TUYỂN PHỤN NGƯỜI 0H0 MÁU

Một phần của tài liệu Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng (Trang 239 - 244)

1. Mở đầu

Tuyển chọn người cho máu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ sở truyền máu trong việc đảm bảo cung cấp máu một cách đầy đủ và an toàn,

— Người cho máu có thể cho máu toàn phần, hoặc từng thành phần máu của mình.

~ Hiện tại ở nước ta có ba nhóm người cho máu chính sau:

+_ Người cho máu chuyên nghiệp

+_ Người nhà, người thân bệnh nhân cho máu +_ Người cho máu nhân đạo, không lấy tiền

Một nhóm nữa trong người cho máu là người cho máu tự thân không đề cập đến trong bài này. Mục tiêu của ngành truyền máu là phải sớm nhất tiến tới có một hệ

thống người cho máu thường xuyên, tình nguyện, nhân đạo và không lấy tiền.

2. Nguyên tắc

| Viée tuyén chọn người cho máu phải đạt được những mục tiêu và nguyên tắc sau:

— Người cho máu là người hoàn toàn tự nguyện, khoẻ mạnh, không thuộc các đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

~ Phai đảm bảo được sức khoẻ người cho máu, không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ hoặc các bệnh lây nhiễm do quá trình cho máu.

—_ Có được các đơn vị máu có chất lượng để đảm bảo được hiệu quả điều trị tốt, đồng thời không gây ra các bệnh lây truyền qua đường truyền máu cho bệnh nhân.

— Việc tuyển chọn người cho máu được tiến hành đồng thời tại các cơ sở truyền máu, lấy máu lưu động theo quy định chung

— Quản lý người cho máu: người cho máu phải được lập hễ sơ theo đối cẩn thận với nội dung sau:

2.1. Nhân thân (lý lịch người cho máu): Khi một người đến cho máu ta phải có được các thông tin về họ một cách cụ thể và chính xác gồm:

— Họ và tên - Giới

— Ngày tháng năm sinh

— Địa chỉ

— Số điện thoại nếu có

— Nghề nghiệp

—_ Nơi công tác

— Tiền sử bệnh tật

—_ Tình trạng sức khoẻ hiện tại

Với những người mới, họ đến để tham gia vào nhóm người cho máu chuyên nghiệp chúng ta phải lập số hồ sơ và thẻ người cho máu, vậy cần bổ sung thêm:

+_ Ảnh chụp gần nhất + Đặc điểm nhận dang

Qua hỏi về tiển sử bệnh tật và tình trạng sức khoẻ hiện tại của người cho

máu, một vấn để quan trọng là xác định xem người cho máu có thuộc nhóm nguy cơ cao hay không ?

Để xác định thân nhân người cho máu, nếu có thể được ta nên tham khảo thêm giấy tờ tuỳ thân của họ để khẳng định được tính chính xác về các thông tin có được. Với người cho máu họ đến để trở thành người cho máu chuyên nghiệp thì việc điểu tra này với lần đến đầu tiên là rất cần thiết.

2.2. Diễn biến sức khoẻ qua mỗi lần cho máu

Để có thể đạt được yêu cầu này, chúng ta cần có và lưu giữ các thông tin về khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm, ngày khám và cho máu, lượng máu được lấy sau mỗi lần cho máu.

2.2.1. Các kết quả khám lâm sàng

— Trước mỗi lần cho máu, đặc biệt với lần cho máu đầu tiên, người cho máu cần được trao đổi cẩn thận với thầy thuốc của cơ sở lấy máu. Qua đó có thể thấy được hoặc không ở người đến cho các hành vi nguy cơ cao trước khi đến cho máu hoặc giữa hai lần cho mau), cac chéng chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đồng thời giáo dục cho họ về sự cần thiết của máu trong điều trị song song với nó là sự an toàn của máu được cho ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ của các bệnh lây truyền, qua đường truyền máu. Chúng ta cần có các nội dung điều tra cụ thể được chuẩn bị trước một cách kỹ lưỡng, có thể vừa hỏi trao đối vừa ghi nhận hoặc người cho máu sẽ tự ghi sau khi được hướng dẫn cẩn thận. Để thực hiện được một cách hiệu quả công việc này, chúng ta phải đảm bảo được nguyên tắc bí mật riêng tư của người cho mâu và phải làm sao để họ tin cậy và trả lời một cách trung thực. Điều này rất khó thực hiện được với người cho máu chuyên nghiệp, chỉ có thể làm tốt khi một người đến với chúng ta để cho máu một cách hoàn toàn tự nguyện, nhân đạo và không lấy tiền.

—_ Tình trạng chung về sức khoẻ:

+ Chiều cao

+ Cân nặng + Da, niêm mạc

+ Các biểu hiện cơ năng sau mỗi lần cho máu + Tinh trang hệ thống tìm mạch trước mỗi lần cho

— Khoảng thời gian giữa hai lần cho máu

2.2.2. Một số các xét nghiệm về sức khoả người cho máu

— Huyết sắc tế

— Đường niệu, protein niệu

— X quang tim phổi

2.2.3. Các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường truyền máu

— Các bệnh do virus:

+ Viêm gan B + Viêm gan C + HIV

— Các bệnh do virus và ký sinh trùng:

+ Sốt rét + Giang mai

Tuy theo cdc diéu kién có thể về nhân lực, kỹ thuật và khả nang tài chính, từng cơ sở truyền máu có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm ở mức độ chính xác cao hơn, khi đã có thì cũng cần lưu giữ các kết quả này trong hề sơ người cho máu.

