Ý NGHĨA CỦA “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 20 - 31)

A. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”

III. Ý NGHĨA CỦA “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”

Sự xuất hiện tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (2-1848) là sự kiện vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Từ đây, tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ không tưởng bắt đầu chuyển thành khoa học. Phong trào vô sản bước vào giai đoạn tự giác vì có lý luận tiên tiến dẫn đường. V. Lênin nói “ Cuốn sách mỏng ấy có giá trị bằng hàng bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu trong thế giới văn minh"13

Gần 160 năm qua, những nguyên lý của Tuyên ngôn của đảng cộng sản vẫn còn giá trị và đòi hỏi vận dụng sáng tạo. Giai cấp tư sản đã từng đóng vai trò là giai cấp tiến bộ, cách mạng, giờ đây, sự thống trị của họ không còn thích hợp. Chủ nghĩa tư bản có những thành tựu đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng bản chất bóc lột, mâu thuẫn nội tại của nó căn bản không hề mất đi.

Nhận thức về giai cấp công nhân hiện nay có nhiều nét mới. Năm 2000 tổng số công nhân thế giới đã lên tới 800 triệu (1885, mới có 10 triệu). Tổng số công nhân qua một thế kỷ tăng 80 lần (dân số thế giới tăng 3 lần). Cơ cấu giai cấp công nhân cũng có sự biến đổi. Công nhân các ngành nghề mới, hiện đại, sự lành nghề, có trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật tăng nhanh. Công nhân đã có sở hữu tài sản nhất định, mức sống, trí tuệ cao hơn. Trong các nước xã hội chủ nghĩa họ là giai cấp nắm quyền, là chủ nước nhà. Trong các nước tư bản, công nhân có cổ phần, được tham gia quản lý. Về tiêu chí nghề nghiệp, công nhân luôn là người lao động không có tư liệu sản xuất chủ yếu. Họ vẫn là người làm thuê, bán sức lao động. Tỷ số bị bóc lột giá trị thặng dư và lao động vẫn ngày càng tăng. Đại đa số công nhân (9/10) trong các nước tư bản vẫn là đối lập của tư hữu tư bản xã hội chủ nghĩa và

13 Lênin, To n tà ập. NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 1981, tập 2. tr. 10.

tiếp tục bị bần cùng hoá tương đối và tuyệt đối. Giai cấp công nhân vẫn là chủ thể chân chính, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất nhất.

Từ những bài học thành công và thất bại gần thế kỷ qua, từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, chủ nghĩa xã hội trên thế giới có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Tuyên ngôn đòi hỏi vận dụng sáng tạo những nguyên lý để giải quyết những vấn đề nẩy sinh từ hiện thực, đấu tranh chống khuynh hướng sai lầm. Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp, có sự đan xen và đấu tranh quyết liệt giữa cái mới và cái cũ, giữa cái chủ nghĩa xã hội và cái không phải chủ nghĩa xã hội, phải sử dụng một số hình thức trung gian, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ, đoàn kết và hợp tác lâu dài.

Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng, hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và toàn xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội, coi trọng phát huy nguồn lực tinh thần, nhất là lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường và trí sáng tạo của nhân dân ta để phát triển đất nước.

B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “LÀM GÌ “ CỦA V.I. LÊ-NIN (Lênin, Toàn tập. NXB Tiến bộ, Mátxcơva. 1975, tập 6) I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TÁC PHẨM

Từ thế kỷ XVIII đến khi cuối thế kỷ XIX là thời kỳ xác lập và phát triển tương đối hoà bình của chủ nghĩa tư bản. Đầu thế kỷ XX, các nước tư bản ở Tây Âu, Mỹ và Nhật bản chuyển dần sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Từ khi Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời (2-1848) đến Công xã Pari (1871) là thời kỳ chủ nghĩa Mác truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân các nước.

Sau khi Quốc tế thứ nhất (1864-1876) giải tán, Ph.Ăngghen đã đứng ra thành lập Quốc tế II (1889). Phong trào công nhân phát triển theo bề rộng, các Đảng công nhân, xã hội dân chủ ở nhiều nước lần lượt ra đời và thừa nhận chủ nghĩa Mác là vũ khí tư tưởng và nền tảng lý luận của mình. Quốc tế II, sau khi Ph. Ăngghen mất (1895) ngày càng sa vào chủ nghĩa cơ hội, từ bỏ đấu tranh chính trị và chuyên chính vô sản ( điển hình là lãnh tụ Bestanh, Cauxky...).

