B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG KÁCH MỆNH"
I. ĐÔNG DƯƠNG CỘNG SẢN ĐẢNG
Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (gọi tắt là Thanh Niên) đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam và lôi cuốn, giác ngộ một lớp người Việt Nam yêu nước theo phương hướng cách mạng vô sản. Hội đã góp phần huấn luyện, đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của Đảng và đưa phong trào cách mạng Việt Nam phát triển.
Từ tháng 9.1928, kỳ bộ Thanh Niên phát đông phong trào vô sản hóa, đưa hội viên của mình gồm những học sinh, trí thức đi vào cùng sinh hoạt với giai cấp công nhân cùng quần chúng lao động để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân đấu tranh. Phong trào vô sản hóa, đến năm 1929 lan rộng sôi nổi cả nước. Nhiều hội viên của Hội đã hăng hái đi vào các nhà máy, hầm mỏ và đồn điền... Qua Vô sản hóa mà họ đưa lý luận Mác - Lênin vào đội ngũ công nhân giác ngộ. Và chính họ, những hội viên Thanh niên được rèn luyện trong phong trào vô sản hóa đã trở thành những cán bộ nòng cốt của cách mạng sau này.
Từ quá trình vô sản hóa dẫn đến một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và phân hoá trong nội bộ hai tổ chức Thanh Niên và Tân Việt. Khi đó phong trào công nhân nước ta phát triển không đồng đều, mạnh nhất là phong trào công nhân ở Bắc Kỳ. Kỳ bộ Bắc Kỳ của Thanh Niên đông hội viên hơn cả và cũng có chất lượng hoạt động và kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn. Đến năm 1928, tổ chức của Kỳ bộ phát triển khắp 17 tỉnh, trong đó có hai thành bộ Hà Nội và Hải Phòng, ba tỉnh bộ Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh. Kỳ bộ Bắc Kỳ đã có 800 hội viên chính thức và khoảng 1.000 người cảm tình của Hội. Kỳ bộ có những học trò xuất sắc được Nguyễn Ái Quốc đào tạo ở Quảng Châu như Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu… Họ là những người am hiểu phong trào công nhân và hoạt động vô sản hoá ở nhiều cơ sở Bắc Kỳ. Trên cơ sở lăn lộn với phong trào công nhân và nhạy bén với tình hình thế giới, nắm bắt được đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam, các bậc tiền bối đó đã đưa vào phong trào công nhân Bắc Kỳ phát triển với những hình thức đấu tranh thích hợp. Vì vậy ở Bắc Kỳ phong trào vô sản hoá mạnh mẽ hơn và có kết quả, góp phần đẩy nhanh quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
Cuối tháng 12 năm 1928, tổng bộ Thanh Niên triệu tập hội nghị trù bị ở Hương Cảng, các đại biểu dự không đầy đủ, đại biểu Nam kỳ không đến được; hội nghị không thành công. Trong nước thì cơ sở quần chúng phát triển nhanh chóng,
nhất là ở Bắc kỳ. Đầu năm 1929, số đảng viên Thanh Niên ở Bắc kỳ lên đến 800 người, ở Trung kỳ trên 200 người, ở Nam kỳ khoảng 200 người.
Bước sang năm 1929, phong trào công nhân Việt Nam phát triển nhanh. Từ tháng 4-1929 đến tháng 4-1930 cả nước có tới 43 cuộc bài công lớn, trong đó có 22 cuộc bãi công ở Bắc Kỳ.“ Phong trào công nhân lên cao như vậy, nếu giữ mãi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thì chỉ làm hạn chế phong trào, hạn chế, cản trở giác ngộ giai cấp của công nhân, của đảng viên cách mạng”56. Mặt khác số hội viên của Hội hoạt động ở phong trào công nhân càng đông. Họ có ý thức mong muốn có một tổ chức rộng lớn, chặt chẽ và cách mạng hơn.
Kỳ uỷ Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên ở Bắc Kỳ gồm có Trần Văn Cung, Dương Hạc Đính, Điền Hải, Phiếm Chu, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Cảnh Thịnh nhận định cần phải tổ chức đảng cộng sản chứ không thể giữ mãi Thanh Niên. Với ý thức trách nhiệm và tinh thần cách mạng, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ đã quyết định thành lập trước một tổ chức cộng sản.
Trong bối cảnh đó chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam với 8 đồng chí 57 ra đời tại ngôi nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội vào tháng 3 -1929. Sự ra đời của Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc Kỳ mở đầu quá trình bônsêvích hoá tổ chức Hội VNCMTN. Chi bộ Cộng sản đầu tiên trên tự đặt ra 3 nhiệm vụ:
a. Lãnh đạo kỳ bộ Bắc kỳ.
b. Chuẩn bị đại hội của kỳ bộ Bắc kỳ làm sao cho tốt, làm sao cho các đại biểu đi đại hội Thanh Niên ở Hồng Kông đều phải là đồng chí trong chi bộ để có thể mạnh dạn tranh đấu cho sự đổi Thanh Niên thành cộng sản.
c. Liên lạc với các phần tử tốt trong Thanh Niên, chuẩn bị lập Đảng cộng sản.
Từ sự ra đời Chi bộ cộng sản đầu tiên đó, Kỳ bộ Bắc Kỳ đã quyết định họp Đại hội tại đồn điền Bôren (Sơn Tây) trong hai ngày 28 và 29-3-1929. Trong quá trình Đại hội, Ngô Gia Tự đã phân tích về sự cần thiết khách quan cần phải thành lập Đảng để đáp ứng những đòi hỏi của phong trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi lúc đó. Đại hội đã hoàn toàn nhất trí cần phải thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng. Những người cộng sản đưa ra chương trình nghị sự của tổng bộ để thảo luận, sau cùng mới đưa ra ý kiến thành lập đảng cộng sản. Ai nấy đều nhiệt liệt tán thành việc thành lập đảng cộng sản, nhiệt liệt nhất là những tỉnh bộ
56 Trần Văn Gi u: Giai cà ấp công nhân Việt Nam sự hình th nh v phát trià à ển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb Sự thật, H Nà ội 1961, trang 430.
57 Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Trình Đình Cửu, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Dư, Dương Hạc Đính v Nguyà ễn Tuân.
nào có nhiều quần chúng công nông. Nhưng để đảm bảo sự thống nhất của phong trào, Đại hội đồng ý với đề nghị của Trần Văn Cung, Bí thư Kỳ bộ: "Không nên tổ chức ngay Đảng Cộng sản, chúng ta phải đợi đến Đại hội Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có đông đủ đại biểu Trung, Nam, Bắc, có Tổng bộ, ý kiến thống nhất đã, chúng ta sẽ làm. Nếu làm ngay sẽ gây ra chia rẽ Trung, Nam, Bắc và giữa Kỳ bộ với Tổng bộ"58.
Đại hội giao trách nhiệm cho Bí thư Trần Văn Cung và Ngô Gia Tự, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân đi dự và cần đấu tranh khẳng định quan điểm của mình tại Đại hội Thanh Niên sắp tới. Đại hội cử đại biểu Bắc kỳ đi ngay vào Trung để vận động trước các đại biểu Trung kỳ tán đồng ý kiến của kỳ bộ Bắc kỳ, nhưng không kịp, đại biểu Trung kỳ đã vào Nam theo đường biển sang Hương Cảng. Đại biểu Bắc kỳ quyết định sang Hương cảng sớm để vận động các đại biểu ở Trung, Nam và Xiêm. Trong lúc đó thì ý kiến thành lập Đảng được truyền xuống các tỉnh bộ, các cơ sở và được các nơi hoan nghênh nhiệt liệt. Như vậy đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đi Hương Cảng dự Đại hội Thanh Niên.
Vai trò và tác dụng của nhóm 8 người, của chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kỳ rất quan trọng trong việc chuyển từ giai đoạn Thanh Niên sang giai đoạn Cộng sản. Vai trò của nó là thúc đẩy sự phát triển đi lên. Tư tưởng và hành động của nó đúng với nguyện vọng của quần chúng, của đa số đảng viên Thanh niên.
Từ ngày 1-5-1929 đến 9-5-1929, Đại hội của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được tổ chức ở Hương Cảng, Trung Quốc. Tổng bộ Thanh niên quyết định Bắc kỳ có 4 đại biểu, Trung kỳ 4, Nam kỳ 4, đại biểu Việt kiều ở Xiêm 2 và Tổng bộ 5. Đoàn đại biểu Bắc kỳ cho rằng quyết định về số đại biểu này có tính chất đồng đều. Bắc kỳ có số đảng viên hơn hẳn 2 lần Trung, Nam cộng lại mà chỉ có số đại biểu bằng số đại biểu Trung và số đại biểu Nam nên trong đại hội, đại biểu Bắc kỳ đã nói: “ Chúng tôi là thiểu số ở trong Đại hội, nhưng chúng tôi là đa số trong nước”. Khi đó anh em không biết Nguyễn Ái Quốc ở đâu. Hồ Tùng Mậu đã bị Quốc Dân Đảng bắt tháng 1- 1929, tới tháng 8 năm ấy mới được thả. Sự lãnh đạo của Tổng bộ về tay Lâm Đức Thụ, một người cơ hội mà đa số không tín nhiệm.
Đại hội Thanh Niên khai mạc và đọc xong bản Báo cáo chung thì Trần Văn Cung, trưởng đoàn đại biểu Bắc Kỳ phân tích: "Tình hình trong nước và Đông Dương đã có đủ điều kiện lập ra một chính đảng của giai cấp công nhân để lãnh đạo cách mạng. Đề nghị Đại hội ta thành lập ra Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam" 59. Tiếp đó, Ngô Gia Tự phân tích tình hình phong trào công nhân
58 Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Ban nghiên cứu LSĐ TƯ xuất bản, HN, 1961, tr.115
59 Theo PGS, TS Phạm Xanh, Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin v o Vià ệt Nam (1921-1930), NXB CTQG, HN, 2001, tr 187
ở châu Âu, ở Đông Dương và đặc biệt nhấn mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng công nông nước ta. Bằng những cứ liệu xác thực, những thống kê tỷ mỉ về các cuộc bãi công ở các trung tâm công nghiệp và trên phạm vi cả nước, Ngô Gia Tự đã vạch rõ quy mô và tính chất của nó, qua đó mà khẳng định trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành, đòi hỏi phải có một chính đảng để tiếp tục đưa phong trào tiến lên. Ngô Gia Tự cũng chỉ rõ trong hoàn cảnh như vậy nếu chần chừ trong việc thành lập Đảng Cộng sản là phạm sai lầm to lớn đối với phong trào cách mạng.
Trước khi vào Đại hội, đại biểu Bắc kỳ đã tuyên truyền với hầu hết các đại biểu khác. Trừ Lâm Đức Thụ, ai cũng muốn lập Đảng Cộng sản. Nhưng trước mặt Lâm Đức Thụ, người chủ trì, có người không nói, có người lại cho rằng bây giờ phải lo tuyên truyền vận động trước, sau đó mới lập Đảng Cộng sản; bây giờ đảng viên còn kém giác ngộ cộng sản, số lượng ít thì lập Đảng Cộng sản là vội vàng, phức tạp.
Trước đề nghị của đoàn đại biểu Bắc kỳ, Lâm Đức Thụ quyết định, đây là Đại hội của Thanh niên, chỉ bàn việc Thanh niên; việc tổ chức Đảng Cộng sản sẽ bàn lúc khác, nơi khác. Đa số đại biểu đồng ý như vậy, một cũng phần vì không muốn làm việc tổ chức Đảng Cộng sản với Lâm Đức Thụ, một phần cũng vì cho rằng điều kiện chưa chín muồi để tổ chức Đảng Cộng sản. Trong điều kiện đó Trần văn Cung đã dứt khoát tuyên bố lập trường của đoàn đại biểu Bắc Kỳ: “Thay mặt hơn 900 hội viên Thanh niên Bắc Kỳ trong số hơn 1.550 hội viên Thanh niên trong toàn quốc, chúng tôi đã trình bày đề nghị của chúng tôi, nhưng không được Đại hội chấp nhận. Nếu ở lại đây chúng tôi không biết sẽ trả lời thế nào với các đại biểu Bắc Kỳ đã nhất trí giao trách nhiệm cho chúng tôi phải đề ra vấn đề tổ chức Đảng Cộng sản. Trách nhiệm ấy không làm tròn. Chúng tôi tuyên bố thoát ly Đại hội.
Trước đây, chúng ta đã cùng nhau học chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta sẽ gặp nhau trong công tác, nếu chúng ta còn cùng chung một chí hướng"60. Sau đó đoàn đại biểu Bắc Kỳ (trừ Dương Hạc Đính) bỏ Đại hội ra về; còn Công (Nam kỳ), Vũ Mai (Trung kỳ) hai đồng chí này tán thành lập Đảng Cộng sản ngay, nhưng vẫn ở lại nói về Trung, Nam hoạt động cho dễ.
Trong lúc đoàn đại biểu Bắc kỳ đi đại hội ở Hương Cảng thì ở ngoài Bắc, ý kiến về sự thành lập Đảng Cộng sản được phổ biến và được hoan nghênh trong tất cả các đảng bộ của Thanh niên; cơ sở quần chúng cũng tăng lên mau. Khi các đại biểu Bắc kỳ bỏ về nước thì những người cộng sản ở Bắc kỳ đã họp hội nghị ở một ngôi chùa khu Bạch Mai (Hà Nội), vào ngày 1- 6-1929, bàn và ra nghị quyết công
60 Sách dẫn trên , tr 189
nhận thái độ của đoàn đại biểu Bắc kỳ và khai trừ Dương Hạc Đính là người đã hoang mang và không theo kỷ luật của đoàn. Nghị quyết Hội nghị giải thích lý do của hành động đó: "Đại hội này là của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thì bất luận việc gì can thiệp đến công nông, đến vô sản giai cấp, đều phải bàn cãi. Thế mà Đại hội Hôi Việt Nam cách mạng Thanh niên này lại không cho bàn đến vấn đề tổ chức Đảng Cộng sản, là vấn đề rất cần thiết cho vô sản giai cấp và nông dân nghèo ở An Nam, tức là Đại hội này không phải là đại hội đại biểu cho vô sản giai cấp, không phải là đại hội chân chính cách mệnh. Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản thì mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được”.
Việc đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về đánh dấu sự phân liệt trong Hội Thanh Niên. Thực chất của sự phân liệt đó là một sự khủng hoảng của sự trưởng thành trong phong trào công nhân và dân tộc Việt Nam. Sự phân liệt đó cũng có nghĩa là quá trình bônsêvich hoá trong tổ chức cách mạng ấy cũng được đẩy mạnh.
Ngày 17-6-1929, tại ngôi nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội 20 đại biểu đại biểu tiên tiến trong Thanh Niên ở Bắc Kỳ đã họp hội nghị quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng có tính chất nền tảng như Tuyên ngôn, Điều lệ, thành lập các cơ quan tuyên truyền, trong đó có báo Búa liềm, bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và cử người vào Trung Kỳ. Nam Kỳ phát triển cơ sở Đảng của mình.
Căn cứ vào Đề cương về các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc của Quốc tế cộng sản tại Đại hội VI (năm 1928), Tuyên ngôn thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng nhận định: “ Trước phải làm cách mạng phản đế và điền địa, tức cách mạng tư sản dân quyền và lập công nông chuyên chính; kế đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa tức là thực hiện vô sản chuyên chính” 61.
Tuyên bố của Đông Dương Cộng sản Đảng xác định rõ tính chất của Đảng:
"Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng cách mệnh đại biểu cho tất cả các anh chị em vô sản giai cấp (tức là thợ thuyền) ở Đông Dương. Đảng Cộng sản không phải là gồm tất cả các anh em chị em vô sản giai cấp nhưng chỉ gồm những người nào giác ngộ cách mệnh, tiên tiến hơn cả trong giai cấp vô sản. Đảng Cộng sản là đảng bênh vực lợi ích cho toàn thể vô sản giai cấp, dân cày nghèo và tất cả nhũng người làm lụng bị bóc lột và đè nén" 62.
Để lập Đảng, hội nghị chủ trương không chuyển tất cả Thanh niên vào Cộng sản, không phải đổi tên Đảng mà phải tổ chức từng hội viên Hội Việt Nam cách
61Trần Văn Gi u: Giai cà ấp công nhân Việt Nam sự hình th nh v phát trià à ển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb Sự thật, H Nà ội 1961, trang 448
62Sách dẫn trên , tr 190
mạng Thanh niên vào Đảng Cộng sản. Ai tán thành sự thành lập Đảng Cộng sản mà không hoạt động tích cực thì không tổ chức vào đảng mà hợp thành những nhóm cảm tình Đảng, gọi là Xích tổ, số còn lại cho vào tổ ủng hộ Đảng Cộng sản.
Về tổ chức quần chúng, Hội nghị quyết định tổ chức Tổng Công hội đỏ, phát triển nông hội, sinh hội, tổ chức hội phụ nữ giải phóng và những hội biến tướng công khai và hợp pháp. Hội nghị chưa kịp đưa ra chương trình, điều lệ của mình, chỉ mới vạch ra những nét chính của đường lối chung. Một Ban chấp hành trung ương lâm thời của Đảng được chỉ định, một số uỷ viên đó được gửi ngay vào Trung và Nam để lập cơ sở và thống nhất. Tại trung ương, Đông Dương cộng sản Đảng xuất bản tờ báo “Búa liềm”. Miền trung, Đảng phát hành tờ báo “Bôn sê vích”. Trong Nam thì Đông Dương cộng sản Đảng có tờ báo “ Cờ đỏ”.
Bản Tuyên bố của Đông Dương được phát ra trong quần chúng ngày 1-6- 1929 nêu rõ: Đoàn đại biểu công khai tuyên bố với tất cả các đảng viên Thanh niên và tất cả các đồng bào rằng: vì ở Việt Nam, tư bản ngày càng tập trung, vô sản ngày càng đông, nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, ở nước ta cần phải có một Đảng Cộng sản thay mặt cho giai cấp vô sản mà Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thì không làm được nhiệm vụ đó; cho nên “chúng tôi đề nghị lập một đảng đại diện cho giai cấp vô sản, một đảng như vậy mới đủ sức giải quyết những vấn đề về quyền lợi của giai cấp vô sản và đủ sức chỉ huy mọi công tác cách mạng ở Việt Nam; Đảng đó là Đảng Cộng sản”.63
Bản tuyên bố lại kêu gọi: “ Thợ thuyền Việt Nam, người dân lao khổ Việt Nam; những người theo các đoàn thể chính trị ở Việt Nam; tất cả những ai tán thành cách mạng Việt Nam” đều hãy “tổ chức một Đảng cộng sản, kẻ chỉ đạo cho giai cấp vô sản và giúp giai cấp vô sản làm cách mạng. Phải đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, đánh đổ chủ nghĩa tư bản, thực hiện chủ nghĩa Cộng sản”.
Bản tuyên bố này của đoàn đại biểu Bắc kỳ có tác dụng làm lung lay, tan rã Thanh niên ở Bắc, ở Trung và một phần ở Nam. Nó đẩy mạnh sự thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, không còn có thể duy trì Thanh niên được nữa.
Ngay sau khi ra đời, Đông Dương Cộng sản Đảng đã lao vào hoạt động thực tiễn hết sức khẩn trương mà một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu lúc đó là xây dựng và phát triển tổ chức Đảng trên phạm vi cả nước. Cùng với việc cử Trần Văn Cung và Nguyễn Phong Sắc vào Trung Kỳ, Ngô Gia Tự và Trần Tư
63Trần Văn Gi u: Giai cà ấp công nhân Việt Nam sự hình th nh v phát trià à ển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, Nxb Sự thật, H Nà ội 1961, trang 164