B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"
III. ĐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN LIÊN ĐOÀN
Dưới sự tác động trực tiếp của phong trào công nhân trong nước, đặc biệt là phong trào công nhân Bắc Kỳ và các Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản; cùng với quá trình bônsêvích hoá Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng (gọi tắt là Tân Việt) cũng có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng đó.
Khác với Thanh niên, Tân Việt có một quá trình hình thành khá lâu dài và phức tạp. Tân Việt là tên gọi cuối cùng của một tổ chức chính trị đã trải qua nhiều biến thiên và cải tổ do sự tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa cộng sản, phong trào công nhân mà Hội VNCMTN đóng vai trò chủ chốt. Nghiên cứu quá trình đến với chủ nghĩa cộng sản của tổ chức chính trị này, có thể phân thành hai bước:
Bước một: Từ một tổ chức chính trị theo khuynh hướng quốc gia đến một đảng theo khuynh hướng mác xít (1925 - tháng 7-1928). Từ Phục Việt (1925) đến Hưng Nam (tháng 3-1926), xét theo nội dung cơ bản trong phương hướng của nó, là một tổ chức yêu nước tiến bộ theo khuynh hướng quốc gia. Từ khi các đại biểu của nó tiếp xúc với Thanh niên, tiếp nhận sự giáo dục chính trị của Thanh niên (đầu tiên là Lê Duy Điếm, sau đến lớp Trần Phú, Nguyễn Ngọc Ba, Phan Trọng Bình và nhiều người khác) tổ chức chính trị của nó theo khuynh hướng quốc gia này bắt đầu coa dấu hiệu tả khuynh.
Quá trình khuynh tả càng về sau càng diễn ra mạnh mẽ và cuối cùng đã chiếm ưu thế tại Hội nghị Trung ương họp tại Huế ngày 14-7-1928 đánh dấu bằng việc lập Tân Việt Cách mạng Đảng. Tôn chỉ cách mệnh của Tân Việt xác định
"Liên hợp cả các đồng chí trong ngoài, trong thì dẫn đạo công nông binh, quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng bác ái mới". Đó là tinh thần trong Đường
cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, trong các văn kiện nền tảng của Hội VNCMTN.
Chương trình, Điều lệ của Tân Việt đều mô phỏng theo các văn bản có tính chất cương lĩnh của Hội VNCMTN. Không những thế, Tân Việt còn sử dụng các phơng pháp hoạt động như huấn luyện, tổ chức theo khuôn mẫu và tài liệu của Hội VNCMTN.
Bước hai: Từ một tổ chức theo khuynh hướng mác xít thành một Đảng Cộng sản. Đây chính là giai đoạn bônsêvích hoá tổ chức tiền thân này dưới ảnh hưởng của Hội VNCMTN. Quá trình đó diễn ra bắt đầu từ sự phân hoá sâu sắc trong nội bộ Tân Việt, từ Tổng bộ đến các tổ chức cơ sở. Trong khi một bộ phận cánh hữu trong Tổng bộ công khai tỏ thái độ chống chủ nghĩa cộng sản thì đại bộ phận đảng viên Tân Việt có xu hướng chuyển dần đến chủ nghĩa cộng sản. Phái này, giữa năm 1929 cho công bố đề án "Khối quốc gia", một bước thụt lùi về chính trị, đại đa số đảng viên và quần chúng cảm tình phản đối kịch liệt. Quá trình bônsêvích hoá Tân Việt như có thêm nét mới. Sự phân hoá trong nội bộ Tân Việt từ đó càng diễn ra mạnh mẽ và bước tiến của xu thế đến với chủ nghĩa cộng sản càng diễn ra mau hơn.
Vào đầu năm 1929, tình hình tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng gặp lúc nguy cấp ở cả 3 kỳ. Số đảng viêm bị giảm xuống còn phân nửa; một số vì khủng bố của Pháp mà không hoạt động; một số bị liên quan vào vụ án đường Bácbiê ở Sài Gòn; số đông chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Số đảng viên ở Trưng ương không còn nhiều; công tác địa phương thiếu sự lãnh đạo. Tháng 6- 1925, tin thành lập Đông Dương cộng sản Đảng lan ra khắp nơi; nhiều đảng viên Tân Việt chuyển qua Thanh niên nay lại sang Đông Dương Cộng sản Đảng và kéo theo nhiều đảng viên khác.
Trước tình hình đó, Trung ương chỉ đạo Tân Việt tạm ngưng hoạt động.
Tháng 4 năm 1929, ở tổng bộ Huế gửi tài liệu, do cụ Đào Duy Anh thảo ra, tới kỳ bộ Nam kỳ gọi là “Khối quốc gia”. Nội dung chính của tài liệu là phân tích tình hình giai cấp trong xã hội Việt Nam và cho rằng xã hội Việt Nam chưa phân hoá giai cấp sâu sắc do đó không nên đặt vấn đề đấu tranh giai cấp lên mà phải đặt vấn đề đấu tranh dân tộc lên trên.
Tháng 6- 1929, những đảng viên cốt cán của Tân Việt họp hội nghị tại số 5 Nguyễn Tấn Nghiêm ( Sài Gòn) nghiên cứu đề án "Khối quốc gia". Sau nhiều ngày thảo luận, hội nghị đi đến kết luận ly khai khỏi tổng bộ Tân Việt, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản lấy tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Hội nghị quyết định:
1. Phản đối đề án “Khối quốc gia”, không đồng ý với đề án của Tổng bộ và tuyên bố ly khai khỏi Tổng bộ, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản.
2. Bầu Ban chấp hành kỳ bộ Tân Việt. Trần Hữu Chương được bầu là Bí thư.
3. Cử Trần Hữu Duyệt ra dự hội nghị của Tổng bộ ở Huế với nhiệm vụ phản đối đề án “Khối quốc gia”, thành lập Đảng Cộng sản. Nếu Tổng bộ không đồng ý là tuyên bố ly khai tổng bộ.
Tháng 7 năm 1929, Trần Hữu Duyệt ra Huế thì Tổng bộ Huế bị bắt, không thực hiện được nhiệm vụ. Ông ra Vinh gặp kỳ bộ Trung kỳ bàn việc thành lập Đảng, khu bộ Trung kỳ rất tán thành. Khi đó, ở Sài Gòn nhiều nhóm đảng viên Tân Việt đã thành lập Chi bộ Cộng sản; tình hình Trung Kỳ, Bắc kỳ đều phản đối đề án
“Khối quốc gia”. Tháng 8 năm 1929, Nguyễn Xuân Thanh, Bí thư kỳ bộ Trung kỳ họp với Tân Việt ở Nam bộ về việc thành lập Đảng. Cuộc họp đi đến quyết định cực kỳ quan trọng cho vận mệnh Đảng Tân Việt:
1.Tiến hành Hội nghị thành lập Đảng vào tháng 1 năm 1930. Địa điểm họp ở Trung Kỳ (do Kỳ uỷ Trung Kỳ chuẩn bị).
2. Liên hệ với Kỳ bộ Bắc kỳ, thuyết phục họ thành lập Đảng. Kỳ bộ Nam kỳ dự thảo các văn kiện là Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ cho Hội nghị.
3. Đại biểu dự Hội nghị không qúa 10 người và thống nhất mật hiệu liên lạc.
Trong lúc đó, Quốc tế Cộng sản có thư phê bình sự chia rẽ của Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng, yêu cầu họ cần phải thống nhất. Điều này làm những người Tân Việt có khuynh hướng cộng sản phấn khởi. Cùng thời điểm đó, ở Nam kỳ An Nam Cộng sản Đảng đã thành lập và hoạt động mạnh mẽ, thành lập chi bộ ở khắp các tỉnh. Một không khí thành lập Đảng sôi sục trong quần chúng. Những đảng viên Tân Việt giác ngộ cũng hăng hái thành lập Đảng.
Đại hội thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn dự họp ở ga Thọ Trường, nhưng vì lộ nên dời lên Chợ Thượng (Hà Tĩnh). Ngày 31-12-1929, Đại hội họp trên con đò dọc sông La xuôi về Vinh. Tham gia Đại hội có 8 đại biểu:
Nguyễn Khoa Văn (Hải Triều), Trần Hữu Chương, Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đệ, Ngô Đình Mẫn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội đã thông qua Chư- ơng trình, Điều lệ và chính thức thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn kết thúc quá trình bônsêvích hoá Đảng Tân Việt.