Đến những năm 60 của thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản ở nước Nga mới bắt đầu phát triển, chậm hơn các nước khác ở Tây Âu. Dưới chế độ Nga Hoàng, nông nghiệp rất lạc hậu, những tàn tích phong kiến còn rất nặng nề. Nga hoàng thủ tiêu tất cả mọi quyền tự do chính trị và dân chủ của mọi người dân. Đến đầu thế kỷ XX, trung tâm cách mạng thế giới chuyển sang nước Nga, nơi chứa đựng tất cả các mâu thuẫn cơ bản của thời đại và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn ấy.

Giai cấp công nhân Nga phát triển rất nhanh đuổi kịp và vượt Anh, Mỹ.

Trong 25 năm (1865 - 1890) số công nhân Nga ở các nhà máy và đường xe lửa tăng từ 7 vạn đến 1 triệu 50 vạn người. Các cuộc đấu tranh tự phát phá máy, phá cửa kính, bãi công đang lan rộng. Các tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Nga đã xuất hiện. Năm 1875 tại Ô-đéc-xa Hội liên hiệp công nhân miền Nam Nga và năm 1878 tại Pê-téc-bua Hội liên hiệp công nhân Nga Miền Bắc được thành lập nhưng bị Nga Hoàng tập trung đàn áp nên sớm bị tan vỡ. Dù vậy phong trào bãi công của công nhân vẫn tiếp tục tăng nhanh. Trong 5 năm 1881-1886 đã có 48 cuộc bãi công thu hút 8 vạn công nhân tham gia. Cùng thời gian này những sách báo mác xít từ nước ngoài đã được bí mật đưa vào Nga.

Các tổ chức mác xít Nga đầu tiên đã được thành lập. Nhóm Mác xít Nga đầu tiên ra đời năm 1883 là nhóm Giải phóng lao động do Pơlêkhanốp tổ chức ở Giơnevơ, Thuỵ sĩ. Họ xuất bản báo chí tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào trong nước Nga. Trước đó ở Nga đã có phái Dân tuý, cũng đấu tranh chống Nga Hoàng nhưng có quan điểm và phương pháp khác. Phái Dân tuý cho rằng nông dân là lực lượng có thể lật đổ Nga hoàng. Họ chủ trương ám sát cá nhân; phủ nhận vai trò của quần chúng và cho rằng tính tích cực chủ yếu là do những vĩ nhân, anh hùng. Sự nguy hiểm của phái Dân tuý là làm lạc hướng đấu tranh chống giai cấp bóc lột, xoá bỏ sự thống trị của nó. Họ làm mờ nhạt và phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của giai

cấp công nhân do đó kìm hãm sự thành lập chính Đảng độc lập của nó. Muốn đưa chủ nghĩa Mác vào Nga phải chống phái Dân tuý.

Nhóm Giải phóng lao động đã đấu tranh chống sai lầm của phái Dân tuý nhưng họ cũng mắc những sai lầm tán thành phương pháp khủng bố cá nhân, phủ nhận vai trò của nông dân, liên minh công nông, đề cao vai trò của giai cấp tư sản tự do. Trong thực tiễn, nhóm nàychưa có liên hệ với phong trào công nhân. Năm 1895, khi Lênin14 đễn Pêtécbua, Người hợp nhất các tổ chức mác xít ở đây thành lập Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân Pêtécbua. Cuối năm 1895, Lê-nin và một số lãnh tụ khác bị bắt. Trong Hội có những người phê phán Lênin là "phái già" và tự xưng là “phái trẻ". Họ coi rằng đấu tranh chính trị là của giai cấp tư sản tự do. Giai cấp công nhân chỉ nên đấu tranh kinh tế, đòi cải thiện đời sống. Người ta gọi đây là “Phái kinh tế”, phái cơ hội thoả hiệp đầu tiên trong hàng ngũ các tổ chức mác xít ở Nga.

Phái Kinh tế phủ nhận sự cần thiết phải có chính Đảng độc lập của giai cấp công nhân, muốn biến công nhân phụ thuộc chính trị vào giai cấp tư sản. Phái này có hai cơ quan ngôn luận riêng là tờ báo Tư tưởng công nhân ở Nga và tờ Sự nghiệp công nhân ở nước ngoài. Hai tờ báo này đều tuyên truyền cơ hội chủ nghĩa cho rằng đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản phụ thuộc vào đấu tranh kinh tế. Họ sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân và phủ nhận sự cần thiết phải có một chính Đảng độc lập, tập trung thống nhất của giai cấp công nhân. Trong khi đó, Nga Hoàng đang đàn áp dã man, bắt tù và đầy ải các lãnh tụ của phong trào.

