Đại hội lần thứ IX Công đoμn Bưu điện Việt Nam với quá trình đổi mới tổ chức vμ phương thức hoạt động Công đoμn,

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 222 - 230)

I. Bước đầu đổi mới mô hình tổ chức vμ phương

2. Đại hội lần thứ IX Công đoμn Bưu điện Việt Nam với quá trình đổi mới tổ chức vμ phương thức hoạt động Công đoμn,

đẩy mạnh phong trμo thi đua của công nhân viên chức trong những năm bản lề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế lĩnh vực thông tin Bưu điện (1988 - 1990)

Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ vμ tìm biện pháp đổi mới tổ chức vμ hoạt động của Công đoμn Bưu điện trước sức ép của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vμ chuẩn bị tiến tới Đại hội Tổng Công đoμn Việt Nam lần thứ VI, từ ngμy 20 đến ngμy 22/8/1988, Đại hội Công đoμn Bưu điện lần thứ IX được tổ chức tại Thủ đô Hμ Nội, với sự tham dự của 218 đại biểu. Đại hội đã

thảo luận dân chủ những vấn đề bức xúc đặt ra về việc lμm, đời sống, chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý của Ngμnh. Trên cơ sở thống nhất cao về quyết tâm đổi mới, Đại hội đã nêu nhiều vấn đề về cách thức vμ biện pháp đảm bảo đời sống người lao động trước quá trình chuyển

đổi cơ chế, trong đó có nhiều khuyến nghị chuyển tới diễn đμn

Đại hội Tổng Công đoμn, hoặc đề xuất với Tổng Cục Bưu điện gấp rút giải quyết. Trên tinh thần đổi mới, Đại hội đã phát động

Chương 8: Tích cực vận động đoμn viên... 453

mạnh mẽ phong trμo “Phấn đấu trở thμnh người Bưu điện giỏi vμ tập thể Bưu điện giỏi”, “Học tập vμ lμm đúng quy chế, thể lệ thủ tục nghiệp vụ, quy trình quy phạm kỹ thuật”, “Học tập điển hình tiên tiến”.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện khoá IX gồm 33 đồng chí. Ban Thường vụ gồm 11 uỷ viên, đồng chí Nguyễn Tăng Liêm đ−ợc bầu lμm Th− ký, các đồng chí Hoμng Duy Cần vμ Nguyễn Thanh Nhã lμm Phó Th− ký(1).

Tháng 10/1988, Đại hội lần thứ VI Tổng Công đoμn Việt Nam được tổ chức tại Hμ Nội. Đoμn đại biểu Công đoμn Bưu

điện tham gia Đại hội với tinh thần “Nhìn thẳng vμo sự thật,

đánh giá đúng sự thật” đã thẳng thắn nêu nhiều mối quan tâm, trăn trở của công nhân viên chức Bưu điện về chính sách bảo

đảm quyền vμ lợi ích chính đáng của người lao động trước cơ

chế mới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đại hội VI Tổng Công

đoμn Việt Nam đã đề ra khẩu hiệu có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với công nhân, viên chức, lao động, đó lμ “việc lμm vμ đời sống, dân chủ vμ công bằng xã hội”. Mục tiêu cơ bản của phong trμo công

đoμn đ−ợc Đại hội xác định lμ: “Tập hợp, giáo dục, lμm cho công nhân, người lao động hiểu rõ tình hình của đất nước, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, góp phần lμm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền dân

(1) Ngoμi đồng chí Thư ký vμ các Phó Thư ký, Ban Thường vụ còn có các ủy viên: Võ Bá Cầm, Lê Đức Niệm, Phạm Hoμng Sửu, Phạm Thị Minh Thông, Vũ Văn Luân, Đoμn Quang Vinh, Trịnh Văn Huân, Lã Thị Thanh Nhμn. Ngμy 26/7/1990, Hội nghị Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện Việt Nam bầu bổ sung đồng chí Mai Liêm Trực vμo Ban Thường vụ (thay đồng chí Lê Đức Niệm chuyển công tác).

