Về lý luận cách mạng không ngừng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 42 - 45)

C. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT LUẬN CƯƠNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA!”

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM

2. Về lý luận cách mạng không ngừng

Xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản trong xã hội, xuất phát từ nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài, mục tiêu cuối cùng của giai cấp vô sản, Mác đã vạch ra những nội dung cơ bản của lý luận cách mạng không ngừng. Thứ nhất là cách mạng phải qua những giai đoạn khác nhau với nhiệm vụ khác nhau. Thứ hai là giữa các giai đoạn có sự phát triển liên tục mục tiêu cao hơn và triệt để hơn. Thứ ba là điều kiện cơ bản để phát triển cách mạng không ngừng là sự kết hợp phongtrào công nhân với phong trào nông dân. Nhiệm vụ của những người cộng sản là làm cho cách

mạng trở thành cách mạng không ngừng cho tới khi tất cả các giai cấp hữu sản lớn hay nhỏ bị gạt ra khỏi địa vị thống trị, cho tới khi giai cấp vô sản giành được chính quyền nhà nước. Đối với người cộng sản, vấn đề không phải là cải tiến chế độ tư hữu, mà là thủ tiêu chế độ tư hữu, không phải là che dấu mâu thuẫn giai cấp mà là tiêu diệt giai cấp, không phải là cải biến lực lượng xã hội hiện tại mà xây dựng một xã hội mới. Những tư tưởng ấy đã bị chủ nghĩa cơ hội Quốc tế II vùi dập lãng quên.

V.I Lê-nin đã phát triển và vận dụng tư tưởng cách mạng không ngừng của Mác vào nước Nga. Người lên án bọn cơ hội chủ nghĩa hữu và "tả khuynh và khẳng định lý luận của mình. Bọn cơ hội Mensêvích từ chối vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản. Họ có ý đồ để cách mạng dừng lại nữa chừng. Lập luận chủ yếu của họ là sau cách mạng thắng lợi thì nông dân sẽ rời khỏi cách mạng nên cần thời gian yên tĩnh 50 năm, 100 năm hoặc lâu hơn để giai cấp công nhân có thể bị bóc lột một cách hoà bình, còn giai cấp tư sản thì có thể làm giàu chính đáng đến khi chín muồi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Bọn cơ hội "tả khuynh" muốn xoá bỏ ngay giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản mà tiến hành ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa. Họ bất chấp điều kiện cụ thể, phủ nhận vai trò của nông dân và tách rời liên minh công nông, cô lập giai cấp vô sản và phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản cũng như mục tiêu chuyên chính vô sản. Căn cứ vào điều kiện của nước Nga, Lê-nin nêu rõ 4 điểm quan trọng:

Thứ nhất, giai cấp vô sản không được xa lánh cuộc cách mạng dân chủ tư sản và phải tham gia vào cuộc cách mạng ấy. Không thể "đốt cháy giai đoạn" cách mạng dân chủ tư sản để tiến hành ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể chủ trương vừa đánh đổ chế độ Nga Hoàng, vừa đánh đổ toàn bộ giai cấp tư sản nói chung để thiết lập ngay chuyên chính vô sản được. Vì quần chúng công nông chưa hiểu gì mấy về mục tiêu và phương pháp thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Nếu giai cấp công nhân chưa giác ngộ đầy đủ, chưa được tổ chức chặt chẽ, chưa được rèn luyện trong cuộc đấu tranh công khai và trực tiếp chống toàn bộ giai cấp vô sản được thì chưa thể làm ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa được. Nếu giai cấp vô sản làm ngay cách mạng đó thì sẽ đẩy nông dân về phiá giai cấp tư sản và tự cô lập, từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình và sẽ thất bại.

Trước hết giai cấp vô sản phải làm cách mạng dân chủ tư sản, không có con đường nào khác. Nhưng giai cấp vô sản chưa tiến hành ngay cách mạng xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là trì hoãn cuộc cách mạng ấy. Trái lại làm cách mạng dân chủ tư sản triệt để là chuẩn bị tích cực nhất để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Kẻ nào muốn đi đến chủ nghĩa xã hội bằng con đường khác thì nhất định sẽ đi đến kết luận phi lý và phản động cả về phương diện kinh tế cũng như phương

diện chính trị. Theo Lênin tất yếu phải qua và phải thực hiện triệt để giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản, nhưng không phải là để dẫn đến kết cục bi thảm là người lao động thì bị bóc lột một cách hoà bình, còn giai cấp tư sản thì làm giàu chính đáng.

Vấn đề cơ bản là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới phải tạo ra những tiền đề để chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách nhanh nhất, chắc chắn nhất. Về mặt lịch sử, tiến trình cách mạng không dừng lại. Sau cách mạng dân chủ tư sản, mâu thuẫn giai cấp vẫn còn, đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản còn phát triển.

Thứ hai, theo Lênin, từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự chuyển biến liên tục, không có bức trường thành nào ngăn cách; không có một giai đoạn nghỉ ngơi nào của giai cấp vô sản. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới tiến hành càng triệt để thì càng tạo điều kiện cho cách mạng xã hội chủ nghĩa chóng hoàn thành và sẽ thúc đẩy việc thực hiện cách mạng dân chủ tư sản triệt để hơn. Lê-nin coi hai cuộc cách mạng là quá trình thống nhất như hai mắt xích của hai sợi dây truyền móc vào nhau. Từ cách mạng dân chủ sẽ bắt đầu chuyển ngay và chính là tuỳ theo lực lượng của của giai cấp vô sản giác ngộ và có tổ chức, mà chuyển ngay lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, Lê-nin luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt nghiêm ngặt giữa hai thứ cách mạng đó. Người cộng sản không được lẫn lộn hai cuộc cách mạng và không bao giờ được quên rằng hiện tại và sau cách mạng dân chủ tư sản mâu thuẫn giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp, giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản nhất định sẽ diễn ra và ngày càng gay gắt dẫn tới tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, Lê-nin đã chỉ rõ những điều kiện và nhiệm vụ cụ thể có bước chuyển của cách mạng. Điều kiện thứ nhất là sự chuẩn bị chu đáo và sự giác ngộ cao của giai cấp vô sản. Muốn thực hiện được mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giai cấp vô sản phải giác ngộ sứ mệnh lịch sử của mình, phải tự giác nhận thức và hành động trong tiến trình cách mạng. Tất yếu phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân. Điều kiện thứ hai là phải tăng cường đoàn kết với nông dân nghèo, lôi cuốn họ tham gia đông đảo vào cách mạng.

Lênin kêu gọi, giai cấp vô sản phải tiến hành cách mạng dân chủ tới cùng, bằng cách kéo đông đảo quần chúng nông dân theo mình để bằng sức mạnh mà đè bẹp sự phản kháng của chế độ chuyên chế và làm tê liệt tính không kiên định của giai cấp tư sản. Giai cấp vô sản phải lôi kéo đông đảo những phẩn tử nửa vô sản trong nhân dân theo mình để bằng sức mạnh mà đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản và làm tê liệt tính không kiên định của nông dân và tiểu tư sản.

Lênin nói, cách mạng là đầu tầu của lịch sử, cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức và bóc lột. Không lúc nào quần chúng nhân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới tích cực như trong thời kỳ cách mạng. Người kêu

gọi, hãy lãnh đạo toàn dân, nhất là nông dân đấu tranh cho tự do hoàn toàn, cho cách mạng dân chủ triệt để, cho chế độ cộng hoà và cho chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w