Đẩy mạnh phong trμo thi đua phát triển sản xuất, tham gia

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 114 - 119)

Trước hμnh động của đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, tháng 01/1965, Hội đồng Quốc phòng họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác

định nhiệm vụ mới của cách mạng miền Bắc lμ tăng cường công tác phòng thủ vμ sẵn sμng chiến đấu. Tháng 3/1965, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hμnh Trung −ơng Đảng quyết định chuyển h−íng x©y dùng kinh tÕ sang thêi chiÕn, chuyÓn h−íng vÒ t−

t−ởng vμ tổ chức, tăng c−ờng lực l−ợng quốc phòng. Kế hoạch 05 năm chưa kết thúc, miền Bắc đã lập tức chuyển hướng mọi mặt công tác cho phù hợp yêu cầu thời chiến, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại

của đế quốc Mỹ, đồng thời chi viện tối đa sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Tổng cục Bưu điện vμ Truyền thanh khẩn tr−ơng tiến hμnh chuyển h−ớng mạng l−ới thông tin theo phương châm khẩn trương, tích cực, chu đáo, thận trọng, có trọng điểm.

Tháng 4/1965, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hμnh Tổng Công đoμn Việt Nam xác định những nhiệm vụ quan trọng của giai cấp công nhân vμ tổ chức công đoμn trong tình hình mới:

nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mỹ, xây dựng vμ bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực chi viện cho cách mạng miền Nam tiến tới thống nhất n−ớc nhμ. Qua Hội nghị, Tổng Công đoμn đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của các công

đoμn Ngμnh lμ thi đua đẩy mạnh sản xuất, chăm lo giải quyết những vấn đề cấp thiết về đời sống cho cán bộ công nhân viên vμ

động viên sẵn sμng chiến đấu.

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Tổng Công đoμn vμ bám sát hoạt động của Ngμnh, Công đoμn Bưu điện vμ Truyền thanh quyết định chuyển hướng về tổ chức vμ phương thức hoạt

động công đoμn phù hợp với tình hình mới. Bộ máy tổ chức công

đoμn tiếp tục đ−ợc bổ sung, kiện toμn. Đối với Công đoμn Trung

−ơng, bộ máy giúp việc đ−ợc tăng c−ờng, bổ sung thêm cán bộ chuyên trách các khu vực, đặc biệt lμ các vùng trọng điểm đánh phá của địch nh− Quảng Bình, Vĩnh Linh, Hμ Tĩnh, Nghệ An vμ cán bộ chuyên trách theo dõi mảng trực tiếp sản xuất, chiến đấu vμ quản lý. Các cấp công đoμn cơ sở cũng đ−ợc cải tiến, sắp xếp lại. Hoạt động công đoμn chuyển mạnh theo hướng đi sâu vμo sản xuất, vμo kỹ thuật, động viên cán bộ công nhân viên thực hiện tốt vận chuyển, bảo vệ vμ xây dựng đ−ờng dây. Về t− t−ởng

Chương 5: Vận động, đoμn kết đoμn viên... 237 chỉ đạo, Công đoμn phát huy truyền thống vẻ vang, nêu cao hơn trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ hμng đầu “bảo vệ thông tin trong mọi tình huống”. Nhiệm vụ phải lμm ngay trong năm 1965 lμ động viên cán bộ công nhân viên tăng cường mạng lưới

đ−ờng điện báo, điện thoại, vô tuyến điện; lμm gấp các đ−ờng vòng tránh, đường dự bị, đặc biệt lμ ở những vùng trọng điểm

địch đánh phá nh− khu IV; gấp rút triển khai xây dựng mạng l−ới thông tin dự phòng...

H−ởng ứng Lời kêu gọi toμn dân chống Mỹ cứu n−ớc, quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Đảng đoμn Tổng cục Bưu điện - Truyền thanh chỉ đạo chuyên môn, Công đoμn mở đợt học tập chính trị sâu rộng trong toμn ngμnh, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm l−ợc. Nội dung đợt sinh hoạt chính trị nμy lμ học tập hai tμi liệu:

"Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh" tại Đại hội Chính trị

đặc biệt vμ "phát huy tính tiên phong của giai cấp công nhân, truyền thống anh dũng của cán bộ, công nhân Bưu điện - Truyền thanh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu n−ớc".

