Đẩy mạnh hoạt động vμ các phong trμo thi đua trong giai

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 34 - 47)

đoạn đầu của cuộc kháng chiến (1947 - 1949)

Bước vμo cuộc kháng chiến trường kỳ, ngμnh Bưu điện đã

có những b−ớc tiến quan trọng: mạng l−ới dần đ−ợc thiết lập với các phương thức phù hợp với từng địa bμn, từng hoμn cảnh, theo yêu cầu chỉ đạo kháng chiến; đội ngũ tăng nhanh về số l−ợng;

trình độ, năng lực tổ chức mạng lưới vμ các phương thức thông tin trong chiến tranh b−ớc đầu đ−ợc nâng lên. Tuy nhiên, mạng thông tin bị xáo trộn nhiều so với tr−ớc, cơ sở vật chất thiếu thốn mọi bề. Vấn đề đặt ra đối với Ngμnh lúc nμy lμ phải nhanh chóng củng cố tổ chức, thiết lập mạng lưới phù hợp, đảm bảo thông tin phục vụ kháng chiến.

Tr−ớc yêu cầu kháng chiến vμ yêu cầu phát triển Ngμnh, Công đoμn Bưu điện Việt Nam xác định rõ nhiệm vụ phải: tăng c−ờng tập hợp, tổ chức công nhân viên chức trong Ngμnh; xây dựng mô hình tổ chức vμ các phương thức hoạt động phù hợp với

điều kiện kháng chiến; tăng cường sự lãnh đạo Đảng đối với tổ chức công đoμn; củng cố khối đoμn kết trong công nhân viên chức vμ lao động Bưu điện, với công nhân viên chức vμ các tổ chức đoμn thể khác, gắn hoạt động với chính quyền vμ lãnh đạo chuyên môn các cấp; tăng cường vận động công nhân viên chức thực hiện thμnh công các nhiệm vụ của Ngμnh, góp phần đ−a cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Chương 2: Tập hợp, vận động công nhân viên chức... 69

Mới ra đời với bộn bề công việc ổn định vμ mở rộng tổ chức, phát triển đoμn viên, định hình các hoạt động theo chức năng Công đoμn trong hoμn cảnh khó khăn trong những năm đầu kháng chiến, Công đoμn Bưu điện đã nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình không chỉ tham gia vμo phong trμo chung của giai cấp công nhân vμ tổ chức Công đoμn Việt Nam mμ quan trọng hơn lμ chia sẻ, đồng hμnh cùng Ngμnh hoμn thμnh tốt sứ mệnh thông tin phục vụ kháng chiến vμ kiến quốc. Đây chính lμ chức năng, nhiệm vụ chính trị trung tâm của Công đoμn Bưu

điện Việt Nam lúc nμy, thể hiện trên hai ph−ơng diện chính:

tham gia kháng chiến vμ tham gia kiến quốc.

Để thiết thực tham gia kháng chiến, Công đoμn có trách nhiệm cùng chuyên môn ổn định mô hình tổ chức của Ngμnh, phát triển phù hợp mạng lưới Bưu điện. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung −ơng lần thứ hai về “Thống nhất vμ chấn chỉnh hệ thống giao thông liên lạc toμn quốc”(1), tháng 4/1947, Ban Giao thông Kháng chiến đ−ợc thμnh lập, có nhiệm vụ khẩn trương nối thông tuyến liên lạc Bắc - Nam. Tiếp đó, theo Nghị

định số 335/NĐ ngμy 28/6/1947 của Bộ Giao thông công chính, ngμnh Bưu điện được tổ chức lại: ở Trung ương có Nha Tổng Giám đốc, dưới Nha Tổng Giám đốc có ba Nha Giám đốc ở ba miền. Đầu năm 1948, ngμnh Bưu điện tổ chức hệ dọc phân chia theo khu kháng chiến của Chính phủ; các Nha Bưu điện Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, miền Nam được bãi bỏ để thμnh lập các Bưu điện Liên khu I, III, IV, X. Sau đó lại đổi các Liên khu trên thμnh các

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toμn tập, tập 8, 1945 - 1947, Nxb. Chính trị quốc gia, Hμ Nội, 2000, tr.205 - 206.

70 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) Liên khu Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV. Ban Giao thông Kháng chiến Trung −ơng cũng đ−ợc kiện toμn thμnh ba bộ phận:

Ban Giao thông Trung −ơng, Phòng Liên lạc miền Nam vμ Ban Vô tuyến điện của Trung −ơng (th−ờng gọi Ban liên lạc T4).