454 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) chủ vμ lợi ích chính đáng của công nhân, lao động; xây dựng giai cấp công nhân vμ Công đoμn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhμ n−ớc”(1). Để phù hợp với yêu cầu tập hợp người lao động thuộc các thμnh phần kinh tế, phù hợp với yêu cầu mở rộng đối t−ợng vμ phạm vi hoạt động của Công

đoμn trong tình hình mới, Đại hội VI Tổng Công đoμn Việt Nam

đã quyết định đổi tên Tổng Công đoμn Việt Nam thμnh Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam(2). Thắng lợi của Đại hội lần thứ IX Công đoμn Bưu điện vμ những chủ trương mới của Đại hội lần thứ VI Tổng Công đoμn Việt Nam đã mở ra bước ngoặt mới cho phong trμo Công đoμn Bưu điện.

Sau Đại hội lần thứ IX Công đoμn Bưu điện Việt Nam, vấn

đề củng cố tổ chứcđổi mới phương thức hoạt động của Công

đoμn đ−ợc đặt ra với những bức xúc. Chức danh Th− ký Công

đoμn Bưu điện được thay bằng Chủ tịch Công đoμn Bưu điện;

các chức danh Công đoμn Bưu điện được chuyển sang chế độ bổ nhiệm; cán bộ công đoμn các cấp trên cơ sở chuyển sang hoạt

động theo chế độ chuyên viên, tăng cường thêm cán bộ cho những bộ phận thiếu nhân lực; Uỷ ban Kiểm tra, Ban Nữ công

đ−ợc kiện toμn, thμnh lập Ban Tμi chính - Bảo hiểm xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hμnh Công đoμn Bưu điện Việt Nam khoá IX (tháng 10/1989) đã quyết định phân công lại

(1) Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam: Những chặng đường lịch sử (1929 - 2003), NXB. Lao động, Hμ Nội, 2003, tr.260.

(2) Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Tăng Liêm - Thư ký Công đoμn Bưu

điện đ−ợc bầu vμo Ban Chấp hμnh Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam khoá VI.

phần việc phụ trách của các Ủy viên Th−ờng vụ vμ Ủy viên Ban Chấp hμnh ở miền Nam, miền Trung vμ Tây Nguyên theo h−ớng tăng c−ờng khả năng điều hμnh, giải quyết các công việc tại chỗ theo sự phân cấp của Th−ờng vụ. Liên tiếp các lớp tập huấn lý luận, nghiệp vụ cho Chủ tịch vμ cán bộ chuyên trách ở các đơn vị đã đ−ợc mở. Tiêu chuẩn Chủ tịch Công đoμn cơ sở vμ cấp trên cơ sở đ−ợc xây dựng lại với những điều kiện cụ thể từ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn đến năng lực tổ chức thực tiễn để lμm căn cứ cho bầu cử. Đội ngũ cán bộ thuộc Công đoμn Bưu

điện Việt Nam quản lý đ−ợc rμ soát lại để từ đó nghiên cứu quy hoạch, đμo tạo vμ giải quyết kịp thời các chế độ về nâng bậc l−ơng, phụ cấp, trợ cấp.

Đầu những năm 90, ngμnh Bưu điện có nhiều biến động về tổ chức bộ máy với việc thμnh lập Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông, sáp nhập Bưu điện vμo Bộ Giao thông Vận tải. Lμ một công đoμn theo ngμnh dọc, vấn đề đặt ra lμ Công đoμn Bưu

điện thay đổi như thế nμo trước biến động về tổ chức của Ngμnh? Công đoμn Bưu điện đã đề xuất vμ được Tổng Liên đoμn tin t−ởng chấp thuận thí điểm mô hình tổ chức ở cả khối quản lý nhμ n−ớc (Tổng cục) vμ khối sản xuất kinh doanh (Tổng Công ty).

Đây chính lμ đặc trưng về mặt tổ chức của Công đoμn Bưu điện vμ thực tiễn ngμy cμng chứng minh tính đúng đắn, sự phù hợp của mô hình đó.

