Phong trào công nhân tự phát

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 124 - 127)

B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"

III. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIỆT NAM ĐẾN TRƯỚC 1930

1. Phong trào công nhân tự phát

Mác - Ăngghen đã chỉ rõ :“Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau; cuộc đấu tranh của nó chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc nó mới ra đời ”49. Chính những điều đó làm cho phong trào công nhân phát triển phong phú, sâu rộng cả về nội dung lẫn hình thức. Thêm vào đó là những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng cách mạng tháng Mười Nga. Công nhân không thể có ý thức dân chủ xã hội được, ý thức này chỉ có thể là từ bên ngoài đưa vào. Lịch sử tất cả các nước chứng thực rằng chỉ có lực lượng của bản thân mình thôi thì giai cấp công nhân chỉ có thể đi tới ý thức công liên chủ nghiac mà thôi.

48 Hồ Chí Minh, To n tà ập , NXB. CTQG , HN, 1996. T10. Tr 9

49 Mác- Ăngghen, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, NXB Sự thật, 1956, Tr 32

Trước chiến tranh 1914-1918, phong trào công nhân Việt Nam chưa phát triển rộng trong toàn quốc và họ chưa thể có ý thức giác ngộ. Sự bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc Pháp buộc công nhân Việt Nam thức tỉnh. Dù trong trạng thái tự phát, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được truyền thụ tinh thần yêu nước của dân tộc. Phong trào của họ đã mang tính chất chính trị, chống lại nhà nước thực dân và cả những di tích phong kiến.

Dưới chế độ thực dân phong kiến, công nhân Việt Nam vừa là người làm thuê, vừa là nô lệ mất nước. Mỗi ngày công nhân làm việc từ 12-14 giờ, có khi làm tới 15-16 giờ, nhưng chỉ được trả đồng lương tối thiểu để duy trì cuộc sống. Vật chất đã thiếu thốn, quyền tự do dân chủ cũng bị bóp nghẹt. Tình cảnh cùng cực dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp đã thúc đẩy giai cấp công nhân cùng đứng lên đấu tranh. Những vụ đấu tranh sơ khai đầu tiên của công nhân đã diễn ra ngay từ năm 1892 dưới hình thức phối hợp với nghĩa quân yêu nước chống thực dân chống đối bằng bạo lực như công nhân mỏ than Đông Triều tham gia đội nghĩa binh của lãnh binh Pha và lãnh binh Hy (1892), công nhân làm đường phủ Lạng Thương- Lạng Sơn tham gia phong trào khởi nghĩa Yên Thế (1894); công nhân và bồi bếp ở Hà Nội tham gia vụ đầu độc binh lính và sĩ quan Pháp (1908)... Sau đó công nhân tiến tới mức phản kháng cao hơn như bỏ trốn tập thể, đốt lán trại, phá giao kèo, đánh cai ký, đưa đơn phản kháng…

Trong hai năm 1904 -1905 đã có một số cuộc đấu tranh tiêu biểu. Ngày 20 tháng10-1904, đội công nhân công trường đường sắt Yên Bái gửi đơn lên Tổng đốc Bắc Ninh tố cáo về việc bắt công nhân làm khoán cao. Tháng 11 năm 1904 công nhân đường sắt Lào Cai cử đại biểu trực tiếp gặp chủ đồn điền khiếu tố về việc bạc đãi công nhân. Tháng 12 năm 1904 công nhân lán Hải Dương gửi đơn cho viên Công sứ Hải Dương tố cáo việc thực dân và tay sai chửi bới, đánh đập tàn tệ công nhân. Năm 1906 công nhân mỏ Hà Tu nghỉ việc, đấu tranh thắng lợi đòi chủ phải trả tiền đi đường đến mỏ. Năm 1907, nổ ra cuộc bãi công đầu tiên của 200 công nhân viên chức hãng liên hiệp Thương mại Đông Dương ở Hà Nội. Năm 1908 công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), bỏ việc phản đối việc chủ trả lương quá chậm. Đặc biệt cao trào đấu tranh vào năm 1909, ngày 1- 5, nữ công nhân nhà máy chai Nam Định bỏ việc phản đối chủ pháp khám xét nữ công nhân; công nhân làm đường Hà Tu, Cẩm Phả đấu tranh đòi tăng lương, đốt lán, đốt công cụ; hai trăm công nhân viên chức hãng Liên hiệp thương mại Đông Đương bãi công. Năm 1912 công nhân Ba Son kết hợp với bãi khoá của học sinh trường Bách nghệ Sài Gòn có người công nhân Tôn Đức Thắng tham gia….