Tháng 5/1948, Ban Giao thông kháng chiến Trung −ơng đ−ợc hợp nhất với Bưu điện thμnh Nha Bưu điện Việt Nam(1). Trực thuộc Bưu điện Liên Khu lμ Ty Bưu điện phụ trách các phòng trạm. Tất cả các phòng Bưu điện hạng nhất, nhì, trạm bưu điện trong tỉnh đều trực thuộc Ty Bưu điện do Trưởng ty điều hμnh công việc. Một số Ty Bưu điện được thay đổi tên gọi(2). Công

đoμn Bưu điện các cấp đóng vai trò tham mưu tích cực cho Ngμnh trong quá trình kiện toμn tổ chức, đồng thời thay đổi bản thân mô hình tổ chức Công đoμn cho phù hợp, nhanh chóng đ−a các bộ phận, tổ chức ổn định, đi vμo hoạt động hiệu quả.

Thực hiện kế hoạch của Ngμnh về kiện toμn lại toμn bộ hệ thống đường điện từ Việt Bắc đến các khu, củng cố các trạm dọc

đường trục, trang bị thêm phương tiện vμ điện tuyến viên để đảm bảo liên lạc điện thoại từ Trung −ơng đến các khu, tỉnh trong vùng kháng chiến, Công đoμn nỗ lực động viên, vận động cán bộ công nhân viên thiết lập lại mạng l−ới đ−ờng điện thoại từ vị trí của Nha Bưu điện Trung ương đóng ở Bắc Kạn đến những nơi

(1) Tuy vậy, trong năm 1948 mới chỉ hợp nhất đ−ợc ở Trung −ơng vμ các Khu III, IV, V, một số tỉnh vùng tự do. Số còn lại đến năm 1950 mới hợp nhất. Tại Nam Bộ, do Bưu điện không còn tồn tại từ 23/9/1945, Ban Bưu vận được thμnh lập thay thế; vô tuyến điện chủ yếu thuộc sự quản lý của Xứ ủy, Tỉnh ủy vμ của Quân đội.

(2) Ty Bưu điện Hμ Nội thμnh Ty Bưu điện đặc biệt Hμ Nội, Ty Bưu điện Huế thμnh Ty Bưu điện Thừa Thiên - Huế

ch−a có chiến sự hoặc địch mới chiếm đ−ợc một số vùng nhỏ nh− Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hμ Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Phúc Yên, Sơn Tây, Hoμ Bình, Nam Định, Hμ Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hμ Tĩnh.... Năm 1949, hai mạng l−ới hữu tuyến nội bộ đ−ợc thiết lập ở 2 khu vực Đại Từ - Định Hoá (Thái Nguyên) vμ Chiêm Hoá - Sơn D−ơng (Tuyên Quang); củng cố vμ từng b−ớc mở rộng các tuyến đ−ờng dây trục giữa các khu thông với các tỉnh, vùng giải phóng(1).

Kết quả đó lμ những cố gắng bền bỉ của các đoμn viên Công đoμn, v−ợt lên khó khăn của địa hình, thiên nhiên khắc nghiệt, trang thiết bị, phương tiện lμm việc thiếu thốn, phải đối mặt với bom đạn vμ sự truy cản quyết liệt của kẻ thù để hoμn thμnh nhiệm vụ. Từ ngμy thμnh lập, Công đoμn th−ờng xuyên phát động các cuộc vận động để cán bộ công nhân viên tích cực phục vụ kháng chiến. Mỗi thμnh quả đạt đ−ợc, mỗi tuyến thông tin, mỗi cuộc điện thoại, mỗi công văn, lá th− đ−ợc thực hiện thμnh công đều thấm đ−ợm tinh thần dũng cảm, sáng tạo, mồ hôi vμ cả máu của những cán bộ, công nhân viên ngμnh Bưu điện.

Trong hoμn cảnh khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, có lúc tưởng chừng như bế tắc, nhưng Công đoμn Bưu điện đã biết dựa vμo các cấp ủy Đảng, chính quyền vμ nhân dân địa phương, kết hợp với vận động thi đua, động viên khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của anh em cán bộ điện tuyến viên, tạo nên khí thế lao

(1) Cán bộ công nhân viên đã chuyển đ−ợc 88.239.612 trụ, dỡ hoặc phá bỏ 4.087 km đ−ờng dây, thu thập đ−ợc thêm 1.807 km dây, kéo mới 550 km đ−ờng dây, nâng tổng chiều dμi các đ−ờng dây lên 6.965 km, phục vụ 861.97 cuộc đμm thoại ngoại tỉnh.

động của người chiến sĩ trên mặt trận thông tin liên lạc. Đặc biệt, phong trμo phát huy sáng kiến tận dụng nguyên liệu có tác dụng tích cực. Đường dây lúc đó phần nhiều lμ đơn tuyến, dây trần không cùng cỡ vμ đủ các loại: đồng, sắt, nhôm. Do không có vật liệu thông tin dự trữ, trong khi yêu cầu đòi hỏi rất lớn, các đoμn viên điện chính phải đi thu nhặt những vật liệu cũ còn sử dụng

được để xây dựng đường dây. Cột, xμ phần lớn bằng tre, gỗ, chỉ có một số ít bằng cột sắt, cột xi măng. Nhiều sáng kiến tận dụng cây rừng để mắc dây, dùng cổ chai, sừng trâu thay thế sứ đã phát huy tác dụng. Cán bộ, đoμn viên Công đoμn Bưu điện Quảng Nam có sáng kiến dùng tre có rễ còn sống để lμm cột điện thoại,

đảm bảo độ bền vμ chắc. Bên cạnh mỗi cột tre lại trồng thêm một cây sống (nh− sầu đông) để vừa nguỵ trang, vừa thay thế khi cột tre bị hỏng. Thợ dây, thợ máy khéo léo ngụy trang đ−ờng dây, cải tiến các tổng đμi nhỏ, gọn nhẹ, tự chế tạo pin khô dùng cho các máy điện thoại. Bưu điện Liên khu V tháo gỡ một số dây

đồng dùng cho máy Hughes, Baudot kéo ra thμnh dây đồng cỡ nhỏ dùng cho điện thoại. Cán bộ công nhân viên ở các cơ x−ởng Việt Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, Liên khu V đã thu nhặt các loại máy cũ, tháo gỡ phụ tùng, linh kiện còn sử dụng đ−ợc để tự chế một số linh kiện để lắp thμnh tổng đμi, máy điện thoại cung cấp cho toμn mạng l−ới. Đồng chí Châu Văn Huy (ở cơ x−ởng Bưu điện Liên khu IV) đã tận dụng những linh kiện từ các máy

điện thoại hỏng, sử dụng gỗ mít lμm vỏ máy, lắp đ−ợc chiếc máy

điện thoại đầu tiên kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đ−ợc Hồ Chủ tịch vμ Chính phủ khen ngợi.

Việc khôi phục, tổ chức lại các tuyến liên lạc điện thoại diễn ra hết sức gian khổ, khó khăn, nhất lμ trong điều kiện phải

Chương 2: Tập hợp, vận động công nhân viên chức... 73

thường xuyên dịch chuyển tránh các đợt cμn quét của giặc vμ liên tục sửa chữa do máy bay địch đánh phá, m−a lũ lμm h− hại.

Nh−ng với quyết tâm cao của cán bộ, công nhân viên, thông tin

điện thoại được mở rộng từng bước, đảm bảo liên lạc thông suốt từ Trung −ơng tới tận các tỉnh Khu II, Khu IV.

Thμnh tích xuất sắc, đ−ợc đánh giá cao của cán bộ công nhân viên bộ phận điện chính trong thời kỳ nμy lμ đã khắc phục khó khăn, thiếu thốn xây dựng đ−ợc nhiều cột cao v−ợt sông nh−: Bình Ca qua Sông Lô, Âu Lâu (Yên Bái) qua Sông Hồng, Sa Cao từ Nam Định qua Thái Bình. Khắc phục tình trạng thiếu dây thép, công nhân Bưu điện đã tìm tòi bằng nhiều cách, thậm chí tháo dây thép trong lốp xe ô tô để dùng. Để “dựng cột” trong

điều kiện những cột sắt cũ không còn, công nhân Bưu điện Liên khu X “tìm” ra cột lμ những cây gạo to vμ cao; công nhân Bưu

điện Liên khu IV, Liên khu V ghép những đoạn đ−ờng ray xe lửa để lμm cột. Những cột cao qua sông sừng sững nh− biểu t−ợng của trí thông minh, sáng tạo vμ lòng quả cảm của cán bộ, công nhân viên Bưu điện, đồng thời cũng thách thức quân Pháp vốn luôn tự hμo về trình độ văn minh, kỹ thuật hiện đại vμ sức mạnh của bom đạn. Chúng tổ chức đánh phá quyết liệt, có những vị trí bị địch phá đi phá lại nhiều lần, nh−ng chỉ thời gian ngắn ta

đã khôi phục lại, tiếp tục đảm bảo thông tin.