Để tăng c−ờng hơn nữa mô hình tổ chức vμ các mặt hoạt

động theo ngμnh dọc, Công đoμn Bưu điện đã chủ động vμ nhanh nhạy kiến nghị với Đoμn Chủ tịch Tổng Liên đoμn lao

động Việt Nam đồng ý cho phép Công đoμn Bưu điện thống nhất quản lý toμn bộ Công đoμn cơ sở trong Ngμnh (Trong văn bản đề

nghị của Công đoμn Bưu điện có kèm theo 90 chữ ký của Chủ tịch Công đoμn vμ Giám đốc các Bưu điện tỉnh vμ Công ty).

Ngμy 01/01/1990, Tổng Liên đoμn Lao động Việt Nam ban hμnh Quyết định số 418/TLĐ, theo đó Công đoμn Bưu điện Việt Nam

được quản lý trực tiếp các Công đoμn Bưu điện tỉnh/thμnh vμ trực thuộc trong cả n−ớc. Đây lμ b−ớc ngoặt quan trọng về mặt tổ chức, tạo điều kiện cho Công đoμn Bưu điện Việt Nam hoạt

động có hiệu quả, thực hiện tốt hơn chức năng trung tâm của mình lμ chăm lo, bảo vệ quyền vμ lợi ích chính đáng của người lao động. Thực tiễn đã khẳng định, quyết định của Tổng Liên

đoμn Lao động lμ đúng đắn, phù hợp với đường lối đổi mới của

Đảng vμ thích ứng với đặc thù cơ cấu tổ chức vμ tính chất sản xuất kinh doanh của đoμn viên Công đoμn Bưu điện trong giai

đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Sau khi nhận bμn giao, tổng số Công đoμn Bưu điện tỉnh/thμnh/đặc khu vμ cơ sở trực thuộc lμ 78 đơn vị(1).

Vấn đề cơ bản lμ hoμn thiện các thể chế giải quyết mối quan hệ giữa Nhμ nước, chủ sử dụng lao động (doanh nghiệp) người lao động (mμ Công đoμn lμ đại diện) trong quá trình xác lập quyền tự chủ của doanh nghiệp. Công đoμn đã nghiên cứu vμ

đề xuất nhiều kiến nghị quan trọng để xây dựng các văn bản giải quyết mối quan hệ nμy trong Tổng Công ty. Ngμy 26/12/1990, Quy định tạm thời về mối quan hệ lμm việc giữa lãnh đạo Tổng Công ty với Ban Thường vụ Công đoμn Bưu điện Việt Nam được

(1) Riêng Công đoμn Bưu điện Hμ Bắc, mặc dù Liên đoμn Lao động địa phương chưa bμn giao, nhưng thực tế Công đoμn Bưu điện đã quản lý trực tiếp cả về tổ chức, tμi chính, bảo hiểm xã hội.

Chương 8: Tích cực vận động đoμn viên... 457

ban hμnh (Quy định số 455/QĐ-LĐ) lμ kết quả của nỗ lực nêu trên. Quy định nμy đã tạo ra cơ chế phối hợp lμm việc giữa doanh nghiệp vμ Công đoμn khi đụng chạm đến quyền vμ nghĩa vụ của người lao động đòi hỏi trách nhiệm, thẩm quyền của hai bên giải quyết. Trên cơ sở Quy định số 455/QĐ-LĐ, các đơn vị

đã xây dựng quy chế phối hợp giữa lãnh đạo chuyên môn vμ công đoμn cùng cấp. Từ tổng kết việc xây dựng công đoμn cơ sở vững mạnh trong toμn Ngμnh, Công đoμn Bưu điện Việt Nam đã

phân cấp cho Công đoμn Bưu điện tỉnh/thμnh vμ tương đương

đ−ợc quyết định công nhận công đoμn cơ sở cấp huyện/thị/công ty đạt tiêu chuẩn vững mạnh. Công đoμn Bưu điện tỉnh/thμnh vμ

đơn vị trực thuộc cũng từng bước được phân cấp quản lý về tổ chức cán bộ, về tμi chính, về bảo hiểm xã hội, đồng thời tiếp tục hoμn thiện cơ chế phối hợp giữa Công đoμn Bưu điện tỉnh/thμnh với Liên đoμn Lao động địa phương. Mô hình “cụm công đoμn”

do một ủy viên Ban Chấp hμnh lμm trưởng cụm đã bước đầu phát huy tác dụng trong gắn kết hoạt động của các cơ sở. Công tác củng cố tổ chức công đoμn tiếp tục h−ớng mạnh về cơ sở. Hμng năm có từ 30 - 35% số Công đoμn cơ sở trong Ngμnh đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, số Công đoμn cơ sở yếu kém giảm nhiÒu so víi tr−íc.

Để đ−a tinh thần đổi mới của Đại hội lần thứ IX Công đoμn Bưu điện Việt Nam vμo phong trμo công nhân viên chức toμn Ngμnh, Công đoμn Bưu điện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoμn viên, mμ trọng tâm lμ tuyên truyền các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhμ nước, của Tổng Liên đoμn, của Ngμnh vμ của Công đoμn Bưu điện. Công đoμn

458 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007)

đóng vai trò rất quan trọng giúp cán bộ công nhân viên thấu hiểu vμ chia sẻ những khó khăn của Ngμnh trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - xã hội: mạng l−ới thuê bao điện thoại của các cơ

quan Nhμ n−ớc thu hẹp, nguồn ngoại tệ khan hiếm trong khi nhu cầu đầu t− đặt ra cấp bách, việc lμm vμ đời sống rất khó khăn,...

Từ nhận thức đó, cán bộ công nhân viên đã thực sự đồng cảm vμ ủng hộ mạnh mẽ những quyết sách vừa mang tính đột phá vừa có tính chiến l−ợc của lãnh đạo Ngμnh, nh− quy định về việc thuê bao tư nhân góp vốn đầu tư, liên doanh, vay vốn nước ngoμi để

đổi mới công nghệ kỹ thuật số,... Chính sự đồng lòng, nhất trí từ người lãnh đạo cao nhất đến người lao động trực tiếp, tin tưởng lẫn nhau vμ phát huy dân chủ nên trong khó khăn lớn nhất của Ngμnh vμ của cả nền kinh tế lúc nμy lμ thiếu vốn đầu t−, ngμnh Bưu điện đã có những giải pháp phù hợp, phát huy hiệu quả lâu dμi trong đầu t− phát triển, đổi mới công nghệ. Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục, Công đoμn còn thực sự đóng vai trò lμ người đưa pháp luật vμo đội ngũ công nhân viên chức, nhờ đó nâng cao hơn khả năng tham gia với thủ tr−ởng các cơ quan, giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý để bảo vệ tốt hơn quyền vμ lợi ích chính đáng của người lao động. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, toμn Ngμnh đã dấy lên phong trμo thi đua sâu rộng phấn đấu trở thμnh “Người bưu điện giỏi”, “Khang trang bưu cục”, “Đổi mới phong cách phục vụ”,

“Chống chậm, chống mất bưu phẩm, bưu kiện”,... Các phong trμo thi đua thiết thực không chỉ có ý nghĩa phát huy hiệu quả

vốn đầu t− mμ còn lμ một giải pháp có ý nghĩa quyết định nâng cao thu nhập của người lao động. Từ thực tiễn phong trμo thi đua

đã xuất hiện nhiều đơn vị tiên tiến, điển hình xuất sắc. Năm

1988, có 418 tổ đạt danh hiệu Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa (so với 315 tổ năm 1987). Thμnh công nμy đã đóng góp vμo quá

trình đổi mới phương thức hoạt động của Công đoμn gắn với quá

trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của toμn Ngμnh.

