C. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT LUẬN CƯƠNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA!”
I- HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi có ý nghĩa thời đại to lớn.
Nó đã làm cho mâu thuẫn vốn có trong thế giới tư bản chủ nghĩa càng sâu sắc. Nó nêu tấm gương và cổ vũ giai cấp công nhân các nước và các dân tộc. Giai cấp tư sản quốc tế một mặt thẳng tay đàn áp, mặt khác kêu gọi các lực lượng chia rẽ, phá hoại, cấu kết với nhau can thiệp vũ trang chống nước Nga Xôviết.
Quốc tế II, sau khi Ăngghen mất (1895) càng ngày càng rơi sâu vào chủ nghĩa cơ hội. Phong trào cách mạng thế giới đang đòi hỏi phải thành lập nhanh chóng tổ chức quốc tế mới. Theo đề nghị của V.I. Lê-nin và Đảng (B) Nga, đầu tháng 3 năm 1919, đại biểu của 19 Đảng và nhóm, 15 quan sát viên các nước đã về họp đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản. Đại hội đã thông qua cương lĩnh và Tuyên ngôn, thông qua Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa và báo cáo về chế độ tư sản dân chủ chuyên chính vô sản.
Sau sự thành lập Quốc tế cộng sản, cách mạng thế giới phát triển thành cao trào, mang tính chất tấn công rõ rệt. Cách mạng đã bùng nổ ở Đức, Hung-ga-ri, Xlô-va-kia, Trung quốc, Ấn độ, Triều tiên, Mông cổ...v.v. Hàng loạt các chính đảng vô sản ra đời ở một loạt nước. Đảng cộng sản (ĐCS) Mỹ, ĐCS công nhân Mỹ (1919), ĐCS Tây Ban Nha (1920), ĐCS Anh (1920), ĐCS Pháp (1920), ĐCS Inđônêxia (1920), ĐCS Trung Quốc (1921) ..v.v.
Các Đảng cộng sản trẻ tuổi, do mới thành lập nên còn non yếu về lý luận, thiếu chặt chẽ về tổ chức. Khuynh hướng hữu khuynh và tả khuynh thực sự trở thành một nguy cơ đe doạ phong trào cộng sản. Để phát triển cao trào và chấn chỉnh bệnh ấu trĩ tả khuynh và cơ hội hữu khuynh, Quốc tế Cộng sản đã triệu tập Đại hội II từ 23-7 đến 7-8 năm 1920 tại X. Pêtecbua và sau đó chuyển đến Matxcơva. 67 tổ chức của 49 nước và đại diện 27 Đảng cộng sản đã tham dự.
Từ tháng 4- 1920, V.I. Lê-nin đã viết tác phẩm Bệnh ấu trĩ “tả khuynh"
trong phong trào cộng sản nhằm mục đích truyền bá kinh nghiệm phong phú của
Đảng bôn sê vích Nga cho các Đảng trẻ tuổi. Để chuẩn bị cho Đại hội II Quốc tế cộng sản, V.I. Lê-nin đã viết một loạt bài dự thảo trình Đại hội. Một trong các tác phẩm đó là Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (viết tắt là Luận cương). Ngày 28 tháng 7 năm 1920 Đại hội đã thông qua bản Luận cương này của Lê-nin với sự nhất trí rất cao166/ 169 đại biểu chính thức.
Báo L’Humalitê của Đảng xã hội Pháp đã giới thiệu vắn tắt những văn kiện của Đại hội II Quốc tế cộng sản và công bố toàn văn Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa trong 4 số kép (23-24, 26-27, 30-31, 38-39). Ngày 26 tháng 7, V.I.Lê-nin đã có thư Gửi tất cả các đảng viên đảng xã hội Pháp, tất cả những người vô sản giác ngộ ở Pháp và nhấn mạnh: Đảng Pháp phải bóc trần không thương tiếc những hành động của đế quốc Pháp trong các thuộc địa và phải giúp đỡ họ không chỉ bằng lời nói mà phải bằng việc làm, tất cả các phong trào giải phóng, trở lại với khẩu hiệu: Chủ nghĩa đế quốc phải rời bỏ các thuộc địa, mở rộng trong quần chúng công nhân Pháp những tình cảm anh em đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, tiến hành tuyên truyền có hệ thống trong quân đội Pháp chống lại sự áp bức thuộc địa". Bức thư được đăng báo, phổ biến rộng rãi đã tác động mãnh liệt đến lập trường của Nguyễn Ái Quốc.
Tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (gọi tắt là Luận cương) ; cùng với Báo cáo của tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa ngày 26 tháng 7; Luận cương về những nhiệm vụ cơ bản của Đại hội II Quốc tế cộng sản in trong V. I Lênin. Toàn tập ( tập 41, NXB Tiến bộ, Mátxcơva 1977)
Luận cương đã làm nổi bật những vấn đề hết sức cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, về bình đẳng giữa các dân tộc; tất yếu đoàn kết các dân tộc;
thái độ của người cộng sản với vấn đề dân tộc thuộc địa; sự cần thiết ủng hộ nước Nga xô viết; bản chất phong trào dân chủ tư sản ở các thuộc địa; nhận thức về kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc...
II- NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM 1. Về sự bình đẳng giữa các dân tộc
Trong tác phẩm Lê-nin chỉ rõ những đảng cộng sản phải đặt lên hàng đầu những vấn đề cụ thể chứ không phải là trừu tượng hoá hoặc là hình thức về bình đẳng giữa các dân tộc. Thứ hai phải phân biệt rõ lợi ích của giai cấp bị áp bức là những người lao động bị bóc lột với lơị ích chung của giai cấp thống trị. Thứ ba phải phân biệt thật rõ rệt những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng với những dân tộc đi áp bức. Phải đập tan mọi sự lừa dối tư sản che đậy đi việc tuyệt đại đa số nhân dân hiện đang bị một thiểu số các nước tư bản
tiên tiến giàu có nô dịch về mặt tài chính thống trị. Trong trường hợp đó không có bình đẳng thực tế được.
V.I. Lê-nin đã khái quát bình đẳng của chế độ dân chủ tư sản chỉ là sự lừa dối kiểu dân chủ tư sản, dân chủ cho bọn giàu có, bọn áp bức, thống trị, bóc lột các dân tộ thuộc địa. Ý nghĩa thực sự của việc đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc là thủ tiêu mọi giai cấp. Người vạch trần tính chất lừa dối trong những lời nói văn hoa của bọn dân chủ tư sản qua thực chất của hoà ước Véc-xây giữa các nước dân chủ phương Tây.15 Như vậy Hoà ước này, theo Lênin là một sự bình đẳng "khét tiếng, một hành vi bạo lực đối với các dân tộc nhỏ yếu". Còn Hoà ước Brét -Litốp (3-3- 1918)16, thực chất là "bình đẳng đàn áp và đê tiện".
Lê-nin kêu gọi "Phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản". Chỉ có làm như vậy mới bảo đảm cho việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy sự tan vỡ ảo tưởng"chung sống hoà bình và bình đẳng dân tộc" dưới chủ nghĩa tư bản. Không chiến thắng chủ nghĩa tư bản thì không thể thủ tiêu ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng.
2. Các Đảng cộng sản phải trực tiếp ủng hộ mọi phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc
Lê-nin xác định Đảng cộng sản với tư cách là người đại diện tự giác của giai cấp vô sản vạch trần bản chất giả dối, lừa bịp của giai cấp tư sản về bình đẳng dân tộc về hoà bình chung chung" mà còn có những nhiệm vụ hết sức quan trọng là
"phải làm cho vô sản và quần chúng lao động tất cả các nước gần gũi nhau tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ địa chủ và giai cấp tư sản.
Công tác tuyên truyền và cổ động của các Đảng cộng sản ở mọi diễn đàn nghị viện và ở ngoài không chỉ tố cáo vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc mà phải chứng minh rõ chỉ có chế độ Xô Viết là chế độ có thể thực sự đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Tất cả các Đảng cộng sản phải trực tiếp ủng hộ các phong trào cách mạng của các dân tộc phụ thuộc hoặc không được hưởng đầy đủ quyền bình đẳng.
