VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 158 - 161)

B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"

III- VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CÁC TỔ CHỨC CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN

Việc hợp nhất hai tổ chức này không thành công vì sự chia rẽ, công kích phê phán nhau, gây mất đoàn kết. Đông Dương Cộng sản Đảng coi An Nam là cơ hội, là hay thay đổi, khi thì chủ trương giữ, sau đó lại đồng ý thủ tiêu Thanh niên. An Nam Cộng sản Đảng có nhiều phần tử cơ hội tham gia, do đó cần phải giải tán An Nam, Đông Dương sẽ đồng ý kết nạp An Nam từng người một. Đông Dương còn cho rằng An Nam còn nặng chủ nghĩa dân tộc, không có lý luận vững, không chú trọng đến quyền lợi của giai cấp vô sản và xa rời quần chúng nên khó mà thành Đảng Cộng sản được.Tổ chức An Nam chỉ vì đối phó với Đông Dương Cộng sản Đảng để giữ ngôi vị khi hợp nhất nhưng rất phức tạp, không tranh đấu gì mà trong thời gian ngắn lại có 60 đảng viên ở Nam kỳ, 40 đảng viên ở Trung kỳ…

An Nam Cộng sản Đảng phê phán Đông Dương Cộng sản Đảng không biết về nguyên tắc tổ chức nên đã thành lập Trung ương trước, Chi bộ sau và xa rời quần chúng; Việc thành lập Xích tổ là không có cơ sở. Việc Đông Dương đem vấn đề thành lập Đảng ra mà thảo luận ở Đại hội Thanh Niên là thái độ trẻ con, nông nổi, khờ dại, ngây ngô. Thành phần của Đông Dương rất phức tạp, do đó cần phải thanh Đảng cộng sản Đông Dương…

Trong khi đó, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng thành lập và có xu hướng hợp nhất với hai tổ chức Cộng sản trên. Khi là Tân Việt cách mạng Đảng, xu thế hợp nhất của các Đảng đã thể hiện qua 4 lần bàn bạc việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nhưng không thành công. Khi Quốc tế Cộng sản có thư phê phán sự chia rẽ của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng và yêu cầu sự hợp nhất giữa hai tổ chức thì Tân Việt đồng ý ngay. Trong Tuyên đạt của mình, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vẫn khẳng định việc tiếp tục thương lượng với hai tổ chức để hợp nhất thành một Đảng Cộng sản chân chính.

Đứng trước xu thế muốn hợp nhất và sự mất đoàn kết khó thương lượng được của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng, Nguyễn Ái quốc đã về Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì tổ chức Hội nghị thành lập Đảng.

Từ 3/2 đến 7/ 2/1930, Hội nghị họp có 5 đại biểu là Nguyễn Ái Quốc, hai đại biểu Đông Dương, hai đại biểu An Nam, đại biểu của Đông Dương cộng sản Liên Đoàn chưa kịp đến. Trong Hội nghị, các đại biểu nhất trí xoá bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để lập một Đảng Cộng sản chân chính. Hội nghị quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau Hội nghị hợp nhất, ngày 24 tháng 2 năm 1930, theo đề nghị của Đông Dương cộng sản Liên đoàn, Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấp thuận kết nạp tổ chức Cộng sản này vào Đảng. Như vậy, tính đến 24-2-1930, việc hợp nhất giữa ba tổ chức Cộng sản thành chính Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam được hoàn tất. Sự ra đời của ba tổ chức đánh dấu một bước chuyển hóa quan trọng về sự lãnh đạo của các tổ chức Cộng sản trong cách mạng Việt Nam. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình là đào tạo được những thanh niên tiến bộ, hăng hái, nhiệt tình từ những người yêu nước chuyển thành những người cộng sản và hình thành tổ chức cộng sản; đưa chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam để dẫn tới yêu cầu thành lập Đảng cộng sản. Ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế khách quan.

Ba tổ chức cộng sản đã góp phần tạo những điều kiện thuận lợi cho viêc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin đạt hiệu quả cao trong thực tiễn. chủ nghĩa Mác-Lênin với bản chất khoa học cách mạng của nó đã được đưa vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Phương pháp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin không gây ra một cuộc đấu tranh tư tưởng phức tạp ở nội bộ các khuynh hướng yêu nước, không tạo ra sự đối lập về tư tưởng mà mở rộng sự chinh phục những người theo khuynh hướng khác chuyển hóa theo khuynh hướng cộng sản. Từ việc thấm nhuần tư tưởng Mác-Lênin, những người yêu nước tiên tiến, có năng lực hoạt động, có kinh nghiêm cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng được hình thành. Đây là lực lượng chủ chốt đảm bảo sự hoạt động vững mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Như vậy sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử. Khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng không còn đủ năng lực để lãnh đạo phong trào cách mạng

trong nước nữa thì ba tổ chức này ra đời là chiếc cầu nối quan trọng để đưa phong trào cách mạng Việt Nam được tiếp diễn. Từ đây phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục được dẫn dắt đi đúng hướng theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức Cộng sản đã thức tỉnh phong trào đấu tranh giành độc lập trong dân tộc, dẫn tới bùng nổ hàng loạt cuộc đấu tranh của nhân dân cả nước, là động lực để ý thức thành lập một Đảng Cộng sản chân chính được trở thành hiện thực.

Quá trình hoạt động không mệt mỏi của các tổ chức tiền thân của Đảng đã thổi một luồng gió mới vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Cùng với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - lênin rộng rãi đã đưa đến một thành công lớn đó là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w