Đảng viên, cán bộ Đảng phải đủ tư cách của người cách mạng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 59 - 62)

C. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT LUẬN CƯƠNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA!”

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CSVN

5. Đảng viên, cán bộ Đảng phải đủ tư cách của người cách mạng

Trong số báo 61, báo Thanh niên ngày 18-9-1926, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ:

12 điều kiện của những đảng viên cộng sản:

1. Ngày đêm lo lắng đến sự nghiệp cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới;

2. Dám hy sinh tiền bạc, thì giờ, cả xương máu của mình cho lợi ích của nhân dân bị áp bức, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết;

3. Làm việc say sưa, mỗi người tùy tài, tùy sức mà cống hiến để đưa cách mạng tiến lên;

4. Biết rằng cách mạng là một cuộc chiến đấu lâu dài, quyết liệt của vô sản chống những kẻ áp bức, cho nên người đảng viên không sợ hy sinh, gian khổ;

5. Người đảng viên trong mỗi lời nói và việc làm đều có ý thức, suy tính, cân nhắc để lãnh đạo cuộc đấu tranh của quần chúng thu được kết quả tốt;

6. Làm việc gì cũng phải có kế hoạch và chuẩn bị chu đáo để bảo đảm thành công, tránh thiệt hại bất ngờ;

7. Phải giác ngộ nhân dân, làm cho nhân dân tin tưởng Đảng. Đảng viên cần tổ chức, đưa nhân dân vào cuộc đấu tranh cách mạng;

8. Tổ chức các đoàn thể quần chúng cách mạng lớn mạnh là điều kiện bảo đảm cho cách mạng mau đi tới thắng lợi;

9. Không ham muốn quyền hành, địa vị, tiền tài, vì những thứ đó làm cho đảng viên không trung thành với cách mạng, có thể dẫn tới phản bội cách mạng;

10. Không kiêu căng, tự mãn. Phải nhận rõ làm cách mạng là để phục vụ nhân dân, chứ không phải để đề cao cá nhân mình;

11. Phải khiêm tốn, hòa nhã, lo lắng cho quần chúng; thắng không kiêu, thua không nản; không bao giờ quên nghĩ rằng cuộc đời và sự nghiệp mà mình phấn đáu là thuộc về nhân loại, không phải vì riêng mình.

12. Bền bỉ, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh"30.

Tư cách đảng viên là vấn đề quan trọng khi thành lập Đảng. Trong các lớp huấn luyện ở Quảng Châu, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ tư cách của người cách mạng: Đối với mọi người phải: Với từng người thì khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo.

Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm, phục tùng đoàn thể.

Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm đến tiêu chuẩn của người vào Đảng. Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo ghi rõ: “Đảng viên phải là ngưòi tin theo chủ nghĩa cộng sản...hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng...”31. Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên. Đã là người hoạt động không ai tránh khỏi khuyết điểm. Đảng viên cũng là con người, khi tham gia vào các công việc ai cũng có khuyết điểm, vì vậy phải luôn tự phê bình và phê bình. Đây là một nguyên tắc, là vũ khí cần thiết để làm cho mỗi người, mỗi tập thể ngày một tốt hơn, bảo đảm cho Đảng luôn trong sáng, vững mạnh. Trong nội bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng, chính vì tự phê bình và phê bình, cuối cùng đã đi dến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất. Tự phê bình và phê bình, đoàn kết thống nhất là quy luật vận động đi đến ra đời Đảng và cũng là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc là người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Người nhận thấy rõ phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đang chờ đón lý luận khoa học soi đường đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng nòng cốt dẫn dắt phong trào yêu nước Việt Nam. Người xúc tiến tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin với phương pháp, hình thức sáng tạo vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam. Người là lãnh tụ sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng tạo của Người là đã nhận thấy xu thế của thời đại mới và độc lập của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng của Người về sự ra đời của Đảng Cộng sản là một nội dung quan trọng, sáng tạo trong hệ thống tư tưởng của Người. Đây là sự vận dụng sáng tạo to lớn lý luận Mác - Lênin về sự ra đời của Đảng cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng không

30 Nguyễn Th nh. Sà ự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, H Nà ội, 1998, tr 152

31 Hồ Chí Minh Tuyển tập Tập II NXB ST 1980 Tr 541, 543

chỉ ra đời một Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác- Lênin mà còn đặt nền tảng phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến hôm nay.

CHƯƠNG IV

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH (1920-1930) ( Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2 Nxb CTQG, HN, 1995)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w