Phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát đến tự giác

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 127 - 132)

B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"

III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM ĐẾN TRƯỚC 1930

2. Phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát đến tự giác

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các sách báo cách mạng, các tác phẩm Mác- Lênin, đặc biệt là báo Người cùng khổ, Việt Nam hồn của Nguyễn Ái Quốc đã được truyền bá vào Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam khi tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin, nhanh chóng được giác ngộ và có những chuyển biến mới về chất, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc,Trung, Nam.

Từ năm1925, năm có nhiều sự kiện chính trị tác động tạo ra bước ngoặt trong phong trào công nhân Việt Nam. Thứ nhất là việc Pháp đầu tư mạnh vào công nghiệp Việt Nam. Chúng ráo riết bắt phu vào Nam và sang Tân thế giới, trung bình hàng năm từ 2 vạn đến 6 vạn người. Chúng bắt lính Việt đi đàn áp phong trào cách mạng ở các huộc địa Pháp như Marốc, Xiri…khiến cho công nhân rất căm phẫn.

Năm 1925 là năm cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt về Hà Nội chờ ngày xử ở toà đại hình. Cụ Phan Chu Trinh ở Pháp về Sài Gòn công khai diễn thuyết tuyên truyền thuyết dân trị gây nên một phong trào yêu nước sôi nổi, có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào công nhân Việt Nam. Sau khi đến Quảng Châu (Trung Quốc ), tháng 6- 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở các lớp huấn luyện về chủ nghĩa Mác- Lênin, con đường, phương pháp cách mạng, vận động quần chúng...

Khi đó phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản ở Việt Nam đã phát triển. Hai phong trào khác nhau về giai cấp lãnh đạo,nhưng có chung tinh thần yêu nước. Giai cấp công nhân tham gia vào các phong trào yêu nước lúc bấy giờ như tham gia mít tinh, biểu tình nhưng công nhân

có yêu sách riêng. Từ năm 1925, nhiều cuộc bãi công của toàn thể công nhân ở nhà máy diêm Bến Thủy, xe lửa Trường Thi, sợi Nam Định…ở mức cao hơn.

Sự phát triển của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên làm cho phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ ở khắp cả nước, làm cho phong trào công nhân Việt Nam nhanh chóng chuyển biến từ tự phát đến tự giác và gắn bó với phong trào yêu nước để phát triển mạnh hơn. Do sự hoạt động tích cực và chủ động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò, đồng chí của Người trong Hội đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Hình thức tổ chức đầu tiên của công nhân là công đoàn. Trong các nước tư bản, công đoàn thường hình thành trước khi có chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đặt cơ sở cho việc xây dựng tổ chức Công hội của công nhân Việt Nam. “Tổ chức Công hội trước hết là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới” 50.

Tại hãng Ba Son (Sài Gòn), người công nhân Tôn Đức Thắng đã bí mật thành lập tổ chức Công hội đầu tiên và tổ chức tuyên truyền, vận động công nhân đấu tranh. Để bày tỏ cảm tình với cách mạng Trung Quốc, những lãnh tụ Công hội chủ trương ngăn không cho tàu chiến của Pháp đi đàn áp cách mạng Trung Quốc.

Ngày 4-8-1925, cuộc bãi công của hơn một nghìn công nhân do Tôn Đức Thắng tổ chức bùng nổ và ngày càng lan rộng. Sau 8 ngày đấu tranh, cuộc bãi công ở Ba Son đã giành được thắng lợi. Các chủ Pháp phải nhượng bộ, chấp nhận tăng lương 10%, trả lương cho những người bãi công và thực hiện các yêu sách khác. Sau khi trở lại làm việc, công nhân Ba Son lãn công, kéo dài thời gian sửa chữa, làm cho chiến hạm Misơlê phải nằm chờ 4 tháng trời mới xong. Cuộc bãi công Ba Son đánh dấu mốc rất quan trọng của phong trào công nhân. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam mang tính chất chính trị và quốc tế. Có tổ chức lãnh đạo chặt chẽ và là cuộc bãi công bộc lộ tính tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây ví như mốc son đánh dấu thời kỳ đấu tranh tự phát đến tự giác của giai cấp công nhân.