Thiết lập đ−ợc các tuyến đ−ờng dây lμ công việc vô cùng khó khăn, vất vả, nh−ng việc bảo vệ, sửa chữa đảm bảo thông tin thông suốt còn gian khổ gấp nhiều lần. Các tuyến đ−ờng dây luôn lμ mục tiêu máy bay địch đánh phá ác liệt. Mùa m−a bão, sau mỗi trận mưa, cột đổ, dây đứt hμng loạt, trong khi phương tiện đo thử phát hiện ch−ớng ngại thiếu thốn. Mỗi lần mất liên

74 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) lạc thì dù m−a bão, núi cao, rừng rậm, suối sâu, anh em điện tuyến ở hai đầu dây với xμ cột đựng kìm, cờ lê, mỏ lết, dao phát cây, thang, máy điện thoại đeo trên vai cùng lên đ−ờng dò dẫm thử từng đoạn, đến khi cùng nhau tìm ra chỗ cột đổ, dây đứt nối lại, thực hiện đμm thoại thông suốt thì mới trở về. Để đảm bảo an toμn, bí mật, các tổng đμi điện thoại thường phải đặt trong hang đá, hầm sâu, điện thoại viên phải lμm việc thường trực trong điều kiện thiếu ánh sáng, ẩm −ớt. ở những tổng đμi gần tiền tuyến, khi máy bay địch oanh tạc, bộ binh tiến công đến gần, bom đạn gầm rú trên đầu, nh−ng anh chị em vẫn bình tĩnh giữ vững thông tin liên lạc cho bộ đội đến hết trận đánh, khi nhận đ−ợc mệnh lệnh mới chịu rút lui. Khi rút luôn đem theo hoặc phá huỷ máy móc, không để lọt vμo tay giặc. Tại văn phòng, anh chị em điện thoại viên th−ờng xuyên phải thức trực thâu đêm để chuyển công điện khẩn...

Trong điều kiện chiến tranh, chiến tr−ờng bị chia cắt, thông tin vô tuyến điện đ−ợc coi trọng bởi −u thế nhanh chóng, chính xác vμ lμ ph−ơng tiện thông tin có nhiều điều kiện khôi phục nhất. Lúc nμy, ngoμi hệ thống vô tuyến điện của Quân đội lμ chủ yếu, còn có các đμi vô tuyến điện của Ban Giao thông Kháng chiến vμ của Bưu điện. Mạng lưới vô tuyến điện được thiết lập ở hầu hết các liên khu, một số tỉnh ở Bắc Bộ vμ Liên khu V(1).

(1) Tại Xứ ủy vμ các Tỉnh ủy thuộc Trung Bộ, lúc đầu chỉ có một đμi vô

tuyến điện phục vụ đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Đμi mang mật danh CK10, dùng máy thu phát MKII 15W do Anh chế tạo, có nhiệm vụ giữ

liên lạc với Trung −ơng, Khu ủy Khu V. Đến năm 1948, Đμi nhận thêm nhiệm vụ liên lạc với Tỉnh ủy Quảng Trị, khi Đμi vô tuyến điện

Ngoμi khó khăn chung của toμn Ngμnh, công nhân viên chức vô tuyến điện còn có những khó khăn, vất vả riêng trong

đảm bảo bí mật, an toμn thông tin. Đội ngũ điện báo viên, công nhân vμ cán bộ kỹ thuật vô tuyến điện hầu hết phải lμ đảng viên cộng sản, quần chúng −u tú đ−ợc rèn luyện qua thử thách, trung thμnh với cách mạng, với lý t−ởng cộng sản, đ−ợc bố trí trên tất cả các khâu: khai thác, mật mã, sửa chữa. Để tránh việc địch thu

