2. Đặc điểm của đào tạo theo NLTH
2.2. Hai thành phần chủ yếu của đào tạo theo NLTH
Hệ thống đào tạo theo NLTH bao gồm hai thành phần chủ yếu sau:
- Dạy và học các NLTH
- Đánh giá, xác nhận các NLTH.
a) Về thành phần Dạy và học các NLTH“ ”
Do có định hớng đầu ra nên muốn có một chơng trình đào tạo theo NLTH, trớc tiên, phải xác định đợc các NLTH mà ngời học cần phải nắm vững hay thông thạo; chúng đợc coi nh là kết quả, là đầu ra của quá trình
đào tạo. Sự thông thạo các NLTH đó thể hiện ở sự thực hiện đợc các hoạt
động/công việc nghề nghiệp theo tiêu chuẩn đặt ra đối với cấp trình độ nghề tơng ứng.
Để xác định đợc các NLTH cần thiết đối với từng cấp trình độ nghề, ngời ta phải tiến hành Phân tích nghề (Occupational Analysis). Việc Phân tích nghề thực chất là nhằm xác định đợc mô hình hoạt động của ngời lao
động, bao hàm trong đó những Nhiệm vụ (Duties) và những Công việc (Tasks) mà ngời lao động phải thực hiện trong lao động nghề nghiệp. ở nhiều nớc trên thế giới, ngời ta đã dùng các phơng pháp khác nhau, trong
đó có phơng pháp hay kĩ thuật DACUM (Develop A Curriculum) đợc sử dụng phổ biến nhất trong một số thập kỷ qua, để tiến hành phân tích nghề.
Kết quả của phân tích nghề đợc thể hiện trong Sơ đồ phân tích nghề hay
Sơ đồ DACUM (DACUM Chart). Sau đó phải tiến hành phân tích từng công việc (Task Analysis) đã đợc xác định trong Sơ đồ DACUM.
Một chơng trình đào tạo nghề đợc xem là "theo NLTH" khi nó thoả
mãn hoàn toàn các đặc điểm của thành phần Dạy và học các NLTH sau đây:
(1) Các NLTH mà ngời học sẽ tiếp thu trong quá trình đào tạo theo NLTH cần phải có các đặc điểm sau:
• Chúng phải đợc xác định từ việc phân tích nghề một cách nghiêm ngặt, chính xác và đầy đủ bằng PP/Kĩ thuật DACUM.
• Chúng đợc trình bày dới dạng các công việc thực hành mà những ngời hành nghề thực tế phải làm hoặc/và dới dạng các hành vi về mặt nhận thức (kiến thức) và về thái độ liên quan đến nghề.
• Chúng đợc công bố cho ngời học biết trớc khi vào học.
(2) Việc dạy và học các NLTH phải đợc thiết kế và thực hiện sao cho:
• Kiến thức lý thuyết đợc học ở mức độ cần thiết đủ để hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các NLTH. Lý thuyết và thực hành
đợc dạy và học tích hợp với nhau. Các học liệu đợc soạn thảo và chuẩn bị thích hợp với các NLTH.
• Mỗi ngời học phải liên tục có đợc các thông tin phản hồi cụ thể về sự hình thành và phát triển NLTH của mình.
• Ngời học phải có đủ điều kiện học tập cần thiết, đặc biệt là điều kiện thực hành nghề.
• Ngời học có thể học hết chơng trình đào tạo của mình ở các mức
độ kết quả khác nhau.
b) Về thành phần Đánh giá và xác nhận NLTH“ ”
Trong giáo dục và đào tạo nói chung, đặc biệt là trong đào tạo theo NLTH nói riêng, đánh giá và xác nhận kết quả học tập (NLTH) là thành
phần cực kỳ quan trọng, là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định
đến chất lợng và hiệu quả đào tạo.
Đánh giá trong GD & đào tạo đợc định nghĩa nh sau:
Đánh giá là một quá trình thu thập chứng cứ và đa ra những phán xét về bản chất và phạm vi của sự tiến bộ theo những yêu cầu thực hiện đã đợc xác định trong Tiêu chuẩn nghề hoặc Mục tiêu dạy học và đa ra phán xét rằng một NLTH nào đó đã đạt đợc hay cha ở một thời điểm nhất định.
Vì không thể quan sát trực tiếp đợc NLTH nên cần phải có một số chỉ dấu hay chỉ số (Indicator) gián tiếp có thể hàm ý hay biểu hiện đợc NLTH. Chính bản chất của các chỉ dấu là có giá trị của sự hàm ý hay biểu hiện, vì vậy chúng là những chứng cứ, những yếu tố chủ yếu liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận về NLTH.
Trong thực tiễn đào tạo, ngời ta thờng sử dụng kết hợp các dạng chứng cứ trực tiếp, gián tiếp và phụ trợ trong một phạm vi rộng thu thập đ- ợc trong quá trình đào tạo thông qua các hoạt động sau:
• Quan sát sự thực hiện công việc tại chỗ làm việc hoặc ở những hoàn cảnh tơng tự.
• Đo đạc các sản phẩm hoặc theo dõi các dịch vụ, các quá trình đợc thực hiện trong thực tế.
• Quan sát, lợng giá các thái độ đợc thể hiện.
• Kiểm tra, trắc nghiệm kiến thức và hiểu biết.
• Thu thập các chứng cứ phụ trợ bao gồm những thông tin về ngời học từ hồ sơ, sổ sách giáo vụ, các báo cáo, v.v và từ những ng… ời có liên quan đến sự học tập của ngời học.
Việc đánh giá trong Đào tạo theo NLTH phải đợc thực hiện theo Tiêu chí (Criteria Referenced Assessment), nghĩa là nó đo sự thực hiện hay thành tích của một cá nhân ngời học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí, tiêu chuẩn chứ không có liên hệ so sánh gì với sự thực hiện hay thành tích
của ngời khác. Các tiêu chí đánh giá NLTH đợc xác định từ các tiêu chuẩn nghề quốc gia và một số quy định, tiêu chuẩn riêng khác.
Sự thông thạo các NLTH của ngời học đợc đánh giá và xác nhận theo các quan điểm sau:
• Ngời học phải thực hiện các công việc theo cách thức giống nh của ngời lao động thực hiện trong thực tế lao động nghề nghiệp;
• Đánh giá riêng rẽ từng cá nhân ngời học khi họ thực thi và hoàn thành công việc;
• Kiến thức liên quan và thái độ cần có đều là những bộ phận cấu thành cần đợc kiểm tra đánh giá;
• Các tiêu chuẩn dùng trong việc đánh giá là những yêu cầu đặt ra ở mức độ tối thiểu để đảm bảo rằng sau khi học xong thì ngời học b- ớc vào làm việc đợc chứ không phải là để đem so sánh với những ngời học khác. Trên cơ sở đó, ngời ta có thể công nhận các kĩ năng hoặc các kiến thức đã đợc thông thạo trớc đó.
• Các tiêu chí và chỉ số dùng cho đánh giá đợc công bố cho ngời học biết trớc khi kiểm tra đánh giá.
Nội dung chơng trình đào tạo theo NLTH đợc cấu trúc thành các môđun. Môđun ở đây đợc hiểu là một đơn vị học tập liên kết tất cả các thành phần kiến thức liên quan trong các môn học lý thuyết (ít nhất là các môn lý thuyết chuyên môn nghề) với các kĩ năng để tạo ra một năng lực chuyên môn nhằm thực hiện một công việc nhất định trong nghề.
Môđun có những đặc trng chủ yếu sau:
− Định hớng vấn đề cần giải quyết, đó là NLTH công việc
− Định hớng trọn vẹn vấn đề thông qua tích hợp nội dung
− Định hớng làm đợc theo nhịp độ ngời học
− Định hớng đánh giá liên tục, hiệu quả trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo học tập thành công, không rủi ro
− Định hớng cá nhân hoặc nhóm nhỏ ngời học
− Định hớng lắp ghép phát triển đảm bảo sự kế thừa, liên thông.