Nội bộ các tổ chức mác xít ở Nga đang có sự không thống nhất về tư tưởng và tổ chức.

Đại hội lần thứ nhất Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga họp vào 3/1898 tại Minxcơ. Đại hội tuyên bố thành lập Đảng nhưng trên thực tế Đảng chưa thực sự hình thành. Đảng chưa ra được Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, Ban chấp hành Trung ương vừa được bầu ra đã bị Nga Hoàng bắt hầu hết và không có người thay thế. Do ảnh hưởng nặng nề của Phái Kinh tế, sự dao động về tư tưởng và tổ chức trong ban chấp hành và địa phương ngày càng lớn. Do đó Đại hội này không được coi là Đại hội thành lập Đảng.

14V.I.Lê-nin sinh 1870 tại Ximbiếcxcơ nay l th nh phà à ố Ulianốpxcơ. Sau khi học đại học, năm 1895, Lê-nin về Pêtécbua hoạt động trong các nhóm mác xít đầu tiên ở đây. Tháng 12-1895, Lê-nin bị Nga Ho ng bà ắt tù, đến năm1897, Người bị Nga Ho ng kà ết án, đày ở Xibêri. Tháng 1-1900, hết hạn tù, Lê-nin tiếp tục hoạt động cách mạng. Nga Ho ng không cho phép Lê-nin à ở thủ đô v cácà th nh phà ố lớn v cho ngà ười theo dõi, thủ tiêu. Tháng 7-1900, Người bí mật sang Đức, bắt đầu quãng đời lưu vong. Tại th nh phà ố Muy khen, Người tham gia sáng lập (1900) tờ báo Tia lửa v tà ờ Mác xít bất hợp tác đầu tiên cho to n nà ước Nga. Qua 52 số phát h nh có V.I. Lê-nin tham gia biênà tập, Tia lửa thực sự l trung tâm à đo n kà ết các lực lượng cách mạng đấu tranh chống Nga Ho ngà v b n và à ề những vấn đề cơ bản để xây dựng Đảng của giai cấp công nhân Nga.

Bắt đầu từ đâu? làm gì để giải quyết khó khăn đó. Trong các nhóm mác xít ở Nga có hai xu hướng là họp Đại hội II để thành lập Đảng, hai là, theo Lê-nin, cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của Đảng, phân định rõ ranh giới với phái cơ hội trước khi lập Đảng.

Từ tháng 5-1901, V.I. Lê-nin viết bài báo Bắt đầu từ đâu? đăng trên báo Tia lửa, sơ khảo dàn bài tác phẩm Làm gì? Mùa thu năm đó, Người viết bài Mạn đàm với những người bảo vệ chủ nghĩa kinh tế, là bản tóm tắt tác phẩm Làm gì?

Cuốn sách được Lênin viết xong tháng giêng năm 1902, viết lời tựa tháng Hai và ngày 10 tháng 3 tờ Tia lửa số 18 ra thông báo là cuốn sách đã xuất bản.

Cuốn Làm gì? được V.I. Lênin cho tái bản thành tập Trong12 năm (xuất bản 1907). Lần này, Lê-nin chỉnh lý, rút ngắn, bớt phần luận chiến. Tác phẩm "Làm gì?" mà ta nghiên cứu là bản xuất bản năm 1902, có đối chiếu bản 1907.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM "LÀM GÌ ?"

1- Tính tự phát và tính tự giác trong phong trào công nhân

Giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp, nó ra đời và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp. Tính tự phát của phong trào công nhân là yếu tố chủ quan, yếu tố nhận thức lý luận, công tác tổ chức và tư tưởng là yếu tố khách quan của phong trào.

Phái Kinh tế phê phán những người dân chủ-xã hội theo Lê-nin là đánh giá thấp ý nghĩa của yếu tố khách quan hoặc yếu tố tự phát. Họ viện câu nói của Mác là một bước tiến của thực tiễn còn hơn một tá cương lĩnh để nhấn mạnh, với công nhân làm thêm một đồng rúp còn hơn thân thiết và quý hơn là theo đuổi mục đích chính trị. Đây là quan điểm duy vật kinh tế, phủ nhận vai trò tích cực tác động trở lại của ý thức và hoạt động tự giác của con người. Trong điều kiện bị Nga Hoàng đàn áp dã man, luận điểm trên rất nguy hiểm, ru ngủ công nhân vào nhiệm vụ trước mắt mà quên mất nhiệm vụ lâu dài. Họ sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân, thực chất là họ theo đuổi và ủng hộ tư tưởng cơ hội của Bextanh

"Phong trào là tất cả, mục đích cuối cùng chẳng là cái gì cả".

