Phân loại phản ứng ngưng kết

Một phần của tài liệu Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng (Trang 204 - 207)

Tuỳ theo tiểu phần mang kháng nguyên mà có thể phân biệt hai loai phan ting sau:

— Phản ứng ngưng kết trực tiếp hay chủ động khi kháng nguyên đã sẵn có trên tiểu phần như kháng nguyên nhóm máu ABO trên hồng cầu, kháng nguyên tự nhiên của vì khuẩn (Hình 5.8).

—- Phản ứng ngưng kết gián tiếp, khi kháng nguyên được gắn một cách nhân tạo trên bề mặt của tiểu phần trước khi tiến hành phản ứng. Tiểu phần khi ấy có thể là tế bào ít nhiều đã được xử lý hoặc là chất cao phân tử tổng hợp (như hạt latex).

3.1. Phản ứng ngưng kết trực tiếp (hay chủ động)

Phản ứng ngưng kết chủ động hay trực tiếp được dùng rộng rãi trong vi sinh học và huyết học. Trên mặt các vi khuẩn và huyết cầu có mang nhóm quyết định

kháng nguyên, có thể bị ngưng kết khi gặp kháng thể tương ứng đặc hiệu. Nhưng trên cùng một tế bào lại có nhiều kháng nguyên khác nhau, cho nên cùng loại tế bào đó có thể bị ngưng kết bởi nhiều kháng huyết thanh, mỗi thứ đặc hiệu cho một kháng nguyên.

Mặt khác, một kháng huyết thanh có thể chữa nhiều kháng thể cho nên khi muốn có một loại kháng huyết thanh đơn đặc hiệu (tức chỉ phản ứng với một nhóm quyết định kháng nguyên) thì phải hấp phụ nó, loại bổ những kháng thể không cần thiết.

3.1.1. Phần ứng ngưng kết trực tiếp hồng cầu và vi khuẩn

Một số chủng vi khuẩn gây ngưng kết hỗn dịch hồng cầu, hiện tượng này không do cơ chế miễn dịch vì không có ngưng kết tố mà là do cấu trúc đặc biệt của một số chủng vi khuẩn. Nếu đem trộn hỗn dịch vi khuẩn ấy với hỗn dịch hồng cầu thì sẽ có ngưng kết. Phản ứng thường được dùng trong nghiên cứu để phân loại chủng vi khuẩn có fimbrae hay không, như để phân biệt Hemophilus aegyptius v6i Hemophilus influenza.

A: Kháng thé IgG 4a phan

ứng với KN trên bề mặt

HC tạo nên hạt ngưng kết

B: Kháng thể thiếu (đơn hoá 1) có mặt trên mặt HC không tạo hạt ngưng kết Nhưng khi cho thêm an-globulin hạt ngưng kết ức khắc được tạo thành (nét đậm la anti- yglobulin)

Le HG ME ah rh wh gor od"

C: Bia phản ứng ngưng kết:

~ Huyết thanh pha loãng 1/2,1/4...

~ Các lỗ chứng (+), chứng (-)

~ Lỗ không ngưng kết:

HC lắng gọn xuống đáy lỗ

~ Lỗ có ngưng kết (+) HC lắng lan toả toàn bộ

đáy lỗ.

Hình 5.8: Mô hình phản ứng ngưng kết trực tiếp A: Phản ứng ngưng kết trực tiếp của KT typ lgG với KN hồng cầu

B: Phản ứng ngưng kết bởi kháng globulin (anti-globulin) với kháng thể thiếu đã phản ứng với KN trên bề mặt hồng cầu-anti-globulin đã liên kết với kháng thể thiếu tạo thành các hạt ngưng kết (Coombs trực tiếp)

C: Đĩa phản ứng ngưng kết 204

3.1.2. Phản ứng ngưng kết trực tiếp trong huyết học

Các tế bào máu đều mang trên bể mặt rất nhiều kháng nguyên đặc hiệu cho nên về nguyên tắc, phản ứng ngưng kế trực tiếp có thể áp dụng cho chúng được nếu ta có kháng huyết thanh tương ứng. Đối với bạch cầu và tiểu cầu, do bản thân chúng cũng dễ tự nhiên kết dính với nhau cho nên phản ứng ngưng kết mất tính chính xác và thường phải dùng kỹ thuật tế bào. Đối với hồng cầu thì phan tng

này được dùng rất rộng rãi để phát hiện kháng nguyên khi biết kháng thể hoặc ngược lại. Các kỹ thuật bao gồm:

- Xác định nhóm máu hệ ABO (xem phần kỹ thuật xác định nhóm máu hệ ABO).

— Phản ứng ngưng kết chéo (xem phần phương pháp thử phản ứng chéo người cho và người nhận).

- Xác định nhóm máu thuộc các hệ thống khác (xem phần kỹ thuật định nhóm máu khác của hệ hồng cầu).

— Xác định ngưng kết tố không hoàn toàn. Nghiệm pháp Coombs (xem phần nghiệm pháp Coombs).

— Những nhầm lẫn trong nhận định phần ứng ngưng kết định nhóm máu Trong việc đọc kết quả ngưng kết cũng có thể có nhầm lẫn. Sau đây là một số nhầm lẫn có thể gặp cần biết để đề phòng.

