C. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT LUẬN CƯƠNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA!”
I. NGUYỄN ÁI QUỐC ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀ CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1- Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lênin
Nguyễn Ái Quốc thuở nhỏ tên là Nguyễn sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại Nam Đàn, Nghệ An, trong gia đình nhà nho nghèo yêu nước. Trong cảnh đất nước bị xâm lược, Người sớm tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, quê hương và gia đình và cảm thông với nỗi khổ nhục của đồng bào. Người sớm được học tập ở gia đình, ở trường tiểu học Đông Ba, Quốc học Huế và dạy học ở trường Dục Thanh (Phan thiết). Người sớm biết chữ Pháp, chữ Quốc ngữ và có trong mình kiến thức văn hoá nhất định. Nhận thấy rõ nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước, ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người quyết tâm ra đi cứu nước.
Người qua Pháp và các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ. Năm 1914, Người về nước Anh. Người đã trải qua nhiều nghề như phụ bếp, quét tuyết, hầu bàn, thợ ảnh... vừa kiếm sống, vừa tìm tòi, kiên trì chịu đựng gian khổ để xem xét, tích luỹ hiểu biết. Qua những điều mắt thấy tai nghe, Người sớm có tình cảm thương yêu những người nghèo khổ, bị bóc lột. Người nhận thức rằng bất cứ ở đâu dù màu da, tiếng nói khác nhau nhưng thế giới chỉ có hạng người bóc lột và người bị bóc lột.
Người đã tìm hiểu các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới và tỏ rõ sự khâm phục tinh thần yêu nước của nhân dân Mỹ trong cuộc cách mạng năm 1776, của nhân dân Pháp trong cuộc Đại cách mạng năm 1789. Suy nghĩ về các cuộc cách mạng trên, Người đã đi đến kết luận:“ Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng tư bản, cách mạng không đến nơi”(1).
Nửa cuối năm 1917, Người về Pháp trong không khí sục sôi của cuộc chiến tranh đế quốc. Ở đây, Người hoạt động trong nhóm “Những người yêu nước Việt Nam” và biết đến Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi. Người hướng tới tìm hiểu cuộc cách mạng ấy và ủng hộ nước Nga Xô viết. Năm 1918, Người vào Đảng xã hội Pháp vì Đảng này ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc thuộc địa. Đầu năm 1919, Người gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đến Hội nghị tại Vécxây (Pháp).
(1) Hồ Chí Minh To n tà ập Tập 2 NXB ST H nà ội 1981 Tr.193
Năm 1919, Người gửi đến Hội nghị của các nước đế quốc thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất họp ở Vécxai (Pháp) bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, yêu cầu thừa nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của nhân dân Đông Dương, dưới ký tên là Nguyễn Ái Quốc. Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin. Bản "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta "18. Từ đó, Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã tán thành theo Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
Từ một người yêu nước chân chính, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Bước chuyển lịch sử đó phù hợp với trào lưu của thời đại, mở ra con đường đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, và lôi cuốn cả lớp người Việt Nam yêu nước đi theo. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, hoạt động tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
2- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ khi theo Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu sự ra đời của các Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc thấy rõ ở Việt Nam chưa đủ điều kiện thành lập ngay Đảng Cộng sản. Phong trào yêu nước lên cao nhưng đang bế tắc về đường lối cứu nước. Phong trào công nhân bé nhỏ, đang ở giai đoạn tự phát. Thấy cần thiết có một Đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác- Lênin, nhưng Người không vội vàng. Người thấy rõ phải có thời gian và điều kiện, phải chuẩn bị chu đáo về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Trong những năm 1921 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc tham gia các Đại hội I, II, III của ĐCS Pháp; cùng những người cách mạng ở các thuộc địa lập ra “Hội liên hiệp thuộc địa”, ra tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) của Hội để truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin vào Đông Dương và các thuộc địa khác. Người viết nhiều bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân... tố cáo các tội ác của chủ nghĩa thực dân và thức tỉnh nhân dân các dân tộc thuộc địa vùng lên đấu tranh. Tác phẩm quan trọng của Người thời kỳ này là Bản án chế độ thực dân
18 Hồ Chí Minh To n tà ập, NXB CTQG. HN 1996, T.10, tr, 27
Pháp (xuất bản tại Pari, 1925). Trong đó, Người đã tập trung phân tích bản chất bóc lột và phản động của thực dân Pháp, nêu ra những khả năng tiềm tàng, con đường của cách mạng Đông Dương, quan hệ hữu cơ giữa cách mạng ở thuộc địa với cách mạng ở chính quốc.
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên xô, làm việc ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động, phối hợp với các nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ... sáng lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”. Với vai trò là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản. Người tìm hiểu về tình hình hoạt động của những người Việt Nam yêu nước ở đây. Trong thư gửi đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản (18-12-1924), Nguyễn Ái Quốc viết “Tôi đến Quảng Châu vào giữa tháng 12. Tôi đã gặp ở đây vài ba nhà quốc gia Việt Nam trong số đó có người xa rời xứ sở hai mươi năm nay...”19. Ngày 19-6- 1924, người thanh niên Phạm Hồng Thái, thành viên tổ chức yêu nước “Tâm tâm xã” đã ném bom ám sát Méclanh, toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Việc không thành, nhưng tiếng bom của anh đã thức tỉnh hàng triệu người Việt Nam yêu nước, “như tiếng chim én báo hiệu mùa xuân”.