Trong khoảng thời gian từ năm 1919 đến năm 1925, cả nước đã nổ ra 25 cuộc bãi công lớn ở khắp cả nước. Số công nhân bỏ việc hoặc phá giao kết với chủ

đã lên tới gần 5.000 người. Công nhân sử dụng hình thức đấu tranh bãi công ngày càng nhiều. Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã nổ ra ở hai cảng Sài Gòn và Hải Phòng: Mở đầu là cuộc đấu tranh của thủy thủ tàu Sác nô. Tháng 3 năm 1920 tại Sài Gòn, nổ ra cuộc tổng đình công của 226 thủy thủ trên 8 chiếc tầu biển thuộc các hãng hàng hải Pháp đòi phụ cấp đắt đỏ. Năm 1921, Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông được thành lập thu hút rất đông công nhân thuỷ thủ Việt Nam tham gia.

Đáng chú ý nhất vào năm 1922 có cuộc đấu tranh của đông đảo viên chức tại các sở thương nghiệp tư nhân ở Hà Nội đòi nghỉ ngày chủ nhật được hưởng lương;

cuộc bãi công của trên 600 công nhân thợ nhuộm Sài Gòn- Chợ Lớn. Tiếp đó là những cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân Nam Bộ nổ ra ở nhiều ngành.

Năm 1923, ở nhà máy xi măng Hải Phòng, trước thái độ lật lọng của chủ, công nhân kiên trì đấu tranh nhiều lần, buộc chủ phải thực hiện đúng lời hứa.

Tháng 9 năm 1924 có cuộc bãi công của 250 công nhân nhà máy Năm 1924, ở nhà máy sợi Nam Định đấu tranh nổ ra liên tiếp. Trong các cuộc đấu tranh đó chủ tư bản và chính quyền thực dân phát hiện thấy công nhân người Việt và Hoa kiều có liên lạc với công nhân ở Pháp và Trung Quốc làm cho chúng rất lo ngại. Trong năm đó công nhân ba nhà máy rượu Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội thuộc hãng Phôngten phản đối, buộc chủ nhà máy không được dùng tên đô đốc Pháp gian ác.

Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức, có khẩu hiệu, có sự liên lạc giữa công nhân Hà Nội và Nam Định.

Những cuộc bãi công của phong trào công nhân giai đoạn này còn có nhiều tính chất tự phát nhưng đã tiếp cận với trình độ tổ chức. Tính tự phát ở đây nghĩa là chưa có công đoàn rộng rãi, chưa có Đảng của giai cấp công nhân đứng ra lãnh đạo công nhân đấu tranh. Trình độ tổ chức còn thô sơ nhưng các cuộc đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức. Tính chất đoàn kết của công nhân khá mạnh. Trong các cuộc bãi công đã kể trên chưa có lần nào mà bọn chủ, bọn thực dân chia rẽ được công nhân, làm cho bãi công thất bại. Đấy là một tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức công nhân thành đoàn thể và là mảnh đất tốt cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào nước ta. Theo Nguyễn Ái Quốc :” Dấu hiệu của thời đại, dấu hiệu của giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu giác ngộ về lực lượng và khả năng của mình”3

Từ chỗ đấu tranh buộc chủ thực hiện giao kèo, công nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại mọi lối áp bức, bóc lột của chủ, ý thức giai cấp của họ ngày càng tiến bộ hơn. Tuy nhiên, cho tới năm 1925, công nhân Việt Nam vẫn chưa thành một lực lượng độc lập. Những cuộc đấu tranh tự phát của giai cấp công nhân Việt Nam

3 Hồ Chí Minh - Vì độc lập, tự do. Vì CNXH, NXB ST trang 27

từ khi có chủ nghĩa Mác- Lênin giảm dần, thay vào đó là các cuộc đấu tranh tự giác có lý luận, có tính chất tổ chức để chống lại chủ và tay sai.

Trước Đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1918), giai cấp công nhân Việt nam đã hình thành nhưng nó chỉ là giai cấp tự mình chưa phải là giai cấp cho mình. Cho đến năm 1925, phong trào công nhân đã có sự phát triển hơn, xuất hiện nhiều cuộc bãi công quy mô lớn, có tổ chức và lãnh đạo ở mức độ nhất định. Họ đấu tranh bằng nhiều hình thức bỏ trốn tập thể, công khai bỏ việc, dùng bạo lực, đình công, bãi công... Tuy vậy vì chưa có lý luận tiên tiến soi đường, chưa quan niệm được mình là một giai cấp có quyền lợi và nguyện vọng riêng. Chưa nhận thức đươc rõ vị trí và vai trò của minh trong lịch sử xã hội, phong trào công nhân tuy đã ra đời nhưng mới ở giai đoạn tự phát. Chỉ khi nào họ có tổ chức, tự giác biết rõ vai trò lịch sử của mình, khi đó mới có thể khẳng định họ là giai cấp tự giác. Giai cấp công nhân chưa có lý luận chỉ đường thì chưa thể đi đến mục tiêu cuối cùng và không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w