Tháng 1 năm 1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn chính thức thành lập.
Tuyên đạt nói rõ:“ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội không đồng nhất chính kiến đã tách ra lập nên hai bộ phận cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản chi bộ, cùng tiến hành vận động cộng sản theo chương trình của Đệ tam Quốc tế, còn Tân Việt Cách mệnh Đảng thì đưa số người dẫn đạo ngày càng sa
vào hoạt động có xu hướng quốc gia cải lương, dẫn quần chúng đảng viên chịu ảnh hưởng của mình đi sai đường lối của Đệ tam Quốc tế. Do đó, mà đương thương lượng với hai bộ phận cộng sản để hợp nhất cơ sở cách mạng đã tiến hành khá nhiều lần vẫn không thành... Do tình hình nói trên nên những người giác ngộ cộng sản chân chính trong Tân Việt cách mệnh Đảng trịnh trọng tuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân Việt cách mệnh Đảng, toàn thể thợ thuyền dân cày và lao khổ biết rằng chúng tôi đã chính thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn" 66
“ Đông Dương cộng sản Liên đoàn lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực hành cách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở chúng ta hoàn toàn độc lập xoá bỏ nạn người bóc lột áp bức người, xây dựng chế độ Công Nông chuyên chính tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương”.
Muốn làm được nhiệm vụ đó thì nhiệm vụ trước mắt của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn là phải xây dựng chi bộ của Liên đoàn tức là thực hành cải tổ Tân Việt cách mạng Đảng thành đoàn thể cách mạng chân chính để vận động quần chúng lao khổ đấu tranh, chống chủ nghĩa đế quốc Pháp, phong kiến Nam triều và địa chủ, đòi quyền lợi chính trị, kinh tế cho nhân dân Đông Dương. Mặt khác Liên đoàn phải liên lạc với hai tổ chức Cộng sản liên hợp thành một tổ chức Cộng sản ở xứ Đông Dương để cho sức mạnh cộng sản được vững chắc và duy nhất mới có thể thực hành cách mệnh cộng sản được”67
Kỳ bộ Nam kỳ phân công Lê Mậu dự thảo văn kiện định tên Đảng là Đông Dương cộng sản Liên đoàn. Lí do chọn tên này là phỏng theo tên Tuyên ngôn Đảng cộng sản của Mác-Ăngghen, với tham vọng khi hợp nhất sẽ lấy tên Liên đoàn.
Sau hội nghị, trong vòng một tháng các chi bộ, các nhóm cộng sản đã được thành lập Ở Tân Định, Phú Nhuận, Bà Chiểu, Khánh Hội, Chợ Lớn, Chợ Quán, Nhà Bè, sau đó phát triển xuống Tân An, Mỹ Tho. Tháng 8-1929, đồng chí Nguyễn Xuân Thanh sau khi gặp~gỡ, trao đổi với các đại biểu tỉnh uỷ Tân Việt từ Thanh Hoá, Nghệ - Tĩnh đến Huế, Quy Nhơn đã vào Sài Gòn họp với Kỳ uỷ Nam Kỳ.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn là tổ chức cộng sản chân chính, thiết tha muốn theo đường lối của Quốc tế Cộng sản là làm cách mạng vô sản. Tổ chức này đã đào tạo rất nhiều chiến sĩ cộng sản kiên cường như Trần Phú, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, đào Duy Anh, Đặng Thai Mai… Đông Dương cộng sản Liên đoàn có vai trò tích cực trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênnin, giác ngộ chủ nghĩa cộng sản, đào tạo cán bộ cộng sản cho Đảng cộng sản Việt Nam sau này. Tổ chức
66Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng to n tà ập, sđd, T.1, tr.403-404
67Văn kiện Đảng: To n tà ập, NXB CTQG, HN, 1998, tập 1, tr.404
này là hạt nhân quan trọng, góp phần hình thành Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.