Những năm 1925- 1926, công nhân cả nước còn hăng hái tham gia các cuộc mít tinh, biểu tình, bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng. Để đối phó, Pháp cử Varen, đảng viên Đảng xã hội dân chủ Pháp sang làm toàn quyền Đông Dương, thực hiện một chính sách hai mặt, vừa khủng bố, vừa lừa bịp và mua chuộc hòng dập tắt phong trào.

50 Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật, HN. 1980. T1. Tr 280

Tuy nhiên phong trào dân tộc vẫn tiếp diễn bằng những cuộc biểu tình lớn của dân chúng ở các thành phố, có cuộc đông tới 2, 3 vạn người như trong dịp đưa tang cụ Phan Châu Trinh năm 1926. Theo thống kê của thực dân Pháp: 1926- 1927 cả nước có 17 cuộc bãi công của công nhân. Hai hiện tượng mới trong bãi công.

Một là đấu tranh đòi tăng lương nhất loạt (từ 20 đêns 40%), hai là đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ ở xí nghiệp đầu máy xe lửa Dĩ An tháng 4-1926, đồn điền Cam Tiên 12-1926, nhà máy cao su Sài Gòn tháng 5. 1926. Sự kiện trên đã cho thấy giai cấp công nhân đã có ý thức đưa ra một khẩu hiệu có khả năng huy động đông đảo công nhân đòi quyền lợi cơ bản, thiết thực nhất đối với đời sống của họ. Khẩu hiệu đòi ngày làm việc 8 giờ có tính chất chiến lược trong ngày kỷ niệm Quốc tế lao động.

Tháng 9.1928, kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đưa hội viên của mình gồm những học sinh, trí thức đi vào giai cấp công nhân cùng lao động cùng sinh hoạt để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh. Đến năm 1929, phong trào vô sản hóa sôi nổi và lan rộng cả nước.

Nhiều hội viên của Hội đã hăng hái đi vào các nhà máy, hầm mỏ và đồn điền. Ví dụ như Đồng chí Ngô Gia Tự đi làm công nhân khuân vác ở Sài Gòn. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm ở mỏ than Mạo Khê. Đồng chí Lê Văn Lương và đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng làm ở hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn).

Vô sản hóa là chủ trương hết sức đúng đắn và có ý nghĩa lớn đối với sự giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên và giác ngộ quần chúng cách mạng. Nhờ phong trào ấy, chủ nghĩa Mác - Lênin được đưa vào kết hợp với phong trào công nhân nước ta. Đây là điểm sáng tạo về vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

Nó trở thành tăng cường và rút ngắn quãng đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác, có phương hướng đúng đắn. Phong trào đấu tranh của công nhân nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, với ý thức tổ chức cao, hành động rộng lớn, nhiều chi bộ Thanh niên và công hội đã được thành lập ở các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền…

Chính điều đó làm phong trào công nhân trong 2 năm (1928-1929) có tới 40 cuộc đấu tranh của công nhân trê toàn quốc và mang tính thống nhất cao. Năm 1928, bãi công ở Nga dồn dập ở Mạo Khê, nhà máy nước đá Luy Lâu, Sài Gòn, nhà máy Xay Chợ Lớn, đồn điền cao su Lộc Ninh, nhà máy Cưa Bến Thủy. Điển hình là các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy xe lửa Tràng Thi, nhà máy xe tay Hải Phòng, xưởng sửa chữa ô tô Avia Hà Nội, nhà máy dệt Hải Phòng, điện Nam Định…

Chủ trương vô sản hóa còn tạo điều kiện cho những thanh niên tiểu tư sản trí thức từ giác ngộ về yêu nước đi đến giác ngộ về giai cấp; từ tán thành chủ nghĩa Cộng sản đến thực sự rèn luyện mình trong thực tiễn của phong trào công nhân để trở thành những chiến sĩ cộng sản chân chính. Nhiều hội viên Thanh niên được rèn

luyện trong phong trào vô sản hóa đã trở thành những cán bộ nòng cốt của phong trào cách mạng. Chính từ phong trào này, họ thấy đòi hỏi cần phải lập ra Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.