Qua đợt học tập vμ sinh hoạt chính trị có ý nghĩa sâu sắc nμy, trong cán bộ, công nhân ngμnh Bưu điện đã dấy lên khí thế thi đua "Thực hiện Lời kêu gọi của Bác Hồ" bằng những hμnh

động cụ thể, lôi cuốn hμng vạn cán bộ, công nhân Bưu điện Truyền thanh ở các ngμnh nghề, nghiệp vụ tham gia. Từ Tổng cục đến các Sở, Ty, các phòng, đμi, các chi nhánh, các trạm Bưu

điện Truyền thanh xã ở địa phương nơi chiến sự ác liệt (Quảng Bình, Hμ Tĩnh, Nghệ An) đến những nơi ch−a xảy ra chiến sự

đều trμn ngập khí thế thi đua sẵn sμng bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo sản xuất, chỉ huy chiến đấu đánh thắng giặc Mỹ.

238 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) Phong trμo "Ba sẵn sμng" lôi cuốn đông đảo thanh niên toμn Ngμnh sẵn sμng chiến đấu dũng cảm, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất cứ tình huống nμo; sẵn sμng hy sinh để bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suốt. Phong trμo "Ba đảm đang" do Ban Chấp hμnh Trung −ơng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động đ−ợc nữ công nhân, cán bộ trong ngμnh Bưu điện nhiệt liệt hưởng ứng(1). Những công việc tr−íc ®©y thuéc vÒ nam giíi nh− trÌo cét, nèi d©y, tham gia tù vệ, luyện tập quân sự, nay nữ công nhân viên chức hăng hái tham gia. Bộ phận sản xuất ở các nhμ máy xí nghiệp kiên c−ờng bám máy với khẩu hiệu "Tay búa, tay súng", duy trì sản xuất ngay trong điều kiện có chiến tranh ác liệt. Các phong trμo phấn

đấu trở thμnh “Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa”, phong trμo xây dựng “Chi bộ 4 tốt”, “Công đoμn 4 tốt”, Đội tự vệ quyết thắng” v.v... lμ biểu hiện rõ nét vμ sinh động tinh thần phấn đấu của quần chúng trong sản xuất vμ chiến đấu, trong đời sống, trong rèn luyện bản thân.

Công đoμn Bưu điện vμ Truyền thanh Việt Nam xác định trọng tâm hoạt động thi đua phải hướng vμo động viên vμ bồi d−ỡng lực l−ợng quần chúng, vận động công nhân viên chức tham gia quản lý, đẩy mạnh thi đua hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng thông tin, cần kiệm xây dựng Ngμnh, quyết tâm bảo đảm thông tin trong mọi tình huống, phục vụ chỉ đạo sản

(1) Sản xuất, công tác thay nam giới đi chiến đấu; lo việc nhμ để chồng con ra trận, phục vụ chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.

xuất, chiến đấu, giao thông vận tải vμ tăng cường phục vụ nhân dân, đồng thời tích cực xây dựng đội ngũ, củng cố tổ chức công

đoμn vững mạnh cùng với đμ phát triển của Ngμnh. Trong không khí thi đua chống Mỹ sôi nổi, ngoμi các phong trμo đã phát động từ giai đoạn trước, các phong trμo mới, Công đoμn các cấp đã

chủ động đề ra những khẩu hiệu thi đua sát hợp với từng ngμnh nghề như : Công đoμn Bưu điện Vĩnh Linh tổ chức “Một tháng thi đua khắc sâu căm thù giặc Mỹ tμn sát đồng bμo Vĩnh Linh”;

Công đoμn Bưu điện Quảng Bình phát động phong trμo “Học tập

đội bảo vệ đường dây anh hùng, phấn đấu đạt 01 giỏi 10 hay”;

Đ−ờng sá lμ chiến tr−ờng, giao thông lμ chiến sĩ”; Cục Điện chính có khẩu hiệu “Xong một bức điện giết một tên Mỹ”. Sau khi Công đoμn Trung −ơng phối hợp với Tổng cục tổ chức Đại hội thi đua (năm 1966), phong trμo cμng dâng cao, lan rộng khắp các cơ sở, từ các đơn vị sản xuất đến các bộ phận quản lý xí nghiệp, các trường học, từ miền xuôi đến miền núi. Được rèn luyện trong các phong trμo sôi nổi đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Ngμnh ngμy cμng vững vμng về t− t−ởng, tr−ởng thμnh về chuyên môn nghiệp vụ, ý chí chiến đấu vμ lao động sản xuất ngμy cμng đ−ợc nâng cao.

Các Công đoμn cơ sở đã lấy việc vận động xây dựng “Tổ

đội lao động xã hội chủ nghĩa” lμm nòng cốt đẩy mạnh phong trμo thi đua mọi mặt. Năm 1965, toμn Ngμnh có 215 tổ đăng ký thi đua, năm 1966 lμ 335 tổ (tăng 50%), trong đó có 139 tổ đ−ợc Chính phủ công nhận lμ Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa; năm 1967 có 472 tổ đăng ký, chiếm 28% tổng số tổ trong toμn Ngμnh. Số lượng tổ đăng kí tăng nhanh ở Công đoμn Bưu điện Nam Hμ, Ninh Bình, Hải Phòng, Vĩnh Linh... Các tổ lao động xã

hội chủ nghĩa giữ vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ bảo đảm chất l−ợng thông tin, trong phong trμo phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vμ có nhiều thμnh tích trong phong trμo chăm lo tổ chức,

đời sống vμ giáo dục con người mới. Điểm nổi bật của phong trμo xây dựng tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa từ năm 1966 lμ

đã xuất hiện những tập thể gồm nhiều tổ tiến hμnh đăng kí, tiêu biểu như: Đμi điện thoại tự động, Đμi điện thoại đường dμi Hμ Nội, phòng Bưu điện vμ Truyền thanh Nam Định, đμi điện báo

điện thoại Hải Phòng. Đến cuối năm 1966, Đμi điện thoại tự

động đ−ợc Chính phủ công nhận lμ đơn vị lao động xã hội chủ nghĩa. Năm 1967, có thêm hai đơn vị đ−ợc công nhận lμ Đμi

điện thoại đường dμi Hμ Nội vμ đội bảo vệ đường dây Quảng Bình.

Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ không chỉ mở rộng về quy mô, khốc liệt về mức độ mμ còn lμ cuộc chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với nhiều loại ph−ơng tiện, khí tμi chiến tranh hiện đại vμo bậc nhất lúc đó. Một trong những mục tiêu quan trọng của không quân Mỹ lμ huỷ diệt mạng l−ới thông tin của miền Bắc. Trong năm 1966, các cơ sở, mạng lưới thông tin Bưu điện Truyền thanh đã bị oanh tạc hμng nghìn lần, có những nơi địch cμy đi xới lại khiến đường thư, đường

điện đều h− hỏng nặng nh− tuyến Hμ Tĩnh - Quảng Bình, tuyến trục chính Hμ Nội - Vĩnh Linh... Những tuyến đ−ờng dây nμy thực sự lμ chiến trường: các đội bảo vệ xung kích hoạt động suốt ngμy đêm, địch đánh đứt dây, đổ cột, ta khôi phục lại; địch đánh các điểm cầu cống, ta tổ chức vòng tránh; địch đánh phía trước ta tiếp cận ngay phía sau để khôi phục kịp thời. Trên tuyến

đường dây nμy đã xuất hiện nhiều Chiến sỹ Thi đua như Anh hùng Nguyễn Toản ở Nghệ an, Nguyễn Văn Số ở Quảng Bình.

Chương 5: Vận động, đoμn kết đoμn viên... 241 Với ý chí sắt đá quyết tâm đảm bảo thông tin phục vụ chiến đấu, cán bộ công nhân viên chức những vùng trọng điểm đánh phá

của địch không quản ngμy đêm trụ vững vị trí, phục vụ thông suốt thông tin bưu chính, điện chính, phát thanh. Tại các Sở, Ty Bưu điện địa phương, Công đoμn vμ chuyên môn chọn những

đoμn viên dũng cảm, sức khỏe tốt để thμnh lập đội dân quân, trang bị súng tr−ờng, súng máy cùng l−ới lửa của hệ thống phòng không nhân dân toμn miền Bắc sẵn sμng nhả đạn vμo máy bay Mỹ. Nh− trung đội dân quân của Đμi C1 vμ Đμi C3 đã lập nhiều thμnh tích trong chiến đấu bảo vệ Đμi. Nhiều cán bộ, chiến sỹ thông tin xung phong vμo công tác tại tuyến lửa Vĩnh Linh hoặc chiến trường miền Nam vμ anh dũng hy sinh như đồng chí Nguyễn Từ - Trưởng ty Bưu điện đặc khu Vĩnh Linh - hy sinh ngay dưới hầm địa đạo trong lúc đang chỉ huy công tác.

