KỸ THUẬT THU GOM MAU
I. KY THUAT LAY MAU BANG TUI CHAT DEO
7. Tiến hành lấy máu
— Nếu thấy cần thiết có thể kiểm tra lại các thông tin người cho máu đã nêu ở trên.
—~_ Hỏi xem người cho máu có thoải mái, đễ chịu và đã sẵn sàng cho máu chưa.
— Kiểm tra lại tư thế nằm của người cho đã thoải mái hợp lý chưa.
— Độc lộ thật cao cánh tay người cho ở bên dự định lấy máu.
— Dat day garé: d6 chặt vừa phải, phía trên nếp gấp khuỷu tay khoảng 5-7cm.
._— Chọn vị trí chọc ven: chọn ven to, căng, ít đi động, thường nằm ở giữa nếp lan khuyu tay. Luu ý việc lựa chọn vị trí chọc ven cần rất cẩn thận để tránh gây các trục trặc trong giai đoạn sau và gây đau cho người cho máu. Nếu chưa thật
thoải mái với ven đã chọn thì có thể so sánh với ven ở tay bên kia để chọn được ven tốt nhất.
— Một lần nữa kiểm tra lại độ toàn vẹn của túi máu và kim, dung dịch chống đông, các nội dung đã ghi.
~ Làm một nút thất lỏng trên dây lấy máu cách kim lấy máu khoảng 15-90cem sau đó đùng panh kẹp chặt dây lấy máu lại. Có thể không cần làm nút thắt này nếu ta sử dụng kỹ thuật hai panh kẹp khi hoàn thiện quá trình lấy máu, nhưng kỹ thuật này hơi rườm rà và có một số nhược điểm nên chúng tôi không đề cập ở đây.
7.2. Tiến hành lấy máu
~_ Trong những trường hợp lấy máu lưu động, số lượng người cho nhiều, có thể gây mất trật tự, người kỹ thuật viên hoặc y tá phụ trách lấy máu nhiều giường nên kiểm tra sự phù hợp về các thông tin người cho với các nội dung được ghi trên thẻ và túi lấy máu. Một lần nữa hỏi người cho máu đã sẵn sàng chưa..
— Tiến hành chọc ven, dùng cổn lod hoặc cổn 70° sát trùng vị trí định tiến hành chọc ven. Động tác chọc ven cần tiến hành chính xác, nhanh chóng và dứt khoát. Đi qua da ở vị trí cạnh ven (tránh đi thẳng vào vị trí có ven do dễ gây loang máu ra xung quanh vị trí chọc, rất xấu về mặt kỹ thuật) sau đó đưa kim vào lòng -
ven, chú ý cần đưa kim sâu vào trong lòng ven để kim được cố định tốt tránh gây
` di lệch về sau.
Khi đã cảm giác được kim nằm trong ven rồi, ta mở panh kẹp dây lấy máu sẽ thấy máu chảy nhanh từ dây lấy máu vào túi.
—_ Cố định tốt kim bằng băng dính sau khi theo dõi thấy máu chảy tốt.
— Chú ý nếu động tác chọc ven không thành công, có thể đò tìm tĩnh mạch (ven) cần phải cố gắng hết sức, tránh gây đau đớn cho người cho. Sau một hoặc hai lần đò không được, thì không nên cố quá mà nên đối cho người kỹ thuật viên hoặc y tá khác làm giúp. Nếu cảm giác không tin tưởng thành công thì nên đổi sang tay khác và cho người cho máu nghỉ một lát, Cần lưu ý trước khi rút kim ra khỏi tay người cho máu cần kẹp lại dây lấy máu (tháo garô, đặt băng vô trùng vào chỗ chọc). Khi rút kim kiểm tra xem có máu đông ở đầu kim hay không, nếu không có cần đậy ngay mũi kim lại. Nếu có cục đông ở đầu kim thì đốc ngược túi máu, mở nhẹ panh kẹp dây dùng một lượng rất nhỏ dung dịch chống đông trong túi để đẩy cục đông ra khổi mũi kim, sau đó kẹp panh dây lấy máu và đậy mũi kim lại. Thực hiện lại từ đầu với lần chọc thứ hai với sự cẩn thận cao hơn.