Trong những năm 1989 - 1990, tình hình kinh tế đất nước có những chuyển biến tích cực nhờ các chính sách đổi mới bắt

đầu phát huy tác dụng, nhất lμ đảm bảo được nhu cầu lương thực, xoá bỏ triệt để tem phiếu vμ sổ gạo, thực hiện một giá

thống nhất theo thị trường, dứt khoát xác lập chế độ hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, đời sống của người lao

động trong ngμnh Bưu điện giảm bớt khó khăn hơn so với năm 1988, tạo thêm thuận lợi để đưa đường lối đổi mới của Đảng vμo cuộc sống. Tuy vậy, phong trμo công nhân viên chức vμ hoạt

động của Công đoμn Bưu điện lại phải đối mặt với những khó khăn mới do những tác động từ diễn biến bất lợi tình hình thế giới, nhất lμ sự sụp đổ có tính dây chuyền của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vμ xu hướng đòi tách hoạt động công đoμn khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Trước thách thức đó, Công đoμn đã phối hợp với Tổng cục Bưu điện triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để vừa ổn định tư

tưởng đội ngũ những người lao động, vừa chuyển hoá được các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhμ nước vμ của Ngμnh vμo thực tế hoạt động ở từng đơn vị cơ sở. Đặc điểm đáng chú ý của công tác tuyên truyền, vận động lúc nμy lμ hướng trọng tâm vμo khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, đấu tranh kiên quyết với các luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng vμ tách công đoμn khỏi sự lãnh đạo của Đảng; quán triệt đường lối đổi

mới gắn với thảo luận dự thảo các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội VII của Đảng(1), dự thảo Luật Công đoμn. Hoạt động tuyên truyền cổ động chiến dịch đ−ợc lồng ghép với các đợt tuyên truyền định kỳ, đặc biệt gắn với các đợt lập thμnh tích kỷ niệm 45 năm Ngμy truyền thống Công đoμn Bưu điện Việt Nam. Đợt sinh hoạt chính trị, t− t−ởng nμy đ−ợc kết hợp chặt chẽ với phong trμo liên hoan văn nghệ, thể dục thể thao tổ chức theo cụm, theo khu vực vμ tổ chức xây dựng phim tμi liệu, tranh ảnh về truyền thống vμ đổi mới,... đã thu hút đông đảo cán bộ, công nhân viên trong Ngμnh tích cực hưởng ứng, có tác động sâu sắc đến nhận thức, t− t−ởng của cán bộ, công nhân viên.

Đồng thời với tuyên truyền giáo dục lμ đẩy mạnh các phong trμo thi đua, vận động cán bộ công nhân viên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vμ hiện đại hoá mạng lưới viễn thông. Chia sẻ với khó khăn của Ngμnh khi chuyển sang cơ chế thị trường, các cấp Công đoμn Bưu điện đã tích cực động viên công nhân viên chức hiến kế, đóng góp công sức, trí tuệ cùng tháo gỡ khó khăn trong sản xuất vμ quản lý để tạo ra hiệu quả

kinh tế cao hơn. Bộ phận thi đua - khen th−ởng của Ngμnh đ−ợc chuyển về nằm trong cơ cấu của Công đoμn Bưu điện Việt Nam tạo thuận lợi gắn công tác thi đua - khen th−ởng với phong trμo lao động sản xuất, từng bước cải tiến công tác nμy thật sự trở

(1) Dự thảo các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toμn quốc lần thứ VII của Đảng đ−ợc thảo luận rộng rãi bao gồm: C−ơng lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chiến lược ổn định vμ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hμnh Trung −ơng khoá VI trình Đại hội VII.

Chương 8: Tích cực vận động đoμn viên... 461

thμnh động lực giúp người lao động phấn đấu. Sản phẩm của thi

đua từng bước được tiêu chuẩn hoá cụ thể với từng đơn vị, từng lĩnh vực công tác, đã có tác dụng lμm cho người lao động thấy rõ phương hướng, động cơ phấn đấu, đồng thời lμ cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá thi đua - khen thưởng khi sơ kết, tổng kết. Hình thức thi đua liên kết trên một tuyến thông tin, một dây chuyền công nghệ đ−ợc phổ biến rộng rãi, động viên đ−ợc nhiều lực l−ợng tham gia, kèm theo lμ các chính sách đòn bẩy thông qua giải quyết các lợi ích chính đáng của người lao động đáng được thụ h−ởng gắn với thμnh tích thi đua.