15 Ho àước ký kết giữa 27 nước tham gia chiến tranh tại Véc-xây ( Pháp) đã thống nhất: Đức phải bồi thường chiến phí theo quy định của Đồng Minh trước 1/5 1921, hạn chế lực lượng vũ trang Đức đến mức tối đa chỉ còn 10 vạn bộ binh. Đức phải trả cho Pháp hai tỉnh Andát v Lorenà … Các thuộc địa của Đức trở th nh à đất "uỷ trị" của Hội Quốc liên v giao cho các cà ường quốc khác quản lý. Các vùng quan trọng của Đức sẽ do quân đội Đồng minh đóng trong15 năm v rút dà ần trong quá trình Đức thi h nh Ho à à ước. Các Đồng minh khác của Đức như Áo chỉ còn có 6 triệu dân tách ra khỏi Đức, Hung còn có 1/3 lãnh thổ v cà ũng phải tham gia cùng Đức bồi thường chiến phí.
16 Đức đã buộc Nga chấp nhận nhường cả vùng Bantích cho Đức, rút quân khỏi Phần Lan, Ucrai- na, Ngoại Cápcadơ để nước n y phà ụ thuộc Đức. Nga phải bồi thường rất nặng nề, thiệt hại 1/4 lực lượng to n quà ốc (26% dân số, 27% đất đai, 32% sản phẩm công nghiệp...v.v. để đổi lấy hoà bình v có thà ời gian cũng cố, xây dựng chính quyền Xô viết non trẻ.
Điểm 11 của Sơ thảo Luận cương nhấn mạnh các Đảng cộng sản quan tâm đặc biệt đến các quốc gia và các dân tộc chậm tiến hơn, trong đó những quan hệ phong kiến và gia trưởng nông dân còn ưu thế. Cụ thể là phải đấu tranh chống tôn giáo, cấu kết với bọn phản động; phải chống xu hướng phong kiến hoặc giải phóng để bảo vệ và củng cố địa vị phong kiến; phải ủng hộ nhân dân chống địa chủ phong kiến, phải liên minh với họ và lập ra các xô viết của người lao động.
Chống xu hướng tư sản khoác áo cộng sản để chống cộng sản. Do đó phải giữ vững lập trường vô sản để giữ vững tính độc lập của phong trào. Cần vạch mặt chiêu bài "độc lập" của bọn đế quốc là "xây dựng sự độc lập về chính trị nhưng phụ thuộc về kinh tế, tài chính”. Lê-nin nhắc nhở những cộng sản phải hết sức chú ý đến những nước lạc hậu, chậm tiến còn chịu ảnh hưởng một cách dai dẳng thành kiến tiểu tư sản thâm căn cố đế, tinh thần ích kỷ, sự hẹp hòi dân tộc...v.v. Phải thận trọng đến những tàn dư của tình cảm dân tộc, sức mạnh đặc biệt của tính tiểu tư sản lâu đời. Người cộng sản và công nhân có thể phải có nhượng bộ nhất định để xoá bỏ nghi kỵ và thành kiến tiểu tư sản.
Lê-nin nói, không thể chối cãi được rằng giai cấp vô sản của những nước tiên tiến có thể và phải giúp đỡ quần chúng lao động ở những nước lạc hậu, khi giai cấp vô sản chiến thắng của nước cộng hoà xô viết. Chìa tay cho những quần chúng đó và có khả năng ủng hộ họ thì các nước lạc hậu đó có thể ra khỏi giai đoạn phát triển hiện nay của họ. Lênin cũng coi " Đảng nào muốn gia nhập Quốc tế III đều buộc phải thẳng tay vạch trần những thủ đoạn xảo trá của đế quốc nước mình trong các thuộc địa, ủng hộ trên thực tế chứ không phải bằng lời nói, gây trong lòng công nhân nước mình thái độ anh em chân thành với nhân dân lao động các nước thuộc địa và các dân tộc bị áp bức.
3. Phong trào dân chủ tư sản ở các nước thuộc địa phải chuyển biến thành phong trào dân chủ tư sản cách mạng
Trong Báo cáo của tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa ngày 26 tháng Bảy, Lênin chỉ rõ trong các nước thuộc địa và lạc hậu xuất hiện tình hình giai cấp tư sản ở thuộc địa có sự gần gũi tư sản chính quốc nên giai cấp tư sản dân tộc tuy có ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc nhưng lại đồng tình với giai cấp tư sản chính quốc đàn áp cách mạng. Do đó phong trào dân chủ tư sản ở các nước lạc hậu chỉ có thể phải là phong trào dân tộc cách mạng.
