PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO KHUYNH HƯỚNG PHONG KIẾN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 103 - 108)

B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"

I. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO KHUYNH HƯỚNG PHONG KIẾN

Ngay khi vừa đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ngay 2-9-1858, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân và quân đội do Nguyễn Tri Phương chỉ huy. Khi Pháp tiến đánh Gia Định, năm 1959, Trương Định đã tập hợp nghĩa quân tiến hành chống giặc ngay tại trung tâm thành phố. Cuối năm 1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Pháp trên sông Nhật Tảo. Sau khi chống trả thất bại, ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp, thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký Điều ước dâng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp.

Tuy vậy nhân dân ta không đầu hàng, khởi nghĩa chống lại Pháp diễn ra ngày càng rộng khắp và quyết liệt. Trương công Định treo cờ “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, chuyển lực lượng về Gò Công, phát triển phong trào chống Pháp ở khắp các tỉnh Nam bộ, chiếm giữ trục đường Gia Định- Biên Hoà. Nghĩa quân của ông đã phối hợp với lực lượng chống Pháp của nhân dân Campuchia do nhà sư PuKumPo lãnh đạo. Nhân dân suy tôn ông là Bình Tây Đại nguyên soái. Sau khi Trương Định mất, con ông là Trương Quyền tiếp tục khởi nghĩa. Đến tháng 4-1866, khởi nghĩa thất bại hoàn toàn.

Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực lan rộng khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên, kéo dài từ tháng12-1861 đến tháng 9-1868 mới chịu thất bại. Ý chí bất khuất, kiên cường của ông còn sáng mãi trong lịch sử dân tộc: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ (6-1867), phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân lại tiếp tục dâng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản) năm 1867; khởi nghĩa

của Phan Tòng năm 1868 ở Ba Tri (Bến Tre), khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mỹ Tho (Tiền Giang) ....

Phẫn uất trước việc triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874), quân dân Hà Nội, khắp nơi nhân dân miền Bắc nổi dậy chống Pháp. Ở Hải Dương có phong trào của Hộ đốc Lê Hữu Thường, ở Thái Bình có Nguyễn Mậu Kiến, ở Nam Định có Phạm Văn Nghị, Nguyễn Hiền. Quân dân Bắc Ninh, Sơn Tây phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc hình thành thế bao vây uy hiếp giặc ở Hà Nội.

Ngày 21-12-1873, quân ta đã chặn đánh giết chết viên Tổng chỉ huy Ph. Gácniê và nhiều lính Pháp ở Cầu Giấy.

Ngày 19-5-1883, cũng tại Cầu Giấy, trong chớp nhoáng, quân dân ta đã đánh thắng thực dân Pháp lần thứ hai, tiêu diệt tổng chỉ huy H.Rivie, 5 sĩ quan và nhiều binh sĩ Pháp phải bỏ chạy. Ngày 25-8-1883, thực dân Pháp ép triều Nguyễn ký Điều ước Hácmăng40 gồm 27 điều khoản thừa nhận Pháp được toàn quyền thống trị Việt Nam. Ngày 6-6-1884 triều đình Huế ký Điều ước Patơnốt, công nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Việc triều đình lần lượt ký các hàng ước với Pháp đã làm cho nhân dân oán ghét, căm hờn và quyết tâm đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai phong kiến.

1. Phong trào Cần Vương (1885-1896)

Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng Pháp nhưng nhân dân và nội bộ triều Nguyễn vẫn không chịu đầu hàng. Sau khi vua Tự Đức chết, Hàm Nghi lên ngôi, đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết bí mật chuẩn bị lực lượng chông Pháp. Ngày 1- 7-1885, đại tướng toàn quyền Đờ Cuốcxi từ Hải Phòng vào Huế để gây sức ép.

