B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VIỆT NAM
- Các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và liên tục với những hình thức phong phú nhưng đều bị thất bại.
Ngay từ khi xâm lược 1858, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của mọi người dân Việt Nam yêu nước. Các phong trào yêu nước kháng Pháp của nhân dân ta đã diễn ra liên tục không khi nào dừng và lan rộng khắp cả nước. Nhìn lại lịch sử từ phong trào của Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, các cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực... đến Hoàng Hoa Thám, khởi nghĩa Yên Bái… Lực lượng tham gia là đông đẩo nhân dân, ngay trong nội bộ triều đình phong kiến cũng có phái chủ chiến, kiên quyết kháng Pháp như vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.. Phong trào Cần vương và các cuộc khởi nghĩa vũ trang gây cho thực dân Pháp thiệt hại nặng nề và nhiều nỗi kinh hoàng, khiếp đảm.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX liên tục diễn ra, như luồng gió mới thu hút đông đảo nhân dân đứng lên đấu tranh bằng nhiều con đường, nhiều hình thức đấu tranh chính trị, dùng sách báo tuyên truyền vận động dân chúng, khởi nghĩa,...
Mặc dù các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, sáng ngời tinh thần yêu nước với nhiều màu sắc phong phú. Do thiếu đường lối và giai cấp lãnh đạo đúng đắn, chưa thấy hết tầm vóc và những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng, chưa nhận thức rõ đối tượng và động lực của cách mạng nên thất bại của xu hướng bạo động là khó tránh khỏi. “Các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”41.
41Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu to n quà ốc lần thứ VII, ST, H, 1991, Tr.109
- Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khẳng định vai trò to lớn của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính của dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là tiêu chí thử vàng, là động lực mạnh mẽ của đất nước. Cách mạng giải phóng dân tộc khi đã đặt vào quỹ đạo của giai cấp vô sản thì chủ nghĩa yêu nước truyền thống phát triển thành chủ nghĩa yêu nước chân chính. Sức mạnh chủ nghĩa dân tộc chân chính của dân tộc Việt Nam đã được chứng minh qua thực tiễn đấu tranh oanh liệt cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Ngay trong triều đình nhà Nguyễn, bên cạnh những kẻ phản bội, ôm chân đế quốc cũng có những vị vua yêu nước, xả thân cứu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân; có những vị quan yêu nước treo ấn, từ quan đứng về phía nhân dân chống lại “cả Tây lẫn Triều”. Phong trào yêu nước Việt Nam thời kỳ này, tiếp nối truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc, thể hiện niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc, khẳng định truyền thống đấu tranh anh hùng, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
c. Các phong trào yêu nước đã tạo tiền đề tư tưởng và vật chất cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một cuộc khảo nghiệm lớn về con đường và tư tưởng cứu nước của nhân dân ta. Tiêu biểu là con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu với xu hướng bạo động; Cụ Phan Chu Trinh và xu hướng cải cách dân chủ tư sản. Những con đường trên tuy khác nhau nhưng đều mang màu sắc của tư tưởng dân chủ tư sản. Khởi nghĩa Yên Thế của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thiết thực hơn nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ phong kiến.
Tất cả sự thể nghiệm tư tưởng và các con đường cứu nước đó đặt ra cho những nhà cách mạng đi sau phải tìm ra một con đường cứu nước mới, phù hợp với xu thế phát triển khách quan của thời đại. Không thể giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trên lập trường giai cấp phong kiến, nông dân, tư sản hay tiểu tư sản mà cần giải quyết vấn đề dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người.
Những khả năng mới, lực lượng vật chất của phong trào yêu nước chính là những con người, những giai cấp, tầng lớp tiến bộ. Họ là những người tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, mang trong mình lòng yêu nước cao độ. Đúng như Nguyễn Ái Quốc viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”. Mảnh đất cách mạng đã được chuẩn bị sẵn. Cách mạng chỉ còn thiếu sự lãnh đạo của đội tiên phong giác ngộ. “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” 42.
2. Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước
42Hồ Chí Minh to n tà ập, T1, NXBCTQG, H, 1995, Tr.28
Lịch sử nước ta từ khi thực dân Pháp xâm lược đến những năm 20 của thế kỷ XX đã chứng kiến hơn 300 cuộc đấu tranh anh dũng chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Nhưng cuối cùng đều không giành được thắng lợi, không phải vì nhân dân ta thiếu ý chí giành độc lập mà là vì thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn kéo dài trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước là do các lãnh tụ của phong trào yêu nước không thấy được tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi. Từ khi Pháp xâm lược,Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Nước ta mất độc lập chủ quyền, thống nhất.
Xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc Pháp; mâu thuẫn giữa nhân dân ta mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này gắn liền với nhau. Xã hội Việt Nam muốn phát triển đi lên phải đồng thời giải quyết cả hai mâu thuẫn này.
Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không thể tách rời cuộc đấu tranh giành dân chủ tự do. Nhiệm vụ chống đế quốc vừa là nhiệm vụ dân chủ, vừa là nhiệm vụ dân tộc. Muốn độc lập, tự do thật sự và triệt để phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Do không nhận thức đúng đắn tính chất xã hội Việt Nam nên các lãnh tụ của các phong trào yêu nước đã không đề ra được mục tiêu và nhiệm vụ đúng đắn cho cách mạng.
Họ không thấy được đặc trưng của xã hội thuộc địa nửa phong kiến là đế quốc và phong kiến cấu kết với nhau chặt chẽ để áp bức, bóc lột nhân dân.
Thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến.
Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, con đường hướng tới tự do dân chủ thông qua cải cách, diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ với nhiều màu sắc phong phú, lần lượt bị thất bại cũng vì xác định không đúng nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng.
Nguyên nhân thứ hai là do hạn chế của lãnh tụ các phong trào dân tộc. Trước kia, giai cấp phong kiến đã từng giương cao ngọn cờ dân tộc đấu tranh đánh thắng phong kiến phương Bắc. Từ thế kỷ XVIII trở đi, chế độ phong kiến đã suy tàn lại phải đối phó với kẻ thù mới, lớn mạnh nên giai cấp phong kiến đã tỏ ra bất lực.
Các lãnh tụ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản có quyết tâm cứu nước nhưng chưa nhận thức được xu thế phát triển khách quan của thời đại sau cách mạng tháng Mười Nga; chưa thấy được vấn đề giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội, con người; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả.
Trong thời đại mới, người đứng ở vị trí trung tâm, quyết định nội dung, phương hướng phát triển của nhân loại cũng không phải là giai cấp tư sản mà là giai cấp công nhân, giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, cách mạng nhất.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đến đây chứng minh rằng, giai cấp tư sản Việt Nam sinh sau, đẻ muộn trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, thái độ chính trị bạc nhược, cải lương chưa bao giờ giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Phong trào đấu tranh trong những năm 1923-1927 mang tính chất yêu nước, đòi tự do, dân chủ theo kiểu cách mạng tư sản như Tân Việt thanh niên đoàn tức Tâm Tâm xã (1923-1930); Hội phục Việt (1925); Đảng Thanh niên của Trần Huy Liệu (1926); Thanh niên Cao Vọng Đảng của Nguyễn An Ninh (1926-1929); Tân Việt cách mạng Đảng (1929-1930); Việt Nam quốc dân Đảng (1925-1930)...vv. Những tổ chức cách mạng nêu trên đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước nhưng họ chưa vạch ra được một đường lối cách mạng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của dân tộc và thời đại.