Theo Lênin, người cộng sản phải ủng hộ phong trào cách mạng có tính chất tư sản ở các nước thuộc địa khi nó thực sự cách mạng, còn nếu không thì phải chống giai cấp tư sản cải lương đang tồn tại ở các nước thuộc địa và kết luận của Lê-nin là phải thay thế danh từ dân chủ tư sản bằng dân tộc cách mạng.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địạ phải đi theo con đường cách mạng vô sản
Trong điểm 5 của Luận cương, Lê-nin đã chỉ rõ hiện nay đặt vấn đề chuyên chính vô sản đã thành vấn đề trước mắt. Tất cả những sự kiện thế giới đều quy tụ vào điểm trung tâm là đấu tranh của toàn bộ giai cấp tư sản quốc tế chống nước Nga xô viết. Do đó một mặt phong trào công nhân các nước phải ủng hộ nước Nga Xô viết, mặt khác họ phải thấy rằng họ không còn con đường nào khác ngoài mong muốn sự chiến thắng của nước Nga Xô viết và quyết không có một con đường cứu vãn nào khác ngoài con đường liên minh các cộng hoà xô viết.
Có hai ý kiến hiện nay về con đường phát triển kinh tế của các dân tộc lạc hậu chiến tranh giải phóng thắng lợi. Ý kiến thứ nhất cho rằng phải nhất thiết qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Theo Lê-nin con đường đó không đúng mà là "Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Để theo con đường bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội, theo Lê-nin phải đào tạo những cán bộ độc lập, xây dựng đảng cộng sản, phải tuyên truyền và ủng hộ các hình thức Xô viết khác nhau cho phù hợp với quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa. Đảng cộng sản tăng cường hoạt động không chỉ trong nước mình mà còn hoạt động cả trong quân đôị đi xâm lược thuộc địa. Đây không những là phương tiện mà thực sự trở thành những nguyên tắc đảm bảo cho cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nếu không có tổ chức Đảng vững mạnh, không giác ngộ cho quần chúng hình thức Xô viết là gì và xây dựng nó phù hợp với điều kiện nước mình thì không thể tiến lên chủ nghĩa cộng sản được .
5. Ủng hộ chính quyền Xô viết và vấn đề liên bang Xô viết
Lê-nin chỉ ra điểm trung tâm hội tụ sự chú ý trong đời sống chính trị thế giới là cuộc tấn công của các đế quốc vào nước Nga Xô viết. Người kết luận nước Nga Xô viết và phong trào giải phóng dân tộc tất yếu phải đoàn kết để chống lại kẻ thù.
Kẻ thù là lực lượng quốc tế, muốn chống lại phải bằng lực lượng quốc tế.
Từ đau khổ, kinh nghiệm đau đớn mà các dân tộc bị áp bức tin rằng không có con đường nào khác ngoài sự chiến thắng của chính phủ chính quyền xô viết đối với chủ nghĩa đế quốc. Lênin kêu gọi đoàn kết các dân tộc bị áp bức với nhau và liên minh chặt chẽ với nước Nga xô viết. Người chú ý hình thức, mức độ liên minh là dựa trên cơ sở tính chất giác ngộ xã hội chủ nghĩa, trình độ phát triển của phong trào cộng sản của công nhân các nước, các dân tộc chậm tiến.
Lênin chỉ rằng Liên bang Nga là hình thức quá độ tiến tới thống nhất hoàn toàn những người lao động thuộc các dân tộc khác nhau. Về mặt lịch sử đã xuất hiện những hình thức liên bang hợp lý giữa Cộng hoà liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga với các cộng hoà xô viết khác nhau17.
Nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản phải chú ý phát triển và dùng kinh nghiệm kiểm tra các liên bang vì nó xuất hiện mới ở bước quá độ tới thống nhất hoàn toàn.
Phải liên minh chặt chẽ thì mới chống được sự bao vây của các đế quốc hùng mạnh về quân sự. Phải liên minh kinh tế để khôi phục sự đất nước và đảm bảo đời sống của người lao động. Phải tạo ra nền kinh tế toàn thế giới với tính cách là một chính thể do giai cấp vô sản quản lý và sau đó hoàn thiện nó dưới chủ nghĩa xã hội.
Ngoài các vấn đề cơ bản trên Luận cương của Lê-nin còn đề cập đến một số vấn đề khác như vấn đề chuyên chính vô sản, về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, về sự phê phán các Đảng cơ hội của Quốc tế II... Những vấn đề đó được đề cập nhiều ở các tác phẩm khác.