Sau khi chiến tranh lan rộng ra cả n−ớc, tổ chức vμ hoạt
động của Công đoμn vừa mới thiết lập tại một số đơn vị Bưu điện cũng nh− các hoạt động của ủy ban vận động, ủy ban Kiến thiết hướng tới sự ra đời Công đoμn Bưu điện toμn quốc bị gián đoạn.
Chịu tác động chung bởi chiến tranh, cán bộ Công đoμn, chuyên môn vμ anh chị em lao động ngμnh Bưu điện bị phân tán. Hầu hết cán bộ Công đoμn tập trung vμo các công việc cấp bách của kháng chiến, tham gia công tác quân sự; một số đoμn viên, lao
động tiếp tục công việc tại vùng tự do; một số l−ợng lớn vμo bộ
Ch−ơng 1: Phong trμo công nhân viên chức... 55
đội, các cơ quan chính quyền vμ đoμn thể khác; một số ít bị hãm trong vùng tạm chiếm; một số khác bỏ công tác;... Vì vậy, trên thực tế số lượng nhân viên Bưu điện giảm, nhiệm vụ bị thu hẹp;
Công đoμn Điện tín vμ ủy ban Vận động Công đoμn Bưu điện hầu nh− không còn duy trì về tổ chức vμ hoạt động, mối liên hệ với đoμn viên vμ lao động bị gián đoạn, ở vùng tạm chiếm hầu hết bị tan rã. Tuy vậy, ở một chiều hướng khác, để đảm nhiệm công việc vận chuyển công văn tμi liệu của chính quyền, đoμn thể vμ phục vụ lãnh đạo kháng chiến, bộ máy giao thông kháng chiến đ−ợc tổ chức vμ phát triển mạnh ở nhiều nơi; từ đó, tổ chức của Công đoμn Bưu điện vμ của Ban Giao thông Kháng chiến
đ−ợc thμnh lập ở một số nơi nh− Nghệ An, Phú Yên...
Đầu năm 1947, hoạt động quân sự dần ổn định, đời sống nhân dân cũng từng b−ớc kháng chiến hoá. Tr−ớc yêu cầu phục vụ kháng chiến vμ phục vụ nhân dân, bộ máy Bưu điện sau một thời gian xộc xệch đã từng bước được chấn chỉnh vμ được phân cấp theo khu kháng chiến. Số nhân viên Bưu điện cũ phân tán dần đ−ợc tập trung lại, số nhân viên mới đ−ợc tuyển dụng thêm ở các tỉnh, nhất lμ ở Bắc Bộ ngμy cμng nhiều. Tổ chức bộ máy vμ hoạt động của Bưu điện dần trở lại ổn định.
Quán triệt đ−ờng lối kháng chiến toμn dân, toμn diện của
Đảng, các đoμn thể vμ tổ chức quần chúng dần nhận thức đ−ợc trong chiến tranh ngoμi chú trọng về quân sự, phải xây dựng cơ
sở quần chúng vững mạnh đáp ứng yêu cầu kháng chiến toμn diện. Từ đó tăng cường tập hợp cán bộ, kêu gọi những người ở tiền tuyến về hậu phương để gây lại cơ sở, tổ chức của mình.
56 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) Ngμy 19/02/1947, tại Hội nghị Cán bộ Công đoμn miền Bắc lần thứ nhất, Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam quyết
định chuyển hướng công tác tổ chức vμ hoạt động Công đoμn cho phù hợp với hoμn cảnh kháng chiến. Sau Hội nghị, cán bộ của Tổng Liên đoμn tăng c−ờng liên lạc, chắp nối vμ tổ chức lại các cơ sở, hình thμnh tổ chức Công đoμn theo hệ thống hμnh chính các liên khu kháng chiến. ý thức đ−ợc lực l−ợng quan trọng của đội ngũ công nhân viên chức vμ lao động ngμnh Bưu
điện, nên Tổng Liên đoμn rất quan tâm phục hồi tổ chức vμ hoạt
động của Công đoμn trong ngμnh Bưu điện. Đồng chí Vũ Anh (Tổng Th− ký Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam) vμ đồng chí Bùi Thái Dương đã trực tiếp liên lạc với các đồng chí trong Ban Chấp hμnh cũ của Công đoμn Điện tín tại Việt Bắc nhằm thảo luận vμ xây dựng kế hoạch chấn chỉnh lại tổ chức vμ hoạt động của Công đoμn Điện tín.
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Liên đoμn, Công đoμn Điện tín dần đ−ợc phục hồi. Tháng 7/1947, đ−ợc sự đồng ý của Tổng Liên đoμn, Công đoμn Điện tín tách ra thμnh 02 Công đoμn riêng biệt lμ Công đoμn Bưu điện Việt Nam vμ Công đoμn Vô tuyến
điện Việt Nam(1). Hai tổ chức Công đoμn đều có hệ thống dọc thống nhất từ Trung −ơng xuống các đơn vị tỉnh.
Cùng thời gian nμy, ủy ban Vận động Công đoμn Bưu điện
đã gửi lời hiệu triệu công nhân viên chức vμ lao động Bưu điện toμn quốc gia nhập Công đoμn, tổ chức từ tỉnh trở lên, để thống nhất lực lượng của giai cấp cần lao Bưu điện cùng lao động Việt
(1) Lúc nμy, Bưu điện thuộc Bộ Giao thông công chính, Vô tuyến điện thuộc Bộ Quốc phòng.
Nam đấu tranh chống thực dân Pháp dưới sự chỉ đạo của Tổng Liên đoμn. Mặc dù ch−a có sự h−ớng dẫn cụ thể, nh−ng nhiều
địa phương, đơn vị đã tích cực hưởng ứng phong trμo, chủ động trong công tác để gây dựng cơ sở. Chỉ trong vμi tháng, Công
đoμn Bưu điện các tỉnh được thμnh lập ở Liên khu I, III, IV vμ X, với tổng số 1.086 đoμn viên, đa số lμ viên chức(1).
Sau khi được thμnh lập vμ củng cố, Công đoμn Bưu điện một số nơi nh− Bắc Giang, Thái Bình, Hạ Long, Hμ Nam,... hoạt
động khá đều, tổ chức ổn định, chủ động công tác vμ liên lạc chặt chẽ với Liên hiệp Công đoμn địa phương nên đã thu được nhiều kết quả về hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị. Nh−ng nhìn chung, do điều kiện chiến tranh, thiếu cán bộ, tμi chính eo hẹp, đoμn viên ít tập trung, hoạt động của các tổ chức Công đoμn có phần hạn chế.
Ngμy 30/8/1947, tại thôn Thản Sơn - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam phê duyệt bản Điều lệ, tuyên bố thμnh lập Công đoμn Bưu điện Việt Nam,
đồng thời chính thức công nhận Công đoμn Bưu điện Việt Nam lμ một bộ phận của Tổng Liên đoμn. Sự kiện lịch sử nμy đ−ợc
(1)Liên khu I: Bắc Ninh có 44 đoμn viên, Bắc Giang: 54, Lạng Sơn: 55, Thái Nguyên: 87.
- Liên khu III: Hμ Nam với tổng số đoμn viên lμ 89, Nam Định: 25, Ninh Bình 70, H−ng Yên: 88, Hải D−ơng: 20, Thái Bình: 56, Hμ Đông: 95, Sơn Tây: 39.
- Liên khu IV: Thanh Hoá với tổng số đoμn viên lμ: 34, Nghệ An: 60, Hμ Tĩnh: 32, Bình Định: 50, Phú Yên: 30.
- Liên khu X: Phú Thọ với tổng số đoμn viên lμ: 56, Tuyên Quang: 32, Vĩnh Yên: 55, Yên Bái: 15.
chọn lμ sự kiện thμnh lập Công đoμn Bưu điện Việt Nam(1). Hội nghị thμnh lập Công đoμn Bưu điện Việt Nam được tổ chức vμ cử ra Ban Chấp hμnh lâm thời gồm các đồng chí: Hoμng Bắc lμm Chánh Th− ký, các đồng chí Hμn Văn Định, Vũ Huy Hoan, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Kinh lμm ủy viên. Công đoμn Bưu điện Việt Nam tập hợp được 1.460 đoμn viên ở 17 cơ sở Bưu
điện, sau đó dần phát triển ra các cơ sở trong cả nước. Vμo thời
điểm nμy, Công đoμn Bưu điện cùng vμ Công đoμn Vũ khí lμ hai Công đoμn ngμnh dọc đầu tiên của Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam(2).
Công đoμn Bưu điện Việt Nam ra đời đánh dấu sự trưởng thμnh quan trọng có tính b−ớc ngoặt của phong trμo viên chức, công nhân vμ lao động ngμnh Bưu điện. Từ đây, công nhân viên chức vμ lao động ngμnh Bưu điện toμn quốc đã có một tổ chức chung để cùng nhau liên lạc, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn vμ đoμn thể, hướng tới mục đích cao nhất lμ: Vận động giáo dục công nhân viên chức vμ lao động tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc, động viên mọi người hăng hái thi đua khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, tự lực cánh sinh bảo đảm thông
(1) Công đoμn Bưu điện Việt Nam: Báo cáo trước Đại hội Công đoμn toμn quốc (12/1949), Lưu trữ Tổng Liên đoμn lao động Việt Nam, tr.7.
(2) Khi toμn quốc kháng chiến bùng nổ, Công đoμn Hoả xa về cơ bản ngừng hoạt động. Các cơ sở của Công đoμn Hoả xa tham gia sinh hoạt với Liên hiệp Công đoμn các địa phương. Mặt khác, nếu lấy mốc công
đoμn dọc toμn quốc thì Công đoμn Bưu điện lμ đầu tiên, bởi thời điểm ấy, Công đoμn Vũ khí mới chỉ thống nhất đến cấp khu; đến năm 1949 míi thèng nhÊt toμn quèc.
Ch−ơng 1: Phong trμo công nhân viên chức... 59
tin liên lạc thông suốt phục vụ cuộc tr−ờng kỳ kháng chiến của d©n téc.
Thμnh lập trong hoμn cảnh khã khăn khi cả nước bước vμo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoμn Bưu điện Việt Nam đã từng bước vượt qua trở ngại, tập hợp, vận động công nhân viên chức vμ lao động tích cực tham gia xây dựng Ngμnh, phục vụ yêu cầu lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng vμ Chính phủ.
Ch−ơng 2
Tập hợp, vận động công nhân viên chức tích cực tham gia các phong trμo thi
đua phục vụ kháng chiến chống Pháp