. Số giờ công vμ ngμy công có ích tăng lên so với tr−ớc.

Nhiều đơn vị số giờ công từ 5, 6 giờ lên 6 giờ 30, 7 giờ có ích;

ngμy công có ích trước khi mở cuộc vận động thường cao nhất lμ 20 - 21 ngμy, nay nhiều cơ sở tăng lên 22 - 23 ngμy trong 1 tháng. Một số tổ sản xuất ở nhμ máy nhờ cải tiến quản lý lao

động đã tăng năng suất lao động của tổ lên 23%/1 giờ nh− Tổng

đội công trình. Việc hợp lý hoá mạng lưới đường thư, đường

điện báo thoại vμ truyền thanh, việc cải tiến thiết kế, thi công đã

tạo điều kiện nâng cao chất l−ợng khai thác, xây dựng. Tiêu biểu nh− Đμi V1 trong cuộc vận động Tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng thông tin đã có nhiều cố gắng trong quản lý máy móc, bố trí nhân lực lao động. Các kỹ thuật viên luân phiên nhau túc trực 24/24 giờ trong hầm nóng nực, bám máy giữ

liên lạc thông suốt với các tỉnh vμ quốc tế. Đμi th−ờng xuyên tổ chức các buổi tổng kết để rút kinh nghiệm, các yêu cầu đo thử chất l−ợng máy theo quy định kỹ thuật luôn đ−ợc thực hiện nghiêm chỉnh hμng tháng, hμng quý,... đảm bảo thông suốt thông tin vμ chất l−ợng đúng quy định. Khi máy có h− hỏng, bất kỳ ngμy hay đêm cán bộ công nhân viên Đμi đều tích cực xử lý nhanh chóng, không để mất liên lạc quá thời gian quy định.

Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội vμ kháng chiến chống Mỹ, Đμi V1 lμ một đơn vị chủ chốt, lμ trạm thông tin đầu mối vμ lμ biểu t−ợng của điện chính miền Bắc.

Ngoμi việc động viên quần chúng phát huy sáng kiến, giải quyết khó khăn hμng ngμy trong công tác, các công đoμn cơ sở tiếp tục mở hội nghị 03 điểm cao theo ngμnh nghề, mở các cuộc tọa đμm giữa cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, công nhân lμnh nghề để giải quyết từng chuyên đề nh− hợp lý hoá đ−ờng th−, nâng cao chất l−ợng điện chính, cải tiến phân cấp quản lý, tăng cường an toμn lao động... Nhiều sáng kiến của quần chúng có giá trị cao về kinh tế, kỹ thuật, giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu

đ−ợc phổ biến rộng trong toμn Ngμnh.

Bộ phận điện chính có nhiều sáng kiến khắc phục đ−ờng dây sau các trận đánh phá của địch. Thợ dây Bưu điện Thanh Hóa sử dụng cáp x−ơng bó nhiều sợi với nhau, quấn ngoμi bằng bao tải nhúng nhựa đường, buộc đá để thả xuống sông Mã. Nhờ

đó những đoạn vòng tránh của tuyến trục F (từ cơ vụ V2 đi Quảng Bình) tránh đ−ợc nhiều thiệt hại, độ thông đạt tỉ lệ cao hơn. Đồng chí Nguyễn Văn Số, thợ dây thuộc Ty Bưu điện Truyền thanh Quảng Bình có nhiều sáng kiến nối dây trong lửa

đạn vμ kinh nghiệm vận động nhân dân bảo vệ đường dây. Đồng chí đã 80 lần nối dây trên tuyến La Khê - Tân Đức, nơi địch

đánh phá ác liệt, cùng anh em đội kiểm tu khôi phục, sửa chữa, xây dựng vμ chuyển dịch đường dây kịp thời phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo của cấp uỷ địa phương trong nhiều tình huống khó khăn. Những năm 1966 - 1967, mặc dù địch mở rộng diện đánh

phá với mức độ vô cùng ác liệt nh−ng số lần bị mất thông tin trên đ−ờng dây hữu tuyến ngμy cμng giảm(1).

Bộ phận truyền thanh có sáng kiến cải tiến máy thu bán dẫn Orionton, cải tiến máy tăng âm, kéo ra loa của công nhân cán bộ kỹ thuật truyền thanh tạo điều kiện phát triển truyền thanh qui mô nhỏ, giản đơn, hợp với thời chiến; nghiên cứu sản xuất các thiết bị vμ truyền thanh bằng bán dẫn nh− máy điện thoại tải ba bán dẫn, tăng âm bán dẫn, cải tiến máy thu bán dẫn thμnh máy phát bán dẫn phục vụ giao thông vận tải ...

Trong các đơn vị sản xuất công nghiệp, cung cấp vật t−, xây dựng cơ bản, nhiều sáng kiến cải tiến công cụ, máy chuyên dụng, cải tiến nguyên vật liệu, cải tiến sản phẩm phù hợp với thời chiến nh−: giải quyết nguồn điện cho điện báo, điện thoại bằng việc nghiên cứu sản xuất các bộ đổi điện từ điện áp 6 V - 12 V lên 12 V - 127 V - 220 V, dùng pin n−ớc thay loại pin cũ.

Tiêu biểu lμ đồng chí Hoμng Trung Vinh, công nhân Nhμ máy Bưu điện Truyền thanh đã thiết kế, chế tạo được nhiều phương tiện, thiết bị mang lại hiệu quả cao trong phát triển sản xuất của Nhμ máy, phục vụ nhu cầu sản xuất vμ chiến đấu của Ngμnh(2).

Để động viên những sáng kiến đó, Công đoμn chú trọng công tác khen th−ởng vμ biểu d−ơng các cá nhân vμ tập thể có

(1) Năm 1965, số lần dây bị đứt trên 600 lần, năm 1966 lμ 395 lần, năm 1967 chỉ còn 304 lần.

(2) Tại Đại hội Anh hùng Chiến sỹ Thi đua chống Mỹ cứu n−ớc tổ chức vμo cuối tháng 12/1966, ngμnh Bưu điện có 02 công nhân lμ Nguyễn Văn Số vμ Hoμng Trung Vinh (Đội kiểm tu đ−ờng trục Quảng Bình)

được Nhμ nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Chương 5: Vận động, đoμn kết đoμn viên... 253 nhiều thμnh tích trong phát huy sáng kiến. Cuối năm 1967, Công

đoμn sơ bộ tổng kết công tác khen th−ởng sáng kiến, chỉ tính 23 công đoμn cơ sở đã có trên 2.100 sáng kiến đ−ợc đề nghị xét th−ởng. Hμ Nội có 32 công đoμn bộ phận vμ 90 tổ có ch−ơng trình hợp lý hoá gồm 635 biện pháp đã thực hiện, phát huy 508 sáng kiến (gấp hai năm 1965); Công ty công trình có 144 sáng kiến, tiết kiệm 42.400 đồng...

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(329 trang)