V.I. Lê-nin đã chỉ rõ sùng bái tính tự phát mà hạ thấp yếu tố chủ quan, vai trò của lý luận là sai lầm cơ hội chủ nghĩa. Kinh tế không phải là yếu tố duy nhất và thường xuyên quyết định. Chính trị, tư tưởng, ý thức có vai trò tác động trở lại rất quan trọng. Phủ nhận vai trò tác động trở lại của ý thức là rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản không thể tự phát theo xu thế khách quan mà phải hoạt động, tự mình trở thành lực lượng chính trị độc lập, có đường lối lãnh đạo của đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản .

Điều kiện khách quan chi phối hoạt động của con người nhưng vai trò nhân tố chủ quan có thể có vai trò quyết định biến khả năng thành hiện thực. Con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới. Con người không thụ động trước sự biến đổỉ khách quan mà luôn phát hiện, tác động để chuẩn bị cho điều kiện khách quan sớm chín muồi phục vụ cho nhiệm vụ của mình. Nhưng chủ quan không phải tuỳ ý mà phải chứa đựng nội dung khách quan. Trên thực tế, điều kiện khách quan cần thiết cho những biến đổi cách mạng ở Nga đã chín muồi, phong trào công nhân phát triển rất nhanh. Lịch sử báo trước một cách mạng sắp đến gần và đòi hỏi phải đẩy những điều kiện khách quan đến chín muồi. Để làm được điều đó và đảm bảo cho cách mạng thành công, giai cấp công nhân phải được huấn luyện, phải có tính tự giác cao, đặc biệt là phải có một tổ chức lãnh đạo vững mạnh.

Phái Kinh tế khuyên nhủ những người xã hội- dân chủ chỉ nên phục vụ cho phong trào công nhân mà không nên lãnh đạo họ. Vì như thế là đẩy họ vào thế thụ động, theo đuôi phong trào. Trong bối cảnh đó, để đưa nhân tố tự giác vào phong trào công nhân, nhiệm vụ hàng đầu của những người dân chủ - xã hội là phải vạch trần rõ quan điểm lý luận sùng bái tính tự phát của phong trào công nhân của phái Kinh tế, đấu tranh, phải hoạt động để cải tạo hiện thực.

Trong mục a, b, c, đầu tác phẩm. V.I. Lê-nin đã luận chiến với tờ báo tưởng công nhân và tờ Sự nghiệp công nhân của Phái Kinh tế và chỉ rõ lúc đó nhiều người dân chủ - xã hội đang trong thiếu sáng kiến và nghị lực, thiếu quy mô tuyên truyền cổ động và tổ chức chính trị. Trong những giờ phút rối loạn, hỗn loạn về lý luận mà sùng bái tự phát và đấu tranh kinh tế thì chỉ là tầm thường hoá chủ nghĩa Mác về lý luận, thực tiễn là kéo lùi Đảng lại. Vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Mọi biểu hiện của tư tưởng giáo điều sách vở hoặc xét lại, đều dẫn đến tai hại không lường trước được.

2. Vai trò quan trọng của lý luận cách mạng

So với tất cả các lý luận đương thời, chủ nghĩa Mác là đỉnh cao khoa học, vạch ra những quy luật khác nhau vận động của xã hội loài người. Lý luận khoa học khi đã thâm nhập vào quần chúng thì sẽ biến thành sức mạnh vật chất. V.I. Lê- nin đã chỉ rõ, những người dân chủ - xã hội Nga đang đứng trước nhiệm vụ hết sức nặng nề. Một cuộc cách mạng lật đổ Nga Hoàng đang đến gần. Người đã xác định rõ chỉ có giai cấp vô sản Nga là người đầu tiên và phong trào cộng sản công nhân quôc tế đấu tranh lật đổ Nga Hoàng, thế lực phản động nhất ở Châu Âu và châu Á lúc đó.

Nhưng để làm tròn sứ mệnh cao cả ấy thì giai cấp vô sản Nga phải có đảng tiên phong được vũ trang lý luận cách mạng và khoa học là chủ nghĩa Mác. Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng. Không bao giờ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 20 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w