Thấy không thể nhân nhượng được nữa, đêm 4-7- 1885, Tôn thất Thuyết ra lệnh cho quân đội Nam triều tấn công bất ngờ vào đồn Mang Cá, toà Khâm sứ Pháp ở Huế. Nhưng do vũ khí thô sơ, lực lượng mỏng nên cuộc tấn công bị thất bại. Quân Pháp phản công, kinh thành Huế thất thủ. Tôn Thất Thuyết tập hợp tướng sĩ cùng nhà vua và hoàng gia chạy khỏi kinh thành về Sơn Phòng-Quảng Trị.

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương tố cáo âm mưu thâm độc, thủ đoạn trắng trợn, man rợ của thực dân Pháp đối với người Việt Nam và kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên “phò vua giúp nước”.

Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu yêu nước, nhân dân ta đã sôi nổi đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

40 Hiệp ước n y gà ồm 27 khoản, trong đó triều đình Huế công nhận Nam kỳ l thuà ộc địa của Pháp, phần còn lại đặt dưới sự “bảo bộ” của Pháp. Đất nước ta chia l m 3 kà ỳ. Từ Bình Thuận v o Namà tức Nam kỳ l thuà ộc địa của Pháp, từ Khánh Ho àđến Đèo Ngang theo chế độ nửa bảo hộ, từ Đèo Ngang ra bắc theo chế độ bảo hộ. Nh Nguyà ễn bị tước bỏ ho n to n quyà à ền ngoại giao với các nước.

Phong trào Cần Vương từ 1885 đến 1888 đặt dưới sự chỉ huy tương đối thống nhất của triều đình, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Thời kỳ này phong trào nổ ra rầm rộ tại các tỉnh Trung và Bắc bộ, nhất là ở miền Trung. Có thể nêu tên thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa ở các tỉnh như: Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, Nguyễn Huy Hiếu ở Quảng Nam, Nguyễn Phạm Tuân và Lê Trực ở Quảng Bình, Lê Ninh và Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An, Phạm Bành và Đinh Công Tráng ở Thanh Hoá, Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc, Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên, Tạ Hiện ở Thái Bình ….

Thực dân Pháp sau nhiều lần dụ vua Hàm Nghi và quan cựu thần về hàng nhưng đều thất bại. Pháp chuyển sang dùng vũ lực, mượn tay kẻ bảo vệ vua phản trắc Trương Quang Ngọc bắt được Hàm Nghi đêm 1-11-1888. Nhà vua cự tuyệt mọi sự cám dỗ của Pháp và chịu án lưu đày sang An-giê-ri, thuộc địa Pháp ở Châu Phi.

Từ 1888 đến 1896 phong trào không còn sự chỉ đạo của triều đình, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm nhưng xuất hiện nhiều trung tâm lớn kháng Pháp với mức độ chiến đấu quyết liệt, một mất một còn.

- Khởi nghĩa Ba Đình (1881-1887) do Đốc học Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo. Dựa vào địa thế rộng và trũng của ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mã Khê, thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, nghĩa quân đã xây dựng Ba Đình thành một cứ điểm kháng Pháp kiên cố và độc đáo. Nghĩa quân Ba Đình với tinh thần chiến đấu quả cảm, quyết tâm cao và sự giúp đỡ của nhân dân đã đánh lui nhiều đợt tấn công đông tới hàng nghìn quân địch, có cả đại bác yểm trợ. Ngoài việc xây dựng và bảo vệ căn cứ nghĩa quân Ba Đình còn tổ chức các cuộc phục kích, chặn đánh các đoàn xe địch và tập kích tiêu diệt các toán quân của giặc đi lẻ.

Thực dân Pháp đã huy động nhều lực lượng lớn quân lính, nhiều lần đàn áp quy mô lớn nhưng vẫn không đánh bại được. Ngày 20- 1-1887, nghĩa quân rút khỏi Ba đình. Quân Pháp truy kích, đến cuối tháng 2- 1887, khởi nghĩa thất bại hoàn toàn.