Nguyên nhân thứ ba: Các lãnh tụ yêu nước không nhận thức được sâu sắc vai trò của quần chúng nhan dân trong lịch sử, dựa chủ yếu vào uy tín cá nhân. Các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi liên tục, đấu tranh quyết liệt với kẻ thù để giành quyền sống, quyền làm người cho dân tộc phản ánh họ rất thương yêu nhân dân, vì dân nhưng không biết dựa vào quần chúng để làm cách mạng. Lực lượng tham gia các phong trào yêu nước chủ yếu là tầng lớp trên của xã hội, là giai cấp thống trị như địa chủ, phú nông, quan lại, binh lính và trí thức..., những người lao động nghèo khổ trước hết là nông dân, có lòng căm thù giặc sâu sắc, có sức mạnh “chở thuyền, lật thuyền”, chính là quần chúng nhân dân thì vắng bang.
Nguyên nhân thứ tư Các phong trào yêu nước không có phương pháp cách mạng đúng đắn. Nhà yêu nước Phan Bội Châu chủ trương dựa vào đế quốc chống đế quốc, dựa vào Nhật để chống Pháp. Nhà yêu nước Phan Châu Trinh thì chủ trương dựa vào thực dân Pháp để chống vua quan phong kiến. Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều chưa thống nhất được sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh cách mạng. Họ đều hướng ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc; biết tìm bạn đồng minh nhưng chưa biết gắn kết phong trào cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, chưa biết đặt cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới, không biết gắn phong trào đấu tranh của nhân dân ta với các dân tộc thuộc địa, nhất là những nước thuộc địa của thực dân Pháp.
Các Phong trào Đông Du, Duy Tân, hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng...
hoặc chủ trương đấu tranh chính trị, hoặc chỉ đề cao đấu tranh vũ trang, khi thì nặng về bạo động, hoặc thiên về ôn hoà, cải lương...chưa biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hình thức đấu tranh đó. Nhìn chung trong những năm 20 của thế kỉ XX, phong
trào dân tộc Việt Nam vẫn bế tắc, chưa tìm được lực lượng và con đường dẫn đến thắng lợi
3. Ý nghĩa lịch sử
Phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tuy không thắng lợi nhưng có tác dụng rất to lớn, phản ánh tinh thần yêu nước, quyết tâm cứu nước của dân tộc ta, cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước, mở mang dân trí, dân chủ, góp phần xoá bỏ các phong tục tập quán phong kiến lạc hậu, tập dượt quần chúng tham gia phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp với những hình thức phong phú.
Các phong trào dân tộc trong thời kỳ này thất bại do bế tắc về đường lối cứu nước. Sự bế tắc của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư sản đặt ra cho những nhà cách mạng đi sau phải tìm ra con đường khác cho cách mạng. Con đường đó phải phù hợp với xu thế khách quan của thời đại mới.
Đồng thời tạo điều kiện cho phong trào cách mạng tiếp nhận được tư tưởng tiên tiến dễ dàng, thuận lợi hơn nhằm đưa cách mạng Việt Nam đi lên theo đúng quỹ đạo của thời đại.
Phong trào dân tộc thời kỳ này mang tính chất dân chủ rõ rệt, lòng yêu nước của nhân dân ta được dịp thể hiện sâu sắc hơn. Nội dung vận động yêu nước thức tỉnh ý thức dân tộc đầu thế kỷ XX rất phong phú. Tác dụng lớn nhất của cuộc vận động này là nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Cũng qua cuộc vận động này, đông đảo các tầng lớp nhân dân làm quen được với nhiều hình thức đấu tranh, tạo tiền đề để giai đoạn sau giành thắng lợi vẻ vang hơn.
Mặc dù vậy, phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là bài học về xác định đối tưọng, nhiệm vụ đấu tranh;
bài học về phương pháp và hình thức tổ chức đấu tranh; bài học phương pháp tuyên truyền vận động và tổ chức quần chúng; bài học về sự cần thiết phải có một giai cấp, lực lượng tiên tiến lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng.
CHƯƠNG VIII