Phong trμo công nhân viên chức vμ Công đoμn Bưu điện Việt

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 215 - 222)

I. Bước đầu đổi mới mô hình tổ chức vμ phương

1. Phong trμo công nhân viên chức vμ Công đoμn Bưu điện Việt

héi (1986 - 1988)

Tháng 12/1986, Đại hội Đại biểu toμn quốc lần thứ VI của

Đảng chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới toμn diện, trọng tâm lμ đổi mới kinh tế. Chủ trương xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá

tập trung, bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã

hội chủ nghĩa đã mở ra hướng đi mới cho ngμnh Bưu điện tháo gỡ khó khăn, cấu trúc lại mô hình tổ chức mạng l−ới vμ tổ chức sản xuất trên cơ sở khai thác tốt hơn các lợi thế so sánh của một ngμnh hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng cũng tạo ra điều kiện cho ngμnh Bưu điện có cơ hội tiếp cận các tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới,

438 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) nhất lμ những phát minh trong công nghệ thông tin nh− tổng đμi kỹ thuật số, sợi truyền dẫn cáp quang, viba số băng rộng dung l−ợng lớn, hệ thống thông tin vệ tinh... Định h−ớng sự phát triển của ngμnh Bưu điện trước tình hình mới của đất nước, Đại hội VI của Đảng đã chỉ rõ phải “hiện đại hoá những khâu có điều kiện”,

“giảm nhẹ tình trạng lạc hậu về thông tin liên lạc”(1).

Xác định rõ vai trò, vị trí của giai cấp công nhân đối với quá trình phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, Đại hội VI yêu cầu Đảng cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa vμ trình độ hiểu biết về mọi mặt để xứng đáng với vị trí giai cấp tiên phong của cách mạng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất vμ văn hoá, tạo ra những điều kiện cần thiết để giai cấp công nhân hoμn thμnh sứ mệnh lịch sử của mình, có chế độ tiền lương vμ phúc lợi xã hội hợp lý, bảo

đảm đời sống vật chất vμ văn hoá của công nhân, viên chức...

Nhμ n−ớc cần bổ sung Luật công đoμn”(2). Để nâng cao khả

năng tập hợp, vận động người lao động, Đại hội VI của Đảng cũng đòi hỏi các đoμn thể chính trị - xã hội nói chung vμ tổ chức công đoμn nói riêng phải “mau chóng đổi mới nội dung vμ phương thức hoạt động của mình cho phù hợp với những cuộc cải cách về quản lý kinh tế, xã hội. Hoạt động của đoμn thể phải

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toμn quốc lần thứ VI, NXB. Sự thật, HN, 1987, tr.52.

(2), (3)

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII vμ IX), Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2005, tr.122, 121.

chuyển mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo quần chúng vμo các phong trμo cách mạng”(3).

Bước vμo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Công

đoμn Bưu điện có một số thuận lợi rất cơ bản: Tổ chức được mở rộng, củng cố khắp các cơ quan hμnh chính, đơn vị sự nghiệp vμ

đơn vị sản xuất - kinh doanh của Ngμnh trên phạm vi toμn quốc.

Ngμnh Bưu điện đã thiết lập được hệ thống thông tin thống nhất trên toμn quốc với dung l−ợng lớn hơn nhiều so với tr−ớc, một số phương thức thông tin, kỹ thuật mới đã xuất hiện. Các phong trμo thi đua ngμy cμng thiết thực, hiệu quả, h−ớng vμo việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Ngμnh vμ xây dựng hình mẫu tập thể vμ cá nhân người lao động xã hội chủ nghĩa.

Đường lối đổi mới của Đại hội VI đã thổi một luồng sinh khí mới cho toμn thể công nhân viên chức ngμnh Bưu điện vμ được Ngμnh nhanh chóng cụ thể hoá thμnh những biện pháp quản lý vμ tổ chức sản xuất kinh doanh, kiện toμn tổ chức vμ xây dựng

đội ngũ, trong đó đặc biệt lμ các giải pháp công nghệ với quyết tâm bỏ qua công nghệ trung gian, đi thẳng vμo số hoá mạng l−ới, tiến tới xác lập mạng đa dịch vụ với trang thiết bị vμ công nghệ t−ơng ứng.

Đan xen những thuận lợi cơ bản nêu trên lμ không ít khó khăn, thách thức, có mặt do tồn nghi của lịch sử, có mặt nảy sinh từ thực tiễn quá trình đổi mới cơ chế quản lý đang mới bắt đầu chuyển động. Tổ chức vμ hoạt động Công đoμn dù đã có nhiều cải tiến nh−ng vẫn ch−a theo kịp sự vận động nhanh chóng của thực tiễn. Đời sống công nhân viên chức rất khó khăn trong bối cảnh giá cả leo theo hμng ngμy, hμng giờ, hμng hoá khan hiếm.

Gắn với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, một bộ phận người lao

động thiếu việc lμm thường xuyên hoặc buộc phải nghỉ việc do giảm biên chế, sắp xếp lại lao động, đặt ra nhiều bức xúc về chế

độ, chính sách xã hội trong khi nguồn lực giải quyết có giới hạn.

Công tác quản lý ch−a đi vμo nề nếp, việc chấp hμnh các thủ tục, thể lệ, quy trình, quy phạm còn tuỳ tiện, thái độ phục vụ ch−a văn minh, lịch sự,... còn tồn tại ở nhiều nơi. Những khó khăn đó

đã tác động trực tiếp đến tâm lý, tư tưởng, việc lμm, đời sống của người lao động, dẫn tới không ít hiện tượng tiêu cực, nhất lμ tình trạng chây lười trong lao động, thiếu ý thức trách nhiệm trong quản lý vμ trong sản xuất, phong trμo thi đua còn mang tính hình thức, ít tạo động lực phấn đấu đối với người lao động.

Hμng loạt những vấn đề mới mẻ của đời sống người lao

động trong nền kinh tế hμng hoá nhiều thμnh phần vμ toμn Ngμnh dần chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa

đặt ra trước mắt Công đoμn Bưu điện. Đó lμ phải đổi mới căn bản cả về tổ chức vμ hoạt động, cả nếp nghĩ vμ cách lμm, cả hình thức vμ phương pháp hoạt động. Giải đáp được những bμi toán mμ thực tiễn đặt ra không chỉ có ý nghĩa tự thân đối với tổ chức công đoμn, mμ liên quan chặt chẽ đến đời sống của hμng chục vạn con người đang hoạt động trong hệ thống Bưu điện cả nước.

Trong vô số những vấn đề gay gắt đang đặt ra, có những vấn đề trước mắt, có những vấn đề mang tính cơ bản, lâu dμi, mμ tháo gỡ chúng phải đi từ nhận thức đầy đủ chức năng của Công đoμn Bưu điện vμ mối quan hệ giữa các chức năng đó trước một bối cảnh đã hoμn toμn thay đổi so với trước, đó lμ:

- Chức năng tham gia quản lý kinh tế của Công đoμn đ−ợc hiểu nh− thế nμo trong nền kinh tế hμng hoá nhiều thμnh phần,

Chương 8: Tích cực vận động đoμn viên... 441

khi các doanh nghiệp đ−ợc giao quyền tự chủ về ph−ơng án sản xuất kinh doanh, phương án nhân sự vμ lao động, phương án tμi chính. Nếu hiểu không đúng chức năng quản lý sẽ dẫn tới mâu thuẫn với Quyết định số 217/HĐBT về giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, vμ thậm chí trong nhiều tr−ờng hợp thực hiện không đúng chức năng quản lý của Công đoμn sẽ dẫn tới cản trở hoạt động điều hμnh sản xuất - kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp. Còn ng−ợc lại, nếu thực hiện không đầy đủ chức năng quản lý thì Công đoμn không có điều kiện phát huy vai trò lμm chủ của người lao động trong mỗi đơn vị sản xuất - kinh doanh vμ do đó quyền vμ lợi ích của người lao động bị vi phạm dưới hình thức nμy hay hình thức khác.

- Chức năng chăm lo vμ bảo vệ lợi ích của người lao động lμ vấn đề trung tâm trong hoạt động công đoμn, nh−ng trong cơ

chế thị tr−ờng, mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh tuân theo luật pháp thì chức năng nμy đ−ợc thực hiện bằng cách nμo, nhất lμ giải quyết mối quan hệ ba bên giữa Nhμ n−ớc - Công đoμn - Chủ sử dụng lao động. Nếu như trong cơ chế cũ, Nhμ nước vừa nhân danh pháp luật, vừa lμ chủ sử dụng lao động, còn doanh nghiệp chỉ lμ đại diện cho Nhμ nước, những vấn đề quan hệ 03 bên nêu trên không đặt ra bức xúc. Nh−ng cơ chế mới dần mở ra nhiều nhóm lợi ích, có mặt thống nhất, có mặt không thống nhất giữa Nhμ nước - Doanh nghiệp vμ Cá nhân người lao động. Vậy đổi mới hoạt động của Công đoμn theo hướng nμo để vừa bảo vệ

được quyền vμ lợi ích hợp pháp của người lao động, vừa tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp. Hμng loạt mâu thuẫn nảy sinh mμ Công đoμn không thể né tránh, giữa thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động với chấp nhận sμng lọc, đμo thải

442 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) của quy luật cạnh tranh; giữa đảm bảo phân phối thu nhập hμi hoμ để duy trì ổn định với chấp nhận phân hoá thu nhập để tạo

động lực thi đua phát huy sáng kiến của những người có năng lực vμ tinh thần trách nhiệm; giữa giải quyết quyền vμ lợi ích của những người có nhiều cống hiến trong quá khứ nhưng trình độ lại không đáp ứng đ−ợc yêu cầu đổi mới hiện tại - đang chiếm tỷ lệ cao trong Ngμnh - với tôn trọng vμ khuyến khích các tμi năng trẻ ngμy cμng có vai trò trọng yếu trong tiếp nhận công nghệ chuyÓn giao.

- Chức năng giáo dục, động viên người lao động thi đua nh− thế nμo để đảm bảo hiệu quả, nhất lμ giữa khơi dậy động lực tinh thần kết hợp với phát huy các động lực kinh tế - vật chất thông qua đổi mới cơ chế quản lý tác động đến lợi ích chính

đáng của người lao động. Buổi đầu đổi mới cơ chế còn ngổn ngang những chính sách bất hợp lý, cái cũ ch−a bị xoá bỏ hẳn, cái mới ch−a định hình sáng rõ, lμm cách nμo để khơi nguồn

động lực cho người lao động phấn đấu.

Giải quyết đ−ợc những mâu thuẫn nảy sinh từ quá trình vận động, phát triển sẽ tạo động lực thúc đẩy phong trμo công nhân viên chức ngμnh Bưu điện phát triển; còn không, phong trμo sẽ dẫm chân tại chỗ vμ do đó không thể đạt đ−ợc mục tiêu tạo đμ chuẩn bị cho các kế hoạch tăng tốc.

Những yếu tố thuận lợi vμ không thuận lợi đã tác động sâu sắc đến tổ chức vμ hoạt động của Công đoμn Bưu điện. Đáng chú ý lμ mặt thuận lợi chỉ ở dạng tiềm năng, cần có thời gian vμ giải pháp đổi mới tổng thể từ vĩ mô đến vi mô mới chuyển thμnh

động năng của sự phát triển; còn khó khăn lại trực diện vμ diễn ra dồn dập hμng ngμy, hμng giờ, tác động đến việc lμm, đời

sống, thậm chí từng bữa ăn, giấc ngủ của mỗi người lao động trong Ngμnh. Yêu cầu đặt ra cho Công đoμn vμ toμn ngμnh Bưu

điện lμ phải vừa giữ vững phong trμo, đảm bảo cuộc sống người lao động, vừa phải tìm hướng đột phá cho sự phát triển trong t−ơng lai. Đây lμ mệnh lệnh của cuộc sống, không chỉ xuất phát từ yêu cầu giữ vững truyền thống vẻ vang của Ngμnh, mμ còn vì

quá trình đổi mới của đất nước đang đòi hỏi tính tiên phong từ những đột phá của lĩnh vực thông tin.

Không nao núng trước khó khăn, Công đoμn Bưu điện đã

chủ động phối hợp với bộ phận chuyên môn tìm ra những giải pháp chấn chỉnh các biểu hiện tiêu cực trong lao động đang có chiều h−ớng gia tăng. Mặt cơ bản hơn lμ qua các giải pháp tìm tòi để khơi nguồn động lực giải phóng sức sản xuất của người lao động vì sự phát triển nhanh chóng vμ bền vững của Ngμnh.

Từ tinh thần đó, Thường trực Công đoμn Bưu điện đã tham gia vμ phối hợp cùng Tổng cục Bưu điện dự thảo vμ xây dựng Chỉ thị 01 với việc h−ớng phong trμo thi đua của công nhân viên chức ngμnh Bưu điện vμo thực hiện 04 chương trình - 04 mục tiêu của Ngμnh:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin Bưu điện, lấy chống mất, chống chậm, thực hiện các chỉ tiêu chất l−ợng, rèn luyện thái độ phục vụ lμm nhiệm vụ hμng đầu cho hoạt động sản xuất.

- Khai thác triệt để mọi khả năng, củng cố cải tạo vμ phát triển có trọng điểm mạng lưới bưu chính vμ điện chính theo hướng hiện đại hoá, mở rộng thêm dịch vụ, nhằm phục vụ tốt nhất vμ đạt hiệu quả cao nhất.

- Sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại cán bộ vμ lao động, tinh giản bộ máy gián tiếp, giảm trung gian, sử dụng tốt lao động dôi thừa, triệt để tiết kiệm trong mọi hoạt động, tăng năng suất, hạ giá thμnh sản phẩm.

- Đổi mới cơ chế quản lý theo h−ớng xoá bỏ tập trung, bao cấp, chuyển mạnh sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mở rộng quyền tự chủ kinh tế cho cơ sở.

Sau khi Chỉ thị 01 đ−ợc ban hμnh, Công đoμn đã kết hợp cùng các bộ phận chuyên môn mở cuộc vận động sâu rộng trong công nhân viên chức với các hình thức tuyên truyền linh hoạt, thiết thực. Ngoμi việc tổ chức tốt việc tuyên truyền Nghị quyết

Đại hội đại biểu toμn quốc lần thứ VI của Đảng, các chỉ thị của Tổng Công đoμn Việt Nam, của ngμnh Bưu điện,... Công đoμn Bưu điện đã chủ động hơn trong xác định nội dung giáo dục công nhân viên chức. Ngμy 24/7/1987, Th−ờng vụ Công đoμn Bưu điện đã ban hμnh Công văn số 264 hướng dẫn các cấp công

đoμn trong Ngμnh h−ởng ứng thực hiện “Những việc cần lμm ngay” của đồng chí N.V.L đăng trên báo Nhân Dân để chấn chỉnh, khắc phục các tiêu cực nảy sinh trong công tác. Công

đoμn đã phối hợp với thủ trưởng cơ quan thực hiện tiếp dân, đặt thùng thư, sổ góp ý ở địa điểm người dân đến giao dịch, quan hệ với Ngμnh, tiến hμnh thẩm tra, xác minh vμ giải thích cho nhân dân những tr−ờng hợp bị khiếu nại. Kiên quyết chống hiện t−ợng bao che khuyết điểm, đùn đẩy trách nhiệm; phấn đấu chấn chỉnh

đạo đức tác phong nghề nghiệp người Bưu điện tận tuỵ, ân cần, hoμ nhã, lịch thiệp, có văn hoá. Gắn với tuyên truyền giáo dục, Công đoμn quan tâm đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, vận

Chương 8: Tích cực vận động đoμn viên... 445

động người lao động đi đôi với xúc tiến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới các giải pháp công nghệ, tinh giản bộ máy vμ sắp xếp lại lao động. Những biện pháp nμy đã đ−ợc Công đoμn Bưu điện Trung ương phổ biến xuống cơ sở, trở thμnh cuộc vận

động rộng lớn. Nhờ vậy, trong khó khăn, ngμnh Bưu điện vẫn giữ vững đ−ợc phong trμo. Nhiều đơn vị điển hình, tập thể vμ cá

nhân tiên tiến xuất hiện, như Bưu điện thμnh phố Hồ Chí Minh, Phú Khánh, Nghệ Tĩnh, Hải Dương... Trong đó dẫn đầu lμ Công

đoμn Bưu điện tỉnh Phú Khánh: năm 1986 có 80 sáng kiến được xét th−ởng, hoμn thμnh 02 công trình vμ 04 sản phẩm chμo mừng

Đại hội đại biểu toμn quốc lần thứ VI của Đảng, 12/18 Công

đoμn cơ sở đạt danh hiệu vững mạnh vμ vinh dự đ−ợc tặng th−ởng Cờ của Tổng Công đoμn Việt Nam. Năm 1987, trên cả

nước có 315 tổ đạt danh hiệu Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa.

