Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học trong xu thế vận động của thời đại (Trang 60 - 71)

Chương 3. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

3.2. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật gồm sáu cặp phạm trù cơ bản: cái riêng và cái chung; nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức;

bản chất và hiện tượng; khả năng và hiện thực. Phát hiện ra các cặp phạm trù cơ bản trên công lao không thuộc về chủ nghĩa Mác. Trong triết học của Hegel, ông đã đề cập và phân tích về các cặp phạm trù này. Tuy nhiên, sự vận động của các cặp phạm trù này được Hegel xem xét dưới nhãn quan của chủ nghĩa duy tâm.

Công lao lớn nhất của triết học Mác là phân tích sự vận động của các cặp phạm trù này dưới nhãn quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, quá trình, con người cần sử dụng các khái niệm để nhận thức. Nhận thức bằng khái niệm là hình thức nhận thức cao, trừu tượng, cho phép quá trình nhận thức không cần sự vật, hiện tượng xuất hiện, con người vẫn nhận thức được đầy đủ đặc điểm, bản chất của đối tượng.

Khái niệm bao gồm khái niệm cơ bản và không cơ bản, khái niệm rộng và khái niệm hẹp. Những khái niệm cơ bản và rộng nhất được gọi là phạm trù. Có thể hiểu, phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những thuộc tính, những mặt, những mối liên hệ bản chất, phổ biến của sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực nhất định.

Phạm trù của các ngành khoa học cụ thể phản ánh những mặt, những mối liên hệ phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu của ngành đó. Và như vậy, mỗi ngành khoa học có hệ thống phạm trù riêng phản ánh các mối liên hệ và bản chất của các sự vật, hiện tượng thuộc ngành khoa học đó. Thí dụ, toán học có các phạm trù: điểm, đường, hình, số, hàm sốTrong vật lý học có các phạm trù: khối lượng, năng lượng, lực, vận tốc… Trong sinh học có các phạm trù: đồng hóa, dị hóa, di truyền, biến dị….Trong kinh tế học gồm các phạm trù: hàng hóa, giá trị, giá cả, lợi nhuận…Trong đạo đức học gồm các phạm trù: thiện, ác, lương tâm, nhân phẩm v.v.

61

Phạm trù triết học phản ánh những mặt, những mối liên hệ phổ biến nhất trong thế giới khách quan cũng như trong xã hội và tư duy con người. Triết học gồm các phạm trù: vật chất, ý thức, vận động, không gian, thời gian, nguyên nhân, kết quả, bản chất, hiện tượng…. Trong đó, có sáu cặp phạm trù cơ bản: cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng; khả năng và hiện thực.

Tại sao trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, tư duy con người về cơ bản tuân theo sự sắp xếp của các cặp phạm trù trên? Có thể đảo vị trí của các cặp phạm trù đó được không? Có thể nhận thức tất nhiên và ngẫu nhiên trước không?

Thực ra, các cặp phạm trên của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được sắp xếp theo quy luật nhận thức của con người. Con người khi nhận thức sự vật, hiện tượng cần phải nhận thức từ cái riêng, cái cụ thể đến cái chung, cái bản chất.

Thông qua cái cụ thể, cái riêng, con người mới rút ra được những đặc điểm chung, và nội dung của sự vật. Từ đó mới tìm ra được nguyên nhân và kết quả của sự vật. Tổng hợp những kết quả nhận thức đó, con người rút ra được bản chất của đối tượng. Từ bản chất, con người thấy được xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

Phạm trù có đặc điểm, được hình thành trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức đi tìm chân lý, Lenin khẳng định: “Trước con người, có màng lưới những hiện tượng tự nhiên.

Con người bản năng, con người man rợ, không tự tách mình khỏi giới tự nhiên.

Người có ý thức tự tách mình khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là sự nhận thức thế giới. Chúng là những điểm nút của màng lưới giúp ta nhận thức và nắm được màng lưới”1. Phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa. Vì vậy, nội dung của phạm trù là khách quan, hình thức thể hiện là chủ quan. Lenin khẳng định: “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”2. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.223-224.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.223-224.

62

3.2.1 Phạm trù cái riêng và cái chung

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những tính chất, không chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, hiện tượng, quá trình và không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, quá trình khác.

Trong lịch sử triết học có hai quan điểm trái ngược nhau khi xem xét cái riêng và cái chung. Phái duy thực cho rằng, cái chung tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cái riêng còn cái riêng hoặc không tồn tại, hoặc nếu có tồn tại cũng là do cái chung nảy sinh ra và chỉ là tạm thời trong một thời gian nhất định rồi sau đó mất đi, trong khi đó cái chung tồn tại vĩnh viễn, không trải qua một biến đổi nào cả. Phái duy danh, ngược lại cho rằng, cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung chỉ là những tên gọi do lý trí đặt ra chứ không phản ánh một cái gì trong hiện thực.

Trong tác phẩm Bút ký triết học, Lenin nhận xét: “Bắt đầu bằng cái đơn giản nhất, cái quen thuộc nhất, cái phổ cập nhất etc., bằng bất cứ mệnh đề nào: lá cây đều xanh; Ivan là một con người; Giu-tsơ-ca là một con chó, v.v... Ngay ở đây (như Hê-ghen đã nhận xét một cách thiên tài) đã có phép biện chứng rồi”1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Điều này có nghĩa là không có cái chung trừu tượng, thuần tuý tồn tại độc lập ở bên ngoài cái riêng. Thí dụ, cái chung của con người: có ý thức, biết lao động và có ngôn ngữ tồn tại trong từng con người riêng. Cái chung của con người không thể tồn tại bên ngoài cái riêng con người được. Nói cách khác, cái chung tồn tại trong cái riêng, là một bộ phận của cái riêng. Không có và không thể có cái chung tồn tại thuần túy bên ngoài cái riêng.

Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ dẫn đến cái chung; không có cái riêng thuần túy tồn tại biệt lập, tách khỏi cái chung. Điều này có nghĩa là không có cái riêng tồn tại tuyệt đối, độc lập mà trong nó lại không chứa những thuộc tính của cái chung. Thí dụ, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 380-381.

63

là cái riêng, trong đó chịu sự tác động của những cái chung: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình là cái riêng nên cái riêng rất phong phú, đa dạng. Lặp lại ở nhiều sự vật các đặc điểm, tính chất mới tạo nên cái chung nên cái chung sâu sắc hơn. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó phản ánh những thuộc tính bản chất của cái riêng. Lenin khẳng định:

“ Bất cứ cái riêng (nào cũng) là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung”1.

Trong những điều kiện nhất định, cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa cho nhau. Chuyển hóa trong điều kiện này được hiểu, cái chung trở thành cái riêng và ngược lại. Đây chính là con đường cái mới ra đời thay thế cái cũ, và cũng là con đường diệt vong của cái cũ. Cái mới ra đời: từ cái đơn nhất chuyển thành cái đặc thù và từ cái đặc thù chuyển thành cái phổ biến. Cái cũ mất theo con đường chuyển hóa ngược lại: từ cái chung phổ biến chuyển hóa thành cái đơn nhất.

Nghiên cứu cặp phạm trù cái riêng và cái chung cho ta những bài học phương pháp luận sau:

Vì cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung nên không được tuyệt đối hóa cái riêng mà phải đặt cái riêng trong mối quan hệ với cái chung (lợi ích riêng của cá nhân, gia đình trong mối quan hệ với lợi ích tập thể, xã hội; giai cấp, tôn giáo … trong mối quan hệ với dân tộc; dân tộc trong mối quan hệ với nhân loại, v.v.).

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Vì vậy, muốn hiểu được cái chung thì cần thiết phải hiểu từng cái riêng cụ thể. Muốn rút ra được cái chung thì phải nghiên cứu và tìm hiểu hàng ngàn cái riêng. Không được rút ra cái chung từ tư duy thuần túy. Mặt khác, khi áp dụng cái chung vào cái riêng cần phải tính đến đặc điểm và những điều kiện tồn tại cụ thể của cái riêng.

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.38.

64

Trong nhận thức và hành động thực tiễn, cần phải tôn trọng tính đa dạng phong phú của cái riêng, đồng thời phải tôn trọng những nguyên tắc chung. Đem áp dụng nguyên xi cái chung vào cái riêng, tuyệt đối hóa cái chung sẽ dẫn đến giáo điều, quan liêu. Nếu coi thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, cái đơn nhất thì rơi vào tư tưởng hữu khuynh và xét lại.

Cái chung là cái bản chất, sâu sắc hơn cho nên trong hoạt động thực tiễn cần phải lấy cái chung làm định hướng cho mọi hoạt động. Trong nhận thức và hành động không tách rời và tuyệt đối hóa cái chung và cái riêng. Cả hai quan điểm trên đều dẫn đến sai lầm.

Cần tạo điều kiện để cái riêng và cái chung chuyển hóa đúng quy luật, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của cái mới và sự tiêu diệt cái cũ, cái lỗi thời.

3.2.2 Phạm trù nội dung và hình thức

Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, quá trình tạo nên sự vật. Phạm trù nội dