bài 1.6 Những định hớng đổi mới pp dạy học
3. Thế nào là đổi mới PPDH
Một số nhà nghiên cứu giáo dục đã quan niệm một cách cực đoan.
Họ chia ra “các PPDH có hiệu quả” và “các PPDH không hiệu quả”. Một
số khác lại quan niệm “Đổi mới PPDH là áp dụng các phơng pháp dạy học mới thay cho các PPDH cũ (hoặc các PPDH truyền thống)” . Hiểu nh… vậy là cha thực sự đầy đủ về đổi mới PPDH.
3.1. Đổi mới PPDH phải bắt đầu từ quan điểm Dạy học lấy ng“ ời học làm trung tâm .”
Quan niệm “lấy ngời học làm trung tâm” đã xuất hiện từ rất sớm trong các nghiên cứu về vấn đề lý luận dạy học (Lecne: “Những cơ sở lý luận của các phơng pháp dạy học”; Nhà xuất bản “Giáo dục”, Matxcơva, 1984) và cụm từ đó đã chính thức xuất hiện từ năm 1965 (Carl Rogers). Sự khác nhau giữa dạy học lấy giáo viên làm trung tâm và dạy học lấy học sinh làm trung tâm đợc thể hiện ở trong tất cả các thành phần của quá trình dạy học: về mục tiêu, nội dung, phơng pháp, hình thức tổ chức và đánh giá.
3.2. Đổi mới PPDH phải tuân thủ nguyên tắc Tích cực hóa hoạt động“ học tập của học sinh”
Tích cực trong hoạt động nhận thức là trạng thái hoạt động của
“
học sinh, đợc đặc trng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho mình”. (I.F.Kharlamop).
Theo G.I. Sukina, tính tích cực đợc chia ra 3 cấp độ:
- Tính tích cực bắt chớc, tái hiện: xuất hiện do tác động bị kích thích bên ngoài (từ yêu cầu của giáo viên), nhằm chuyển đối tợng từ ngoài vào trong, nhờ đó kinh nghiệm hoạt động đợc tích lũy thông qua kinh nghiệm của ngời khác.
- Tính tích cực tìm tòi: đi liền với quá trình hình thành khái niệm, giải quyết các tình huống nhận thức, tìm tòi các phơng thức hành động trên cơ sở có tính tự giác, có sự tham gia của động cơ, nhu cầu, hứng thú và ý chí của ngời học. Loại này xuất hiện không chỉ do yêu cầu của giáo viên mà còn hoàn toàn tự phát trong quá trình nhận thức. Cấp độ này có tính
độc lập cao hơn, cho phép ngời học tiếp nhận nhiệm vụ và tự tìm cho mình phơng tiện thực hiện.
- Tính tích cực sáng tạo: thể hiện khi chủ thể nhận thức tự tìm tòi kiến thức mới, tự tìm ra phơng thức hành động riêng và trở thành phẩm chất bền vững của cá nhân. Đây là mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức cao nhất.
Thực hiện nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập thực chất là quá trình tổ chức, hớng dẫn học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và đợc tự do, đợc tạo khả năng và điều kiện để chủ động trong hoạt động học tập của họ. Ba khía cạnh cơ bản của t tởng
đó là:
- Đề cao tính nhân văn trong giáo dục: Thừa nhận và tôn trọng nhân cách, nhu cầu, lợi ích và cái riêng của học sinh.
- Đề cao tính hoạt động: Tối đa hóa sự tham gia hoạt động của ngời học: tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra và đánh giá. Qua
đó hình thành t duy độc lập, sáng tạo của mỗi học sinh.
- Đề cao vai trò thúc đẩy của giáo viên theo nghĩa: Kích thích, tạo
điều kiện cho sự phát triển tiềm năng ở mỗi học sinh; Cụ thể hóa các nhiệm vụ thiết kế, uỷ thác, điều khiển, thể thức hóa…
Các phơng pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh cần thoả mãn 3 điều kiện sau:
- Có sự kết hợp hài hòa giữa hai cách thức tổ chức quá trình chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh: tái hiện và tìm kiếm, trong đó cách thức thứ hai chiÕm u thÕ.
- Chú ý xem xét và kích thích tính sẵn sàng học tập của học sinh bằng cách tạo ra các tình huống dạy học thích hợp.
- Đảm bảo một hay nhiều các nguyên tắc tích cực: tác động quay lại, tham gia hợp tác và tính có vấn đề cao trong toàn bộ quá trình dạy học.
