bài 2.2 Khái quát về Lập kế hoạch bài dạy (soạn giáo án)
2. Cấu trúc của một bài dạy
Nói chung, một bài dạy lý thuyết hay thực hành đều thờng có cấu trúc ba phần là:
• Phần mở bài (hay phần giới thiệu, phần mở đầu)
• Phần thân bài (hay phần chính, phần giữa của bài)
• PhÇn kÕt luËn (hay phÇn kÕt thóc).
2.1. Phần mở bài
Ta có thể sử dụng các chữ viết tắt G-L-O-S-S theo tiếng Anh để dễ nhớ những yêu cầu chính đối với phần mở bài.
G (Get attention) Làm cho HS, SV quan tâm, chú ý và tham gia:
GV có thể bắt đầu bài dạy bằng việc:
- Nêu lên một sự kiện bất thờng liên quan đến chủ đề bài dạy - Đa ra một vài con số thống kê
- Chiếu một hình đầy kịch tính trên phim trong OHP - Hái mét c©u hái,....
L (Link with experiences) Gắn với những gì mà HS, SV đã kinh qua:
Các HS, SV có thể:
- Trớc đây đã học những nội dung, chủ đề này rồi
- Có kiến thức và các kỹ năng thích hợp mà họ đã thu đợc qua kinh nghiệm của bản thân.
O (Outcomes) Các kết quả của bài dạy:
Phần mở bài phải làm cho HS, SV biết rõ ràng:
- Họ sẽ làm gì trong tiến trình bài dạy
- Họ sẽ làm đợc hay biết đợc điều gì mới sau khi kết thúc bài dạy.
S (Structure) Cấu trúc của bài dạy:
HS, SV muốn biết về các hoạt động hay công việc và trình tự họ phải thực hiện chúng trong suốt bài dạy để họ có thể tự chuẩn bị về mặt tinh thần.
S (Stimulation) Kích thích động cơ học tập:
Động cơ làm gì đó là tuỳ thuộc vào từng HS, SV nhng GV có thể
đóng vai trò chủ yếu trong việc kích thích và khuyến khích họ sử dụng nguồn nội lực của mình bằng cách:
- Mô tả xem nội dung này có thể giúp giải quyết một vấn đề thực tiễn nh thế nào
- Liên hệ chủ đề này với các lĩnh vực, chủ đề khác - Phá vỡ tảng băng
- Khái quát xem nội dung này quan trọng nh thế nào đối với việc thực thi công việc
- Sử dụng các bài đố vui, đố chữ để thúc đẩy các kỹ năng nghe, nhớ, hiểu,....
2.2. Phần thân bài
Đây là phần chính với phần lớn các hoạt động của bài dạy đợc GV và HS, SV thực hiện.
Thờng có hai loại bài dạy khác nhau cơ bản là:
- Các bài dạy thực hành hay còn đợc gọi là các bài học kỹ năng - Các bài dạy lý thuyết hay còn đợc gọi là các bài học thông tin.
Mỗi loại bài dạy trên có cấu trúc khác nhau chủ yếu là ở phần thân bài.
2.3. PhÇn kÕt luËn
Phần kết luận của bài dạy cần:
- Tóm tắt lại nội dung - Nêu bật các điểm chính
- Cô đọng nội dung dới dạng dễ ghi nhớ đợc - Mời HS, SV nêu quan điểm
- Cho phép và tạo điều kiện để có ý kiến phản hồi hai chiều - Cho biết những điểm thành công của HS, SV
- Gợi ý gắn với các bài dạy sau.
Ta có thể sử dụng từ viết tắt O-F-F theo tiếng Anh để dễ nhớ những yêu cầu chính của phần kết luận.
O (Outcomes) Các kết quả
Rà soát, xem xét lại một cách các kết quả của bài dạy và xác định xem đã
đạt đợc các mục tiêu đặt ra cha. GV có thể xác định đợc điều đó bằng cách quan sát hành vi của các HS, SV hoặc có thể ra câu hỏi để họ trả lời.
F (Feedback) Phản hồi
Đây là một quá trình hai chiều, thờng bắt đầu bằng việc GV nêu ý kiến phản hồi, nhận xét của mình mang tính khẳng định lại và hỗ trợ đối với từng HS, SV hay mang tính khuyến khích, động viên, thúc đẩy đối với cả lớp. Sau đó GV hỏi các ý kiến phản hồi từ phía HS, SV về các mặt khác nhau của bài học. GV phải thật sự cởi mở và xem trọng các ý kiến phản hồi của HS, SV để dùng vào việc cải tiến ở những bài dạy sau. Có vậy thì HS, SV mới sẵn sàng và mạnh dạn nêu ý kiến phản hồi của họ.
F (Future) Các bài học tơng lai
GV gợi ý hay nêu ra cho HS, SV biết bài học này gắn nh thế nào với các bài học sắp tới cũng nh, nếu có thể, với các khả năng lựa chọn của hoạt
động nghề nghiệp tơng lai của họ.
Các bản kế hoạch của phần mở bài và phần kết luận là khá toàn diện vì chúng trình bày các ý tởng, những suy nghĩ có thể diễn ra trong đầu GV khi lập kế hoạch bài dạy (giáo án) của mình. Mỗi GV tự quyết định sẽ viết chi tiết đến đâu trong bản kế hoạch đó.
Độ dài của hai phần này chỉ nên trong khoảng 5 đến 7 phút là vừa.
Nguyên tắc về các ấn tợng đầu tiên và cuối cùng cho thấy rất rõ tầm quan trọng của phần mở bài và phần kết luận.