đ−ợc tín hiệu điện đμi vμ giải mã thông tin, Vô tuyến điện các cấp được tổ chức gọn nhẹ, cơ động vμ thường xuyên thay đổi mật mã. Các đμi vô tuyến điện đặt dưới hầm trong vùng địch còn phải chống địch cμn quét, đánh phá. Khi phục vụ chiến dịch, hoặc khi di chuyển chống cμn, đμi vừa phải tránh địch oanh tạc vừa bảo đảm liên lạc thông suốt. Bởi vậy, điều kiện lμm việc vμ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên chức Vô tuyến điện luôn khó khăn, gian khổ vμ thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm. Phong trμo tự tìm kiếm, cải tạo, sáng chế máy thu phát mang lại kết quả thiết thực với nhiều bộ máy tự chế nổi tiếng(1). Cán bộ vô tuyến điện các cơ x−ởng cũng nỗ lực thi đua chế tạo thμnh công máy thu phát từ năm 1947 (máy phát kiểu Mesny với 2 đèn 6L6 mắc song song, lμ sản phẩm đầu tay của xưởng Vô

tuyến điện Hμnh chính Nam Bộ).

Tỉnh ủy Quảng Trị đ−ợc thμnh lập. ở Nam Bộ, các đμi vô tuyến điện phục vụ Xứ uỷ, Thμnh ủy vμ ủy ban Kháng chiến Hμnh chính Sμi Gòn - Chợ Lớn duy trì th−ờng xuyên mối liên hệ với Trung −ơng vμ thông tin chỉ đạo tới các tỉnh, thậm chí tới Trung Quốc, Thái Lan.

(1) Nh− đμi thu tin tự lắp ráp của đồng chí Mai Quốc Nhơn năm 1947, 03 đμi tự lắp của Vô tuyến điện Chợ Lớn năm 1950.

Đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc phục vụ lãnh đạo kháng chiến vμ phục vụ nhân dân, mạng l−ới đ−ờng th− từng bước được thiết lập từ Bắc vμo Nam, từ Trung ương đến các liên khu, các tỉnh, huyện, xã, ở vùng rừng núi đến vùng trung du vμ

đồng bằng, cả ở vùng tự do đến vùng địch kiểm soát, tạo thμnh một hệ thống nhất, đ−ợc tổ chức vμ chỉ đạo chặt chẽ. Việc vận chuyển công văn tμi liệu, đ−a đón cán bộ, bộ đội, phục vụ sự lãnh đạo kháng chiến của Đảng, Chính phủ vμ chính quyền các cấp luôn đ−ợc thông suốt(1).

Trong hoμn cảnh khó khăn của kháng chiến, đội ngũ giao thông viên vμ cán bộ công nhân viên bộ phận Bưu chính chịu nhiều gian khổ, thiếu thốn vμ hy sinh. Trong điều kiện ăn không

đủ no, mặc không đủ ấm, nh−ng khi một mệnh lệnh đ−ợc phát ra, dù m−a dầm gió bấc hay nắng đốt cháy da, bất kể đêm ngμy, trong vùng tự do hay vùng địch tạm chiếm, lúc bình hay biến, ng−ời chiến sĩ giao thông vẫn sẵn sμng lên đ−ờng, dù cái chết luôn luôn đe dọa cận kề. Một đường dây vừa đứt, liên lạc đình

(1) Đến giữa năm 1949, cán bộ công nhân viên Bưu chính đã mở 30 ty, 59 phòng (nâng tổng số lên 124 phòng), 152 trạm (nâng tổng số lên 265 trạm), đặt thêm 194 thùng th− (nâng tổng số lên 498 thùng th−); tổng chiều dμi các đ−ờng th− của 4 Liên khu (I, III, IV vμ X) lμ 33.102 km;

đã chuyển 16.307.661 công văn (trong đó có 123.894 công văn hoả

tốc); 10.712.232 th− vμ báo chí của t− nhân; chuyển đ−ợc 37.994.384 th− tín các loại (trong đó 650.597 th− tín đã chuyển trong vùng địch chiếm đóng); bán đ−ợc 372.194 đồng tiền tem. Các hình thức đặt hộp thư bí mật, hòm thư lưu, quy định ám hiệu, hình thμnh các điểm vμ tuyến dự phòng, nắn tuyến, rút ngắn đ−ờng th−,... hình thμnh từ thực tiễn đã đ−ợc Công đoμn đúc kết kinh nghiệm để cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(329 trang)