Trong đào tạo nghề, việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không chỉ thể hiện ở các bài dạy kiến thức mà cần phải đợc thực hiện tốt ở các bài dạy thực hành. Để có đợc bài dạy thực hành theo định hớng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần phải nắm vững các giai
đoạn hình thành kỹ năng để thiết kế các hoạt động dạy và hoạt động học phù hợp với quy luật hình thành kỹ năng, tạo đợc động cơ tích cực học tập bằng cách kích thích sự tò mò với kiến thức và công nghệ mới, liên hệ kỹ năng đang học với hoạt động nghề nghiệp thực tế…
3.3. Đổi mới PPDH là sự kết hợp hài hòa các PPDH khác nhau, phù hợp với từng tình huống dạy học để đạt đợc các mục tiêu và hiệu quả của bài dạy Trong dạy thực hành, có những PPDH nh làm mẫu, huấn luyện, kèm cặp,… tuy đợc xếp ở nhóm PPDH truyền thống, nhng cho đến nay vẫn đợc sử dụng có hiệu quả. Do vậy, đổi mới PPDH là phải kế thừa đợc những yếu tố tích cực của PPDH truyền thống, phối hợp với các PPDH hiện đại nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của từng cá nhân học sinh.
Mỗi PPDH dù là truyền thống hay hiện đại, đều có một phạm vi áp dụng u tiên, có u điểm và hạn chế riêng. Không có phơng thuốc nào có thể chữa đợc bách bệnh, không có PPDH nào là chìa khóa vạn năng cho mọi
đối tợng, mọi loại nội dung và mọi tình huống dạy học. Ngời giáo viên cần nắm vững bản chất, phạm vi ứng dụng u tiên, điểm mạnh và hạn chế của từng PPDH, có kỹ năng sử dụng thành thạo các PPDH cả truyền thống và hiện đại để thiết kế bài dạy tuân thủ nguyên tắc dạy học tích cực; lựa chọn và sử dụng phối hợp các PPDH đúng lúc, đúng chỗ trong các tình huống dạy học khác nhau, phù hợp với năng lực và sở trờng của mình mới có thể nâng cao đợc chất lợng và hiệu quả bài dạy.
3.4. Đổi mới PPDH liên quan mật thiết với việc sử dụng có hiệu quả các phơng tiện và thiết bị dạy học
Nhiều ngời cho rằng để đổi mới PPDH, nhất thiết phải có trang thiết bị dạy học hiện đại. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Việc sử dụng
đúng phơng pháp, khai thác đợc triệt để u điểm của các phơng tiện dạy học
đơn giản, rẻ tiền nh: bảng phấn, bảng ghim, thẻ mầu, bảng biểu treo t- ờng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc áp dụng các PPDH mới. Chuyên gia giáo… dục quốc tế làm việc trong các dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề luôn luôn nhắc nhở chúng ta về điều này. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận vai trò của các thiết bị nghe nhìn hiện đại nh máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy vi tính với các phần mềm dạy học mô phỏng sẽ đ… ợc sử dụng rất hiệu quả khi áp dụng các PPDH mới. Vì vậy khi có điều kiện, nên có cơ chế khuyến khích giáo viên sử dụng các phơng tiện dạy học hiện đại, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong quá trình dạy học nhằm mang lại chất lợng và hiệu quả dạy học cao hơn.
3.5. Một số định hớng đổi mới PPDH trong đào tạo nghề
Trong dạy học hiện đại, các buổi học ngay từ đầu đợc thiết kế bằng cách tập trung không phải vào việc dạy mà tập trung vào các hoạt động học tập. Ngời giáo viên có thể tiến hành việc giảng dạy, nhng nếu học sinh không tham gia vào hoạt động học tập thì kết quả của việc dạy sẽ chỉ hạn chế ở mức tối thiểu.
Những nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục và Dự
án “Tăng cờng các trung tâm dạy nghề” do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ,
định hớng những hoạt động sau đây sẽ làm tăng cờng kết quả học tập của học sinh:
- Tạo cơ hội tham gia tích cực hơn của HS trong quá trình dạy học - Sử dụng đa dạng hơn các phơng pháp và kỹ thuật dạy học
- Dành nhiều thời gian hơn cho các bài tập/ các nhiệm vụ thực tế - Có nhiều tài liệu trực quan hơn trong quá trình dạy học
- Có nhiều nguồn thông tin phản hồi tới giáo viên hơn - Có nhiều đánh giá dựa trên năng lực thực hiện hơn
- Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thực hành/thực tập - Nhiều thời gian hơn cho việc truyền thông những vấn đề học tập - Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động nhóm nhỏ
- Dành nhiều thời gian hơn cho các bài tập giải quyết vấn đề.