7.3. Theo dối quá trình lấy máu
— Theo dai tình trạng người cho máu trong quá trình lấy máu: với các biểu hiện về nét mặt, sắc da.. Thỉnh thoảng có thể hỏi người cho máu một số câu xã giao. Nếu có biểu hiện không bình thường thì cần ngừng ngay quá trình cho máu,
~ Tron chat chống đông và máu: động tác này không phải làm nếu lấy bằng máy lắc máu. Nếu sử dụng bằng tay thì có thể làm động tác xoa bóp, nhổi ép hoặc đảo chiều túi máu một cách nhẹ nhàng. Động tác này cần được làm liên tục trong phút đầu tiên, sau đó có thể chỉ cần làm khoảng 50m1/1 lần (1-2 phút⁄/1 lần).
— Nên yêu cầu người cho máu nắm chặt bàn tay, hoặc co bóp bàn tay (có thể đùng quả nắm) để máu chảy được tốt hơn. Nếu thấy dòng chảy kém, cần kiểm tra lại garô hoặc lỏng hoặc chặt quá, kiểm tra lại vị trí kim được cố định có tốt không.
— Theo dõi thể tích máu được lấy: như đã trình bày ở trên.
+ Nếu dùng máy lắc máu: sẽ tự động khoá dây lấy máu và báo động khi đủ lượng máu định lấy.
+ Với lấy máu bằng cân: tổng trọng lượng túi máu đã đến trọng lượng yêu cầu tức là đã lấy đủ máu theo dự tính.
+_ Với lấy máu bằng hộp lồng: khi lấy đủ máu ta sẽ thấy túi máu nằm chật trong hộp lồng, lắc túi máu sẽ có cảm giác chặt.
7.4. Hoàn thiện quá trình lấy máu: khì đã lấy đủ lượng máu dự định.
— Thắt chặt nút thất lỏng được làm lúc trước đến khi thấy nút thắt trắng ra không có máu nằm ở nút là đạt yêu cầu.
—_ Kẹp đây lấy máu sát với nút thắt về phía kim.
— Kéo panh kẹp về phía kim, cách nút thắt khoảng 2-3em. Khi kéo panh ra ta sẽ thấy phần dây giữa nút thắt và panh kẹp lại và không có máu ở đoạn đó là được.
—_ Dùng kéo cắt dây lấy máu ở đoạn giữa nút thắt và tay kẹp tách rời túi lấy máu khỏi người cho.
—- Lấy máu vào ống nghiệm: mở nhẹ panh kẹp lấy một lượng máu vừa đủ,
sau đó lại kẹp lại, tháo dây garô, đặt bông vô trùng vào vị trí chọc ven, rút kim ra từ từ (tránh rút kim nhanh gây phan ting cho người cho máu), phần máu trong đoạn đây còn lại cho nốt vào ống nghiệm thử lai. Day nit kim và bổ đoạn day và kim vào hộp chứa đồ thải.
— Cố định bông cầm máu bằng băng dính, nhưng nên nhắc người cho duỗi tay, lấy tay kia ấn bông cầm máu khoảng vài phút. Không nên gập tay dễ gây chảy máu do bông không ép chặt vào vết chọc kim.
- Hỏi người cho máu có đễ chịu sau khi cho máu không. Nên để người cho máu nằm thêm một vài phút sau khi cho, trả cho họ thể hoặc phiếu cho máu sau
khi điển lượng máu đã cho. Hướng dẫn người cho máu ra nơi ăn điểm tâm nhẹ sau
khi cho máu. Cần cảm ơn người cho máu.
- Dung kim vuốt vuốt phần máu trong dây về túi máu làm từ một đến hai lần để máu trong đây được trộn lẫn với chất chống đông.
~ Gia cd thêm nút thắt trên dây lấy máu bằng máy hàn hoặc khoá nhôm (ở vị trí sát với nút thắt đã được làm) .
— Ghi số lượng máu được lấy lên nhãn túi, hoàn chỉnh nốt các thông tin yêu cầu
nếu còn thiếu. Chuyển các túi máu và ống nghiệm sang bộ phận tiếp theo.
Il. KY THUAT THU GOM MÁU, CÁC THÀNH PHAN MAU BANG MAY TU DONG
(xem chương 6)