Cũng tuỷ theo nhu cầu, khả năng kỹ thuật, nhân lực và tài chính, để lưu giữ

các thông tin nói trên về người cho máu cả về lý lịch người cho, các theo đối về lâm sàng và xét nghiệm, chúng ta có thể phối hợp hoặc sử đụng một trong các hình thức sau:

— Bằng hề sơ

— Bằng phiếu lỗ

— Hoặc tìn học

Cần lưu ý các thông tin về người cho máu phải được cập nhật kịp thời, chính xác để có thể theo đối diễn biến sức khoẻ người cho qua mỗi lần cho máu và tư vấn cho họ một cách kịp thời. Mặt khác theo dõi được chất lượng và sự an toàn của đơn vị máu được lấy để có biện pháp xử lý phù hợp.

Việc quản lý hồ sơ người cho máu phải đảm bảo nguyên tắc bí mật cho người cho máu. Các thông tin thu được chỉ nhằm mục đích chuyên môn, tư vấn người cho máu, tránh tuyệt đối gây ra sự hiểu lầm và những phiền phức đối với người cho.

3. Các tiêu chuẩn cho máu

Các tiêu chuẩn sau đây chủ yếu vẫn dựa theo quy chế truyền máu do B6 Y tế ban hành năm 1992

3.1. Tuổi: Đối với nam: 18-60 tuổi Đối với nữ: 18-55 tuổi 3.2. Cân nặng: Đối với nam: > 45 kg

Đối với nữ: > 42 kg

3.3. Khoảng cách giữa hai lần cho máu: là 9,5 tháng. Tốt nhất nên áp dụng thêm một yêu cầu là không quá 5 lần/ năm đối với nam, và không quá 3 lần/ năm đối với nữ.

3.4. Thể tích máu được lấy: Không vượt quá 7 ml/ 1 kg thể trọng; hoặc không quá

18% thể tích mầu ước tính.

341

3.5. Các tiêu chuẩn về lâm sảng

—_ Người cho máu phải hoàn toàn tình nguyện, khoẻ mạnh.

- Là những người không có biểu hiện về các hành vi nguy cơ cao (không thuộc nhóm người nguy cơ cao).

— Không có các chống chỉ định cho máu tạm thời hoặc vĩnh viễn - Hệ thống tim mach:

+ Mạch: 60 nhịp < Mạch < 100 nhịp/ phút

+ Huyết áp: 90 mmHg < Huyết áp tối đa < 140 mmHg

3.6. Các tiêu chuẩn về xét nghiệm 3.6.1. Các xét nghiệm huyết học

Huyết sắc tố >110g/1 đối với cả nam và nữ, tốt nhất là được >12õg/1 đối với cả nam và nữ

3.6.2. Các xét nghiệm sàng lọc các bệnh virus

— Viêm gan B: âm tính

— Viêm gan : âm tính - HIV : âm tính

3.6.3. Các xét nghiệm sàng lọc các bệnh vi trùng và ký sinh trùng - .Sốt rét: âm tính

~ Giang mai: âm tính 3.6.4. Các xét nghiệm khác

— Đường niệu, protein niệu: âm tính

— X quang tim phổi: bình thường

4, Tiêu chuẩn người cho huyết tương và tế bào

Trừ các trường hợp đặc biệt thì người cho huyết tương hoặc cho tế bào cũng phải có các tiêu chuẩn theo thông lệ như người cho máu toàn phần bình thường về tuyển trọn, quản lý người cho.

4.1, Cho tế bảo: người cho máu cũng phải được kiểm tra

— Kiểm tra lâm sàng

~ Mạch, huyết áp

— Đường, protein niệu

— Các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền

—_ Các xét nghiệm huyết học, sinh hoá:

+ Đếm số lượng hỗng cầu, bạch cầu, tiểu cầu + Protein huyết thanh, protein toàn phần + Điện giải để

+ Định lượng một số protein huyết thanhví du: albumin, IgG..)

Các xét nghiệm trên phải có kết quả bình thường. Về số lần cho tế bào không quá 2 lần/ năm. Trừ các trường hợp hết sức đặc biệt cần thiết ví dụ trong các trường hợp miễn dịch đặc biệt hoặc người cho máu có quan hệ ruột thịt với người nhận, thì số lần có thể tăng lên tối đa là 4 lần/ năm.

Cần chú ý rằng việc cho tế bào chỉ thực hiện với người cho dưới 50 tuổi.

4.2. Cho huyết tương: người cho cần phải được kiểm tra

— Kiểm tra lâm sàng

— Mạch, huyết áp

—_ Huyết sắc tố hoặc hematocrit

—_ Các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền

- Các xét nghiệm sinh hoá: phân tích protein huyết thanh (protein toàn phần hoặc định lugng mét sé protein nhu albumin va IgG).

— Đếm số lượng tiểu cầu > 150 G/1

Các kết quả trên phải nằm trong giới hạn bình thường.

Khi cho huyết tương người cho có thể cho tối đa:

+ 10 lit trong 1 nim + 9 lít trong 1 tháng

+ Khong qua 500ml trong 1 lan

Thời gian tối thiểu để có thể cho máu toàn phần sau khi cho huyết tương là 48 gid.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng (Trang 239 - 244)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(345 trang)