B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG PHÁP, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
38 Hồ Chí Minh: To n tà ập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, H Nà ội, 2000, tr. 416.
1. Ảnh hưởng của cách mạng Pháp
Chiến tranh thế giới để lại cho nước Pháp hậu quả khủng hoảng kinh tế nặng nề. Thắng lợi của cách mạng Tháng 10 Nga và sự ra đời Quốc tế Cộng sản tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, xã hội nước Pháp. Phong trào bãi công của công nhân Pháp vào năm 1918 phát triển thành cao trào mạnh mẽ trong cả nước. Những cuộc bãi công, biểu tình chính trị chống chiến tranh, ủng hộ nước Nga Xô viết ngày càng mang tính chất quần chúng rộng rãi, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào Đảng này, Người trả lời: Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp:
tư do, bình đẳng, Bác ái. Vào Đảng này, Nguyễn Ái Quốc có dịp gần gũi và hoạt động với các nhà chính trị nổi tiếng của Pháp như Mácxen Casanh, Pôn Vayăng- Cutuyrie, Lêông Bơlum… Thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách của nhân dân Việt Nam, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
Từ giữa năm 1919, Đảng xã hội Pháp ngày càng bị phân hoá thành nhiều khuynh hướng chính trị: Một số theo Quốc tế Cộng sản, một số muốn theo Quốc tế II, số còn lại muốn thành lập Quốc tế hai rưỡi.
Sau ngày 17-7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin. 22 giờ ngày 29-12-1920, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp tại thành phố Tua, Nguyễn Ái Quốc cùng những người phái tả bỏ phiếu tán thành Quốc tế III- Quốc tế Cộng sản và tuyên bố tách ra khỏi Đảng xã hội Pháp, thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Hành động bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế Cộng sản là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện đó cũng mở ra “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin”39.
Từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa; sáng lập tờ báo “Người cùng khổ”. Người tham dự ba Đại hội đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp và được cử là Trưởng tiểu ban Đông Dương thuộc Ban nghiên cứu thuộc địa trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1925, tác
39 Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên gi nh à những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, H Nà ội, 1976, tr. 127.
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Người được xuất bản ở Pari. Có thể khẳng định rằng cách mạng Pháp đã là cái nôi đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và trở thành người cộng sản.
2. Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc
Trung Quốc, nước láng giềng với Việt Nam nên ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam rất lớn. Những năm cuối thế kỷ XIX, chính quyền phong kiến Trung Quốc suy yếu, các nước đế quốc Anh, Đức, Mỹ, Pháp... tranh nhau xâu xé đất nước. Đầu thế kỷ XX, từ một quốc gia phong kiến độc lập, Trung Quốc trở thành một nước nửa thuộc địa. Khi kinh tế tư bản xâm nhập, kinh tế- xã hội Trung Quốc có những biến chuyển.
Ngày 10-10-1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ ra đời Nước cộng hoà Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung sơn đứng đầu. Sau đó Viên Thế Khải, đại thần nhà Thanh ép Tôn Trung Sơn, được sự giúp đỡ của các nước đế quốc và phái tư sản lập hiến, ép vua Phổ Nghi nhà Thanh thoái vị, lên làm Tổng thống. Cách mạng Tân Hợi thất bại.
Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi lan rộng tới Việt Nam. Theo gương của cuộc cách mạng này, Phan Bội Châu và nhiều nhà yêu nước Việt Nam về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc.
Cuối năm 1918, lớp người Trung Quốc đầu tiên tiếp xúc và tổ chức truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin là Lý Đại Chiêu. Họ thành lập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác và xuất bản nhiều tờ báo. Phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) thu hút đông đảo trí thức công nhân, nông dân cả nước Trung Quốc nổi dậy buộc chính phủ Bắc Kinh phải ký hoà ước. Phong trào Ngũ tứ chứng tỏ giai cấp công nhân Trung Quốc đã lớn mạnh và tạo tiền đề tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lênin.
Ngày 1 tháng 7 năm 1921, 12 đại biểu, thay mặt cho các tổ cộng sản đã đến Thượng Hải dự Đại hội thành lập Đảng. Đại hội II của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1922) ra Cương lĩnh của Đảng đưa phong trào đấu tranh của công nhân cả nước phát triển mạnh hơn. Đảng đã giúp Tôn Trung Sơn thành lập Chính phủ cách mạng ở Quảng Đông (3-1923). Tôn Trung Sơn ra Tuyên ngôn cải tổ Quốc dân đảng, chủ trương Liên Nga, thân Cộng và giúp đỡ công nông, thực hiện mục tiêu dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, Chủ trương đó của Quốc dân đảng tạo cơ sở chính trị cho việc hợp tác Quốc Cộng. Liên Xô và Quốc tế Cộng sản giúp Tôn Trung Sơn lập ra trường quân sự Hoàng Phố, nòng cốt đào tạo cán bộ quân sự.
Tháng 3-1925, Tôn Trung Sơn mất, tháng 4- 1927, Tưởng Giới Thạch gây chính biến phản cách mạng, phá vỡ hợp tác Quốc Cộng, giành toàn bộ chính quyền ở Nam Kinh. Tháng 12-1927, Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo khởi nghĩa
Quảng Châu, lập ra được Quảng Châu Công xã nhưng sau đó bị Tưởng Giới Thạch đàn áp thất bại.
Quảng Châu, quê hương Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam dân, trung tâm cách mạng của Trung Quốc có sự thu hút đặc biệt với các nhà yêu nước Việt Nam Do ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc, nhất là của Công xã ở Quảng Châu mà giai cấp tư sản Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Thái Học đã lập ra Việt Nam Quốc dân đảng theo mô hình mục tiêui căn bản giống với Quốc dân Đảng ở Trung Quốc.
Ngày 19-6- 1924, người thanh niên Phạm Hồng Thái, thành viên tổ chức yêu nước “Tâm tâm xã” đã ném bom ám sát Méclanh, toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
Việc không thành, nhưng tiếng bom Phạm Hồng Thái đã làm thức tỉnh hàng triệu người Việt Nam yêu nước, thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới, làm cho đế quốc Pháp kinh hoàng. Nguyễn Ái Quốc đánh giá sự kiện này “như tiếng chim én báo hiệu mùa xuân”. Sau đó Người đã về Quảng Châu và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và ra tờ báo Thanh niên ở đây.
Cần phải khẳng định rằng, cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn này đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trị của những nhà yêu nước Việt Nam đương thời, tạo ra sự xuất hiện của một số khuynh hướng mới của cách mạng Việt Nam.
Trong một bước tiến của lịch sử cách mạng Việt Nam 1920-1930 luôn gắn liền với sự chuyển biến của cách mạng Trung Quốc và sự phấn đấu không mệt mỏi của những người Việt Nam yêu nước ở Trung Quốc.
3. Ảnh hưởng của cách mạng tư sản Nhật bản
Sau thời gian dài phát triển chế độ phong kiến, đến giữa thế kỷ XIX, Nhật bản bắt đầu bị các tư bản phương Tây xâu xé. Nửa sau thế kỷ XIX, sản xuất hàng hoá đã phát triển ở Nhật. Sau cuộc cách mạng tư sản (1868), nước Nhật dưới thể chế quân chủ lập hiến đã thực hiện chương trình Canh tân toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, kinh tế, giáo dục và đối ngoại. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật bản đứng về phía Anh, Pháp Nga chống lại Đức và tham gia xâu xé Trung Quốc. Nhật bản nhanh chóng thành cường quóc đế quốc ở Châu Á.
Công cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật bản có ảnh hưởng lớn đến các nhà yêu nước Việt Nam, đặc biệt là với Phan Bội Châu. Ông đã nghiên cứu mô hình và con đường đi của cách mạng Nhật, chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của Nhật Bản, với hy vọng là người đồng văn, đồng chủng để đánh Pháp. giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến. Tháng 5/1904, Phan Bội Châu cùng với Cường Để và hơn hai chục người yêu nước họp bí mật, lập ra Duy Tân hội với mục đích là khôi phục nước Việt Nam độc lập. Từ năm 1906-1908, ông tổ chức phong trào Đông Du, cầu viện Nhật Bản giúp cho du học sinh Việt Nam học tập văn hoá,
quân sự và các mặt khác để đánh Pháp và kiến thiết đất nước. Phong trào Đông du phát triển khá nhanh.
Thực dân Pháp, một mặt vừa khủng bố trong nước, mặt khác vừa thoả thuận với Nhật trục xuất Phan Bội Châu và tất cả người Việt Nam ra khỏi Nhật. Phong trào Đông Du thất bại nhưng có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước Việt Nam.
Đa số lớp thanh niên yêu nước sang học ở Nhật trở về đã mang theo tư tưởng cải cách dân chủ tư sản vào Việt Nam. Một số về Quảng Châu, Trung Quốc hoạt động trở thành những hạt giống cho cách mạng Việt Nam sau này.
Tóm lại, tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới xã hội và cách mạng Việt Nam. Nó không chỉ làm biến đổi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam mà còn làm cho các phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam phát triển. Ảnh hưởng mạnh mẽ và nổi bật nhất là cách mạng tháng Mười Nga 1917. Sự kiện này tác động trực tiếp và sâu sắc tới con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và quyết định xu thế phát triển cho cách mạng Việt Nam. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và làm cho khuynh hướng cách mạng vô sản từ giữa những năm hai mới của thế kỷ XX trở thành khuynh hướng chủ đạo của cách mạng Việt Nam.
Hoàn cảnh kinh tế xã hội với các ảnh hưởng quốc tế nêu trên thành nhân tố quan trọng cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
CHƯƠNG VI
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX