Chương 1. TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1.2. Vai trò của triết học đối với sự phát triển xã hội
1.2.2. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Nghiên cứu và vận dụng triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội cần quán triệt tư tưởng: “Triết học mácxít không phải là “bữa tiệc thịnh soạn” của các nhà triết học, càng không phải là những lời riêng tư và độc thoại của cá nhân nhà triết học. Bản chất và chức năng của triết học mácxít, sứ mệnh lịch sử mà nó gánh vác đòi hỏi triết học mácxít phải đứng chân trên hiện thực, đối mặt với thời đại, cung cấp góc nhìn triết học có vai trò thế giới quan và phương pháp luận cho việc nắm bắt các vấn đề của thế giới đương đại”1.
Ở những nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, triết học Mác - Lênin khẳng định được vai trò to lớn của mình thông qua tính khoa học và tính giá trị vốn dĩ là thế mạnh của triết học mácxít:“Triết học mácxít là sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giá trị. Nó là khoa học vì nó lấy tính khách quan của thế giới làm căn cứ, lấy thực tiễn làm cơ sở, lấy quy luật làm đối tượng, phát hiện của nó về tính quy luật của sự phát triển của thế giới và lịch sử xã hội loài người là có thể chứng nghiệm; nhưng nó lại có tính giá trị, nó không phải là sự miêu tả khách quan thuần túy về quy luật của thế giới và xã hội loài người. Nó quan tâm đến tình cảnh của con người, quan tâm đến việc giải phóng loài người, tự do của con người và sự phát triển toàn diện của con người, những đòi hỏi về chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa hàm chứa trong đó là một mặt quan trọng của chủ nghĩa Marx”2.
1 Chen XianDa, Phương thức triết học mácxit đối diện với hiện thực, Tài liệu phục vụ nghiên cứu (lưu hành nội bộ), Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 2020, số TN2020-10,11,12.
2 Chen XianDa, Phương thức triết học mácxit đối diện với hiện thực, Tài liệu phục vụ nghiên cứu (lưu hành nội bộ), Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 2020, số TN2020- 10,11,12.
22
Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, triết học Mác - Lênin khẳng định được vai trò của hệ tư tưởng khoa học, là nền tảng tư tưởng, là cơ sở lý luận khoa học để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối, quyết sách quan trọng của đất nước. Đảng quán triệt:“Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhận thức đúng, vận dụng và không ngừng phát triển sáng tạo học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, làm cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn thiện đường lối đổi mới”1. Những đóng góp của triết học Mác - Lênin đã tạo nên những đột phá trong nhận thức và hành động, tạo ra những động lực phát triển mới trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước ta. Cụ thể:
Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của đường lối đổi mới đất nước
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"2. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định:
“Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”3. Thành tựu của gần 4 thập kỷ đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo “khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”4. Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận quan trọng của đường lối đổi mới của Việt Nam, thể hiện:
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập (Đại hội VI,VII, VIII, IX, X, XI) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.197.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập (Đại hội VI,VII, VIII, IX, X, XI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.734.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới và hội nhập (Đại hội VI,VII, VIII, IX, X, XI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.457.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uongdang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/bao-cao-chinh- tri-cua-ban-chaphanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lanthu-xii-cua-dang-1600, truy cập 20/07/2022.
23
Thứ nhất, triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xuất phát từ đặc điểm của nước nông nghiệp lạc hậu, Đảng ta khẳng định “tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Theo đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều”. Trên cơ sở lý luận khoa học của triết học Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã từng bước xây dựng, cụ thể hóa mô hình này trong thực tiễn, đồng thời làm sáng tỏ nhiều vấn đề phù hợp với Việt Nam như thời kỳ quá độ ở Việt Nam, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, con đường lên chủ nghĩa xã hội sẽ tránh được những lúng túng, mò mẫm về đường lối.
Thứ hai, vai trò là cơ sở lý luận khoa học của đường lối đổi mới toàn diện.
Với bài học phương pháp luận rút ra khi nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - quan điểm toàn diện, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Trong đó, đổi mới kinh tế là trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị và các lĩnh vực khác.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội: chuyển đổi thành công mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu lại nền kinh tế để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đất nước “đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật”.
Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng Đổi mới tư duy lý luận được bắt đầu từ đâu? Triết học Mác - Lênin đã có những cống hiến quan trọng khi đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, tạo thành cơ sở lý luận quan trọng của đổi mới tư duy lý luận ở nước ta.
24
Đưa thực tiễn vào trong hệ thống triết học của mình, Hegel cho rằng, thực tiễn chỉ là hoạt động của "con buôn bẩn thỉu". Bản thân Hegel chưa nhìn thấy được vai trò to lớn của thực tiễn.
Triết học Mác - Lênin khẳng định: "Thực tiễn là hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ cho nhân loại tiến bộ"1. Đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, Marx và Engels đã làm cho triết học mácxít hơn hẳn về chất so với các nền triết học trước đó. Trong tác phẩm Bút kí triết học, Lenin nhận định: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có ưu điểm không nhng của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp”2. Hoạt động thực tiễn làm cho đối tượng bộc lộ các đặc điểm, thuộc tính, tạo ra nhu cầu, tạo ra mâu thuẫn thúc đẩy quá trình nhận thức của con người; đồng thời, hoạt động thực tiễn cũng là động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý. Hình thức của hoạt động thực tiễn phong phú: sản xuất vật chất, hoạt động cải biến chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
Trong triết học Mác - Lênin, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trở thành nguyên tắc trong nhận thức và là một trong những bài học phương pháp luận quan trọng của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc này yêu cầu lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, lý luận phải đóng vai trò chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn, lý luận phải không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"3.
Thấm nhuần quan điểm về thực tiễn, Đảng ta đã “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, nghĩa là xuất phát từ thực tiễn của đất nước để lựa chọn đường lối đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
Trước năm 1986, “phá rào” trở thành hiện tượng không còn xa lạ ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Côn Đảo - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh v.v. Trước thực
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2022, tr.267.
2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.230.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học (Dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành Triết học), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2016, tr.222.
25
tiễn đó, vấn đề cấp bách đặt ra là tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận mới, đặc biệt là vấn đề về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mà nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. “Phải tôn trọng quy luật khách quan. Coi sự phát triển của thực tiễn là yêu cầu và cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Phải bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới”1. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong đổi mới của Đảng ta.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Phân tích sự phát triển của đối tượng nghiên cứu triết học qua các thời kỳ.
Câu 2. Phân tích vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở hình thành nên những trường phái triết học nào?
Câu 3. Thế giới quan là gì? Chứng minh thế giới quan là “thấu kính” của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Câu 4. Kể tên và nêu đặc điểm của các trường phái triết học trong lịch sử.
Câu 5. Phân tích vai trò của triết học Mác - Lênin trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2015, tr.200.
26