Sau khi tìm hiểu, Nguyễn Ái Quốc đã chọn lựa những thanh niên tích cực trong “Tâm tâm xã”, tổ chức, giác ngộ và tuyên truyền họ trên cơ sở lập ra nhóm Cộng sản đoàn ( 2- 1925) gồm Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,..
Tháng 6-1925, Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, lựa chọn thanh niên tích cực vào Hội, tổ chức huấn luyện, đào tạo và bồi dưỡng về chính trị cho họ. Trong khoảng ba năm, Hội đã tổ chức được trên 10 lớp học đào tạo được 75 hội viên. Nội dung học khá rộng bao gồm kiến thức cả về lý luận và thực tiễn, về phương pháp cách mạng của Tôn Dật Tiên, cách mạng Tháng Mười Nga. Kết thúc lớp huấn luyện, một số cán bộ được cử đi học tại Đại học Phương Đông ở Liên Xô và trường quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc, đa số được cử về nước hoạt động trong quần chúng nhân dân để tuyên truyền, vận động và xây dựng cơ sở của hội.
Ngoài việc đào tạo đội ngũ cán bộ, Nguyễn Ái Quốc còn cho xuất bản tờ báo Thanh niên (21-6-1925) là cơ quan ngôn luận của Hội. Bằng nhiều con đường, báo Thanh niên đã được truyền về nước và được các tầng lớp nhân dân yêu nước hăng hái tìm đọc. Nhờ đó, các tư tưởng cách mạng được truyền bá mạnh mẽ trong công nhân, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị ra đời đảng của giai cấp công nhân.
Tập hợp những bài giảng của Người trong các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu được Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản xuất bản năm 1927 thành cuốn sách Đường Kách mệnh. “Tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái
19 Hồ Chí Minh: To n tà ập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, H Nà ội, 2000, tr. 8.
Quốc đã đóng vai trò như cuốn làm gì của Lênin trong phong trào cách mạng Nga”20. Tác phẩm đó chỉ rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc sau khi thắng lợi sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, do toàn dân tộc Việt Nam tiến hành mà nòng cốt là liên minh công nông. Cách mạng muốn thắng lợi, phải có sự lãnh đạo của một Đảng kiên cường đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Tác phẩm cùng với những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, tạo nên bước chuyển về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chuẩn bị những tiền đề cho thành lập Đảng cộng sản Việt Nam .
Từ 1925 trở đi, đặc biệt từ những năm 1928, 1929, phong trào công nhân Việt Nam phát triển và đã mang tính chất thống nhất trong cả nước. Trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân ngày càng cao, họ đang trở thành lực lượng chính trị độc lập. Tổ chức của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã lan rộng khắp ba kỳ.
Cuộc đấu tranh kiên trì của Hội đã chiến thắng các khuynh hướng dân tộc tư sản của Việt Nam Quốc dân Đảng và lôi kéo nhiều đảng viên Tân Việt đi theo. Chủ nghĩa Mác -Lênin và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được truyền bá vào Việt Nam tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của phong trào cách mạng. Khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo trong các phong trào yêu nước Việt Nam. Ngày 17- 6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời. Tháng 8 năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng thành lập. Tháng 9-1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn tuyên bố ra đời và họp đại hội thành lập vào 1-1930. Trong vòng nửa năm, đã có ba tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam được thành lập. Sự hoạt động riêng biệt của ba tổ chức Đảng đó là nguy cơ dẫn đến chia rẽ lực lượng cách mạng.
Yêu cầu khách quan, bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là sớm phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.
Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị đã diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930 21, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã đến dự. Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, hội nghị đã thống nhất thành lập một Đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thành lập Ban chấp hành Trung ương lâm thời; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt
20 Côbêlép (e.v): Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Mát - xcơ - va, 1979, tr. 121, bản tiếng Nga.
21 Theo Giáo trình lịch sử Đảng CSVN của Hội đồng TƯ chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia.
Đại hội đại biểu to n quà ốc lần thứ III của Đảng (9-1960) quyết định lấy ng y 3-2-1930 l ng y kà à à ỷ niệm th nh là ập Đảng Cộng sản Việt Nam.
và Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các Văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Sau Hội nghị, Ban chấp hành Trung ương lâm thời và các xứ uỷ đã được thành lập. Ngày 24-2-1930 Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng, hoàn thành việc thành lập Đảng trong cả nước.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam, nó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng ra đời là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng kéo dài về đường lối cứu nước của dân tộc ta trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, có Cương lĩnh chính trị đầu tiên đúng đắn, sớm giành được quyền lãnh đạo đã đặt nền tảng và mở đường cho những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.