Một bộ phận nghĩa quân rút lên rừng gia nhập toán nghĩa binh Hùng Lĩnh tiếp tục khởi nghĩa .

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1882-1892) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, địa bàn là vùng lau lách um tùm thuộc Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào (Hưng Yên).

Được nhân dân ủg hộ, nghĩa quân Bãi Sậy đã thoắt ẩn, thoắt hiện áp dụng có hiệu quả chiến thuật du kích, gây cho địch nhiều tổn thất. Trong suốt mười năm, nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động quấy rối, tiến công, tiêu hao sinh lực địch, gây cho địch những tổn thất nghiêm trọng. Ngày 11/11/1888 nghĩa quân tổ chức đánh úp đội quân địch ở Liêu Trung diệt 31 tên Pháp, trong đó có tên chỉ huy, gây tiếng vang

lớn, làm nức lòng nhân dân. Thực dân Pháp đã tập trung binh lực và sử dụng tay sai phản bội mở nhiều cuộc càn quét lớn bao vây xung quanh Bãi Sậy. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng đến 1892 mới chịu thất bại. Những người còn lại về với Đề Thám ở Bắc Giang tiếp tục khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892) do Tống Duy Tân và Cao Điển lãnh đạo. Căn cứ chính là Hùng Lĩnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá và mở rộng hoạt động đến các vùng tả hữu đầu nguồn sông Mã, phối hợp với Đề Kiều, Đốc Ngữ chống phá ở vùng hạ lưu sông Đà, với Phan Đình Phùng ở Hương Khê. Về tổ chức, nghĩa quân Hùng Lĩnh lập ra các cơ sở khoảng 200 người, tổ chức những trận đánh lớn, gây cho địch nhiều tổn hại nặng nề. Sau các cuộc càn quét của địch, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Tây Bắc của Thanh Hoá, bổ sung thêm lực lượng. Thực dân Pháp liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, địa bàn hoạt động của nghĩa quân bị thu hẹp và cuối cùng, đến tháng3-1892 mới thất bại.

- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1888) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa phát triển trên cơ sở của một loạt các cuộc nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần vương nổ ra từ năm 1885 như Lê Ninh (La Sơn), Cao Thắng (Hương Sơn), Nguyễn Thạch, Ngô Quảng, Hà Văn Mĩ (Nghi Xuân)… Phan Đình Phùng đã tập hợp và phát triển thành một phong trào chống Pháp có quy mô lớn ở bốn tỉnh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Bên cạnh thủ lĩnh Phan Đình Phùng là nhà chỉ huy, nhà chế tạo vũ khí xuất sắc Cao Thắng. Dựa vào địa hình núi non hiểm trở, Nghĩa quân Hương Khê lập một căn cứ kháng Pháp ở Cồn Chùa, Thương Bồng, nhất là căn cứ Vụ Quang. Điểm nổi bật của khởi nghĩa Hương Khê là một tổ chức tương đối chặt chẽ. Nghĩa quân ở mỗi tỉnh tổ chức thành các quân thứ chừng 100-500 quân hoạt động trong tỉnh. Tổng số quân của Phan Đình Phùng gồm 15 quân thứ. Các quân thứ này được giao cho các tướng có năng lực và uy tín chỉ huy…

Khi Pháp đã bình định được Nghệ An, Hà Tĩnh năm 1891 nhưng nghĩa quân vẫn tổ chức tập kích thị xã Hà Tĩnh, phá nhà lao, giải phóng tù nhân ( 23-8-1892).

Tuy nhiên sau các cuộc chiến đấu liên tục, lực lượng nghĩa quân ngày một hao mòn. Sau cuộc đánh lớn nhằm phá thế bao vây của địch tai căn cứ Vụ Quang, 28- 12-1895, chủ tướng Phan Đình Phùng, Cao Thắng bị thương và hy sinh. Khởi nghĩa Hương Khê, sau mười năm hoạt động đến đây giảm sút và chấm dứt. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.

2. Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913)

Phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dó Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh đạo, lấy vùng rừng nói Yên Thế làm căn cứ chiến tranh du kích chống Pháp.

Đại bản doanh của nghĩa quân đóng ở Phồn Xương, Yên Thế. Nghĩa quân dựa vào địa thế hiểm trở, được nhân dân ủng hộ, đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

Năm 1890, bốn lần thực dân Pháp mở cuộc hành quân quy mô lớn đánh vào căn cứ của nghĩa quân Yên Thế nhưng bị thất bại. Năm 1892, Pháp tràn vào Yên Thế, nghĩa quân tạm thời rút lui sau đó phản công, quân Pháp phải rút chạy. Năm 1894, Pháp dùng tay sai quân Nam triều cộng với quân Pháp tấn công nghĩa quân nhưng đã bị thất bại nặng nề. Tháng 9-1894, chúng phải chủ động hoà hoãn với Đề Thám, rút quân khỏi Yên Thế. Trong hơn 1 năm, nghĩa quân vừa sản xuất vừa xây dựng lực lượng và chuẩn bị chiến đấu. Ngày 29-11-1895, thực dân Pháp bội ước, bất ngờ tấn công Yên Thế nhưng không đạt được kết quả, buộc phải hoà hoãn lần thứ hai. Tháng 6-1908, Đề Thám đã phối hợp với một số sỹ phu ở Hà Nội, tổ chức đầu độc binh lính Pháp. Pháp lo sợ, mệnh danh Đề Thám là “Con Hùm Yên Thế”.

Cuối tháng 1-1909, Pháp huy động một lực lượng lớn gồm 15.000 lính Âu Phi và lính Nguỵ với đủ các phương tiện hiện đại tấn công vào Phồn Xương. Cuộc chiến kéo dài, ngày càng ác liệt, nghĩa quân tổn thất nặng nề. Nhiều chỉ huy giỏi bị bắt hoặc hy sinh. Ngày 10/3/1913 Đề Thám bị sát hại. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế sau gần 30 năm chiến đấu liên tục đến đây kết thúc.

Phong trào Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp thời kỳ này duy trì tương đối dài, giáng một đòn mạnh mẽ vào ý chí xâm lược, làm lay chuyển sự thống trị của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp hàng mấy chục năm, tổn thất nhiều về người và của mới đặt được ách thống trị hoàn toàn trên đất nước ta. Các cuộc khởi nghĩa đó đã biểu thị truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, bất khuất, sáng ngời của dân tộc Việt Nam thà chết quyết không khuất phục trước kẻ thù hung bạo và mạnh mẽ.

Phong trào yêu nước đều thất bại là do thiếu một đường lối kháng chiến đúng đắn; do những người lãnh đạo phong trào còn chịu nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến. Do vậy, họ chưa có những điều kiện khách quan và khả năng đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước thành một khối để chống lại thực dân Pháp. Mặt khác, phong trào khởi nghĩa tuy phát triển nhưng thiếu sự chỉ huy, lãnh đạo thống nhất trong phạm vi cả nước, lực lượng bị phân tán,thời gian khởi nghĩa khác nhau

….. Bởi vậy thực dân Pháp đã có những điều kiện thuận lợi để huy động lực lượng bẻ gãy từng cuộc khởi nghĩa. Thất bại của các phong trào trên cũng là sự thất bại hoàn toàn của xu hướng cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến ở Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở nước ta diễn ra càng sâu sắc. Nhìn thấy sự bế tắc trong nước, nhiều người yêu nước Việt Nam hướng cứu nước ra bên ngoài, tìm đến những con đường mới cứu nước giải phóng dân tộc. Họ chăm chú theo dõi và nghiên cứu con đường duy tân của Nhật Bản sau cách mạng năm 1868, con đường của cách mạng tư sản Pháp năm 1789, con đường cách mạng Tân Hợi của

Trung Quốc năm 1911. Những cuộc cách mạng trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào yêu nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w