Công tác thi đua khen thưởng được đổi mới một bước đã

tạo thêm động lực thúc đẩy phong trμo thi đua lao động sáng tạo trong các tập thể vμ cá nhân. Phong trμo thi đua phát huy sáng kiến đ−ợc đẩy mạnh vμ nhờ đó thúc đẩy sự phát triển v−ợt bậc về mạng l−ới, kỹ thuật vμ sản xuất kinh doanh. Về mạng l−ới, mạng viễn thông có sự phát triển mang tính b−ớc ngoặt với việc đ−a vμo sử dụng nhiều công trình quan trọng(1). Các công trình có kỹ thuật hiện đại (điện tử số vμ tự động) đã tạo tiềm năng mới cho mạng viễn thông quốc gia tiếp cận với trình độ thế giới vμ ở mức

(1) Trạm mặt đất thông tin Intelsat A Hμ Nội, Intelsat Đμ Nẵng, tổng đμi

điện báo điện tử Eltex Alpha Hải Phòng, tổng đμi điện thoại tự động 10.000 số Hậu Giang, tổng đμi điện thoại tự động điện tử E-10B Hμ Nội vμ các tuyến viba từ Hμ Nội đi 18/21 tỉnh/thμnh phố phía Bắc,...

Đặc biệt tổng đμi điện tử E -10B (15.000 số) đ−ợc đ−a vμo sử dụng tại Hμ Nội ngμy 15/11/1990, chính thức mở đầu thời kỳ tự động điện tử vμ số hoá mạng l−ới viễn thông Việt Nam.

462 Lịch sử Công đoμn Bưu điện Việt Nam (1947 - 2007) cao hơn so với trình độ kỹ thuật của các nước trong khối SEV(1) trước đây. Những kết quả đó gắn với lao động sáng tạo vμ nỗ lực

đảm bảo tiến độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức thông qua vai trò giáo dục, động viên của tổ chức Công đoμn từ Trung

−ơng đến mỗi đơn vị cơ sở.

Phối hợp đồng bộ với công tác tuyên truyền vμ thi đua lμ phát huy năng lực vμ hiệu quả tham gia quản lý của công nhân viên chức vμ tổ chức Công đoμn phù hợp cơ chế kinh tế mới.

Trên tinh thần Quyết định số 217/HĐBT vμ Nghị định số 98/HĐBT, Tổng cục Bưu điện vμ Công đoμn Bưu điện Việt Nam

đã ra Chỉ thị liên tịch số 133/CT quy định về quyền lμm chủ của tập thể lao động, tiến hμnh thí điểm ở Bưu điện 02 tỉnh Quảng Ninh, Nghệ Tĩnh, đến cuối năm 1990 sơ kết bước đầu rồi triển khai trên diện rộng. Đồng thời, Công đoμn Bưu điện đăng ký đề tμi cấp Ngμnh nghiên cứu cơ sở khoa học cho quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 133. Đại hội công nhân viên chức đ−ợc chỉ đạo sát sao, tổ chức nghiêm túc, đúng quy trình vμ chất l−ợng. Hμng năm đều có từ 85 - 90% số đơn vị trong Ngμnh tổ chức được đại hội công nhân viên chức ở cả 02 cấp (Bưu điện tỉnh/thμnh vμ cơ sở). Nội dung Đại hội tập trung bμn vμ quyết

định các vấn đề chủ yếu nh− các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, xây dựng các nội quy vμ quy chế, bầu Hội đồng Xí nghiệp vμ Ban Thanh tra nhân dân. Công đoμn Bưu điện phát huy vai trò lμ cầu nối giữa lãnh đạo với người lao động, vừa phản ánh được tiếng nói của người lao động, vừa đồng hμnh cùng chuyên môn,

(1) Tên viết tắt của: Hội đồng Tương trợ Kinh tế.

Một phần của tài liệu Ebook lịch sử công đoàn bưu điện việt nam (1947 2007) NXB bưu điện (Trang 222 - 230)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(329 trang)