Từ quá trình vô sản hóa dẫn đến một cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ của hai tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt làm xuất hiện ba tổ chức cộng sản tiền thân của Đảng. Đầu tiên là Đông Dương Cộng sản Đảng (6.1929) ở Bắc kỳ gồm những hội viên tiến bộ và hăng hái nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tổ chức này đã tích cực đi vào quần chúng công nông, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và kịp thời lãnh đạo phong trào bãi công của công nhân Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Nam Định, Vinh, Hòn Gai… uy tín và ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng vì thế ngày càng được mở rộng.

Mùa thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam kỳ ra đời. Tổ chức này đã tích cực hoạt động đẩy mạnh việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin trong công nhân và tổ chức các cơ sở cách mạng. Sau đó Đông Dương Cộng sản liên Đoàn ở Nam Kỳ được chính thức thành lập (11- 1929) tổ chức này cũng vận động quần chúng, tổ chức ra công hội ở các tỉnh miền Bắc Trung Kỳ, tổ chức ra công hội ở Vinh, Bến Thủy, Huế…

Như vậy, đến đầu năm 1930 ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức Cộng sản đều tự nhận mình là chính đảng chân chính của giai cấp công nhân và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ đều cho mình là đúng đẻ lôi kéo quần chúng. Trong khi đó phong trào công nhân có tổ chức đang rộng cả nước. Từ tháng 4.1929 đến tháng 4.

Năm 1930 nổ ra 43 cuộc bãi công trong đó có hai cuộc ở Bắc Kỳ, 4 cuộc ở Trung Kỳ và 12 cuộc ở Nam Kỳ. Tính độc lập của phong trào và ý thức giai cấp công nhân trong đấu tranh bộc lộ rõ nét. Sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu phải có Đảng Cộng sản thống nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng.

Đứng trước tình hình có ba tổ chức cộng sản xuất hiện ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản liền gửi một bức thư cho những người cộng sản Đông Dương vạch ra sự cần thiết phải hợp thành một Đảng Cộng sản thống nhất chấm dứt việc hoạt động riêng rẽ.

Tháng 10- 1929, Quốc tế Cộng sản có chỉ thị cần thống nhất một Đảng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm (Thái Lan) đã kịp thời về Trung Quốc triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức Cộng sản để bàn việc thống nhất Đảng.

Hội nghị họp từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Cửu Long, gần Hương Cảng. Hội nghị đã đi đến nhất trí thống nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hôi nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng và thông qua Điều

lệ của các tổ chức quần chúng của Đảng. Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta, nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức chiến đấu lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa chịu ba tầng áp bức bóc lột và sống một cuộc sống cực khổ; kẻ thù của giai cấp cũng là kẻ thù chung của dân tộc mình. Từ khi hình thành, giai cấp công nhân đã sớm ý thức sâu sắc được kẻ thù của mình để cùng với phong trào yêu nước đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào công nhân là bộ phận trong phong trào yêu nước, là điều kiện bên trong đón nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam .Từ đây, giai cấp công nhân Việt nam, thông qua chính Đảng của mình thực hiện sứ mệnh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, con người và toàn thể xã hội. Từ đây đánh dấu quá trình đấu tranh tự giác hoàn toàn của giai cấp công nhân Việt nam, giúp cho cách mạng việt nam đi đúng quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, phù hợp với quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới.

CHƯƠNG IX

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w