(1) Trường hợp có ngưng kết mà đọc nhầm là không có. Sai lầm này có mấy

nguyên nhân chính sau:

— Đọe quá vội vàng nên không chú ý cẩn thận, nhất là khi sử dụng những ống nghiệm nhỏ. Không lắc kỹ, trộn đều nên khi ly tâm hồng cầu lắng xuống

trước khi có kết hợp kháng nguyên - kháng thể. Cho nên có nơi người ta không ly tâm mà để tủ ấm 37° trong một giờ rồi đọc kết quả. Kết quả cho chính xác hơn song mất nhiều thời gian hơn.

— Hiện tượng ngưng kết quá yếu do kháng huyết thanh yếu, hồng cầu xấu, hay là do tỷ lệ giữa bồng cầu và kháng huyết thanh không thích hợp cho nên xuất.

hiện hiện tượng khu vực đã nói trên.

(2) Trường hợp ngưng kết giả. Có đôi khi phản ứng cho kết quả đại thể như là có ngưng kết, nhưng nếu nhìn qua kính hiển vi thì không thấy hồng cầu ngưng tụ với nhau mà chỉ thấy chúng tập hợp đính chặt nhau làm thành từng chuỗi như chuỗi tiển. Hiện tượng này thường thấy trong những trường hợp dùng loại kháng huyết thanh mẫu có đậm độ protein hoặc hiệu giá cao, hay khi hồng cầu định thử bị thay đổi (của bệnh nhân viêm phổi, sốt rét, cúm, bệnh đa u tuỷ...). Muốn phân biệt, có thể pha loãng giọt máu trong dung dịch sinh lý, nếu ngưng kết thật thi đám hồng cầu sẽ lắng xuống dưới. Nếu là ngưng kết giả thì hồng cầu sẽ trộn đều

với huyết thanh mà cho mỗi hỗn dịch màu hồng.

(3) Hiện tượng Thomsen hay là ngưng kết do vi khuẩn. Hiện tượng này xảy ra khi hồng cầu mẫu hay kháng huyết thanh mẫu dùng lâu bị nhiễm khuẩn. Ngưng kết xây ra không phải do kết hợp kháng nguyên - kháng thể đặc hiệu nhóm máu

mà là do những thay đổi do vi khuẩn gây ra trên mặt hồng câu và trong huyết thanh. Cho nên những thứ dùng nhiều lần trong phản ứng phải giữ cho được vô trùng và bảo quản trong tủ lạnh. Khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn thì phải bỏ.

(4) Hiện tượng loạn ngưng kết. Có tác giả cho rằng hiện tượng này và hiện tượng Thomsen là một song thực ra loạn ngưng kết có thể gặp không phải trong nhiễm trùng mà là do dùng hồng cầu trữ lâu ngày trong nhiệt độ cao. Đây là hiện tượng ngưng kết lan tràn với tất cả mọi loại kháng huyết thanh hợp cũng như không hợp. Cách đề phòng là trữ hồng cầu trong nhiệt độ thích hợp và thay hồng cầu mới.

) Hiện tượng tự ngưng kết. Đôi khi giữa hồng cầu và huyết thanh của cùng một người có phản ứng ngưng kết. Hiện tượng này có thể gặp ở những người bị đau gan, vàng da sung huyết hay bị mẫn cảm với thuốc. Đó là bệnh tự miễn và cần phát hiện tự ngưng kết tế (xem phần đưới).

(6) Ngưng kết tố lạnh. Trong mùa lạnh, khi nhiệt độ của một số người gây ngưng kết với các loại hổng cầu. Nhưng khi cho phản ứng tiến hành trong nhiệt độ ấm thì không xuất hiện. Đó là trong huyết thanh có ngưng kết tố lạnh, một loại kháng thể chỉ hoạt động trong nhiệt độ thấp. Có thể khử bằng cách đun huyết thanh lên 56°C trong mét gid.

(7) Ngưng kết do phụ loại: Các phụ loại của nhóm máu A có thể gây nên những hiện tượng ngưng kết không rõ ràng hoặc ngưng kết giả. Ví dụ như ngưng kết tố chống A; có phản ứng với hồng cầu loại O hoặc như hồng cầu loại A;B dễ nhầm với loại B.

3.2. Phản ứng ngưng kết gián tiếp (thụ động)

3.2.1. Nguyên lý: Phản ứng này có độ nhạy cao nên dùng để phát hiện các kháng thể chống lại các KN hoa tan ma phan ting tủa không phát hiện được. Người ta gắn các phân tử KN hoà tan lên bề mặt các tiểu phần tự nhiên (hồng cầu) hay nhân tạo (latex, bentonit...), các tiểu phần có tác dụng như giá đỡ. Phản ứng xảy ra khi trộn với huyết thanh có KT tương ứng.

3.2.2. Các phản ứng ngưng kết thụ động

Phần ứng ngưng kết thụ động được sử đụng nhiều trong vi sinh vật, huyết học để phát hiện KT hoà tan. Gần đây, người ta áp dụng nguyên lý này để sản xuất kít SERODIA để sàng lọc HIV trong truyền máu.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng (Trang 204 - 207)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)