Chiến tranh mở rộng, hoạt động bưu chính cμng khó khăn.

Hầu hết các phương tiện vận tải như đường sắt, ô tô đều phải ngừng hoạt động, địa chỉ th− từ vμ công văn liên tục thay đổi do các cơ quan, nhân dân đi sơ tán, địa điểm lμm việc của các bưu cục cũng phải di chuyển tránh bom đạn, có khi chuyển xuống hầm sâu chật hẹp, tối tăm. Trong khi đó, ngoμi l−ợng th− báo, khối l−ợng công văn, chỉ thị mật, hoả tốc của Trung −ơng Đảng chuyển đi các địa phương rất lớn, việc lưu thoát kịp thời có ý nghĩa quan trọng vμ cấp bách. Bên cạnh sự đôn đốc của chuyên môn, các cấp công đoμn kịp thời theo sát động viên, bμn biện pháp khắc phục khó khăn, bảo đảm đường thư nhanh chóng vμ cơ mật. Các tổ công đoμn ở các phòng, trạm chọn những giao thông viên có kinh nghiệm, sức khoẻ vμ gan dạ để tổ chức thêm

đường thư chính vụ dự phòng, thường vận chuyển bằng xe đạp

242 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007)

để tăng tính cơ động, kịp thời. Bên cạnh đó, cán bộ Công đoμn Trung ương tăng cường xuống cơ sở kiểm tra, động viên đôn

đốc, thậm chí cùng tham gia khảo sát các mảng công việc mới như lập đường thư dự phòng, đặt trạm v.v... Nhờ luôn bám sát vμ

đi sâu động viên nên dù chiến tranh ác liệt, phong trμo lao động, sản xuất vμ chiến đấu vẫn lên cao. Trên những tuyến đường thư

ác liệt nh− Hμ Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Việt Trì, Yên Bái, Nam Hμ, Thanh Hoá, đặc biệt lμ Liên khu IV, nhiều cá

nhân, tập thể giao thông viên đã nêu cao tinh thần chiến đấu kiên c−ờng, anh dũng. ở Thanh Hoá, các đoμn viên lái xe, hộ tống viên, giao thông viên thực hiện khẩu hiệu: "Địch bắn ngμy ta đi

đêm, địch bắn cầu ta đi đò", "Đường thẳng bị tắc đi đường vòng"

đảm bảo vận chuyển vμ phân phối công văn, th− tín, báo chí

đ−ợc thông suốt vμ an toμn. Đồng chí Phạm Bá Táo, giao thông viên phòng Quan Hoá (Thanh Hoá) trong khi lμm nhiệm vụ vận chuyển công văn, th− báo bị lũ cuốn đi, phải ngủ giữa rừng sâu, nhịn đói nhiều ngμy vẫn tìm mọi cách bảo đảm an toμn tμi liệu vμ giao nhận kịp thời. Đồng chí Vũ Thị Kim Qua, Tr−ởng trạm

ái Quốc, Phòng Bưu điện Nam Sách (Hải Dương) trong lúc chuyển công văn qua cầu Phú Lương đã bị sức ép bom địch hất văng, lúc tỉnh lại vẫn dũng cảm men theo thanh sắt còn lại của nhịp cầu bị phá để v−ợt sông, phát kịp thời bức công văn hoả tốc cho một đơn vị chiến đấu đóng bên kia cầu...

Trải qua gần 1.000 ngμy thường xuyên phải đối mặt với máy bay địch oanh tạc, sự rình rập nguy hiểm của bom nổ chậm, sự sống vμ cái chết chỉ trong gang tấc, các đoμn viên lμ lái xe th−, giao thông viên, hộ tống viên không quản nguy hiểm, vất vả, giữ vững hμnh trình, chuyển tải hμng ngμn tấn bưu phẩm, báo

chí, th− từ, công văn. Ng−ời đi tr−ớc vừa ngã xuống, lập tức có nhiều ng−ời tình nguyện thay thế. Tiêu biểu lμ Trạm th− chính vụ 410 thuộc Bưu cục Kỳ Anh (Hμ Tĩnh), mỗi ngμy cán bộ của trạm phải v−ợt đèo Ngang 2 lần - nơi địch kiểm soát gắt gao nhất. Nhiều giao thông viên đã hy sinh, nhiều đoμn viên bị bom vùi trong khi lμm nhiệm vụ nh−ng toμn trạm không hoang mang dao động, vẫn lạc quan, hăng say công tác, coi việc hoμn thμnh một chuyến th− lμ một chiến thắng, trong suốt cuộc chiến tranh ch−a hÒ bá mét chuyÕn th− nμo.

Công đoμn các cấp luôn theo sát động viên cán bộ đoμn viên hoạt động trong các đơn vị thông tin điện chính, một mặt phát huy cao độ truyền thống anh hùng của giai cấp công nhân Việt Nam, truyền thống đảm bảo thông tin của Ngμnh, kiên cường bám sát trận địa thông tin, dù phải hy sinh tính mạng cũng phải giữ vững liên lạc thông suốt, mặt khác ra sức cải tạo mạng l−ới phù hợp điều kiện chiến tranh (xây dựng các tuyến

đường vòng, tránh, dự bị). Được sự theo sát động viên của Công

đoμn, lực l−ợng thợ dây bảo vệ, xung kích, lực l−ợng xây dựng

đường dây các công đoμn cơ sở đã phát huy tinh thần chiến đấu anh dũng, “coi dây nh− ruột, coi cột nh− x−ơng”, bám sát trận

địa nối lại đường dây bị bắn đứt nhanh hơn chỉ tiêu quy định.

Công đoμn Bưu điện các tỉnh, thμnh phối hợp cùng chuyên môn thμnh lập các các đội xung kích bảo vệ tuyến đường trục Trung

ương phân cấp cho các Bưu điện địa phương phụ trách. ý thức

đ−ợc sự quan trọng trong việc đảm bảo thông tin trên tuyến

đ−ờng trục, cán bộ công đoμn kiên trì lăn lộn cùng các đoμn viên của đội bảo vệ nơi rừng sâu, đèo cao, đồng lầy để khắc phục sự cố thông tin, đồng thời thiết kế vμ xây dựng thêm các đường vòng, đường tránh đảm bảo không gián đoạn liên lạc khi có sự

cố. Tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu kiên cường đó lμ đội bảo vệ đường trục Quảng Bình - tuyến thông tin trọng điểm đánh phá

của địch. Đội phụ trách 285 km, bình quân một đoμn viên 5 km.

Trong năm 1966, địch thả trên 500 lần bom nổ chậm vμ bom bi ở 200 địa điểm trên toμn tuyến nh−ng đoμn viên toμn đội không dao động, thường xuyên lao vμo mưa bom bão đạn nối đường dây, giữ liên lạc thông suốt với Trung −ơng. Đội đã đ−ợc Bộ T−

lệnh Quân khu IV khen th−ởng; đ−ợc Đại hội thi đua anh hùng chiến sĩ miền Bắc công nhận lμ đơn vị anh hùng, đoμn viên Nguyễn Văn Số - thợ dây xuất sắc của Đội đ−ợc vinh dự tuyên dương anh hùng lao động của Ngμnh. Địch đánh phá cμng nhiều, cμng rộng, tinh thần chiến đấu của cán bộ công nhân điện chính cμng lên cao. Giữa mịt mù bom đạn, nhμ cửa, cây cối đổ nát, công nhân điện chính vẫn không hề nao núng, kiên quyết giữ vững vị trí chiến đấu, bám sát đường dây, trạm máy, tổng

đμi. Nữ điện thoại viên Nguyễn Thị Minh Sính (Vĩnh Linh), Tú Uyển, Thu Lanh (Thanh Hoá), Nông Thị Hanh (Lạng Sơn) luôn bám tổng đμi, tiếp tục giữ đμm thoại trong khi máy bay địch

đang bắn phá dữ dội. Đồng chí Hồ Sanh, cán bộ kỹ thuật Công ty Công trình Bưu điện trên đường công tác gặp máy bay địch ném bom thị xã Đồng Hới, đã lao vμo trận địa phòng không hỗ trợ bộ đội, lấy thân mình lμm giá súng để đồng đội bắn trả máy bay địch(1). Tập thể công nhân viên chức Ty Bưu điện - Truyền thanh Vĩnh Linh, ở vị trí tiền tuyến của miền Bắc, một trong những công đoμn đầu tiên xây dựng thμnh công “Công đoμn

(1) Đồng chí Hồ Sanh lμ người đầu tiên của ngμnh Bưu điện được thưởng Huân ch−ơng Chiến công hạng Ba trong những năm chống Mỹ, cứu n−ớc ở miền Bắc.

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(329 trang)