Từ phong trμo thi đua lao động phát huy sáng kiến kỹ thuật đã

có nhiều đề tμi vμ trên 1.100 sáng kiến cải tiến đ−ợc ứng dụng vμo sản xuất, công tác vμ phát huy hiệu quả rõ rệt.

Cuộc vận động mở rộng đ−ợc nhiều lĩnh vực nh−ng trọng tâm, trọng điểm lμ phát động phong trμo thi đua trở thμnh

“Người Bưu điện giỏi”, tập trung chỉ đạo ở 02 khâu khai thác

điện thoại vμ th− báo. Phong trμo nhanh chóng đ−ợc các đơn vị cơ sở tích cực h−ởng ứng bằng nhiều hình thức phong phú: cụ thể hoá tiêu chuẩn giỏi gắn với tình hình thực tế từng đơn vị, từng lĩnh vực công tác; mở hội nghị chuyên đề, bồi d−ỡng công nhân tay nghề yếu; đ−a ra khỏi dây chuyền những công nhân có phẩm chất đạo đức kém, thiếu tinh thần trách nhiệm. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trμo đã thu đ−ợc kết quả rất quan trọng: thái độ phục vụ, chất l−ợng thông tin, năng suất lao động

446 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007)

đều chuyển biến rõ rệt. Trong khai thác điện thoại, khách hμng ngμy cμng quen thuộc vμ cảm tình với câu nói “dạ tôi nghe” của các điện thoại viên, nhiều chướng ngại trong đường dây được lưu thoát, tình trạng cửa quyền giảm dần. Tỷ lệ bỏ cuộc đμm thoại ở hầu hết các cơ sở đều giảm dưới mức quy định, chỉ còn 9 - 14%

so với 30 - 35% năm 1986, thậm chí nh− ở Tây Ninh có tháng không có cuộc đμm thoại nμo bị huỷ bỏ. Trong nghiệp vụ phát th− báo, nhờ giảm đầu mối các khâu trung gian, cải tiến đ−ờng th−, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức phát 02 lần một ngμy tại hầu hết các thị trấn, thị xã, thμnh phố, nên số l−ợng th−/báo lưu thoát nhanh, tình trạng chậm, mất thư/báo giảm đáng kể.

Nhiều tấm gương thi đua xuất hiện, như đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Mai (ở Đμi điện thoại đ−ờng dμi thμnh phố Hồ Chí Minh) nhờ rèn luyện đã nhớ đ−ợc gần 2.000 số điện thoại, mã số vùng của nhiều n−ớc, phân biệt tiếng chuông reo của điện thoại ở một số nước; tích cực học tiếng Anh, Nga để phục vụ tốt hơn chuyên môn, thường xuyên vượt định mức 2.000 - 3.000 phút trong một tháng. Đồng chí Đặng Trung Tâm (công nhân phát thư báo Bưu

điện Hμ Nội) 14 năm phát th−/báo không hề sai sót, luôn đ−ợc khách hμng tin yêu. Đồng chí Trần Thụy Nghĩa (công nhân khai thác điện thoại, điện báo đường dμi Bưu điện Quảng Ninh) liên tục v−ợt chỉ tiêu quy định từ 12,5% - 25%... Tại Hội nghị rút kinh nghiệm toμn Ngμnh (tháng 4/1988), 69 cá nhân có thμnh tích xuất sắc đã được biểu dương vμ khen thưởng cấp Ngμnh.

Nhận thấy công tác cán bộ yếu kém lμ “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, Thường vụ Công đoμn Bưu điện Việt Nam đã

có sự quan tâm đặc biệt tới công tác nμy. Ngμy 10/3/1987, Ban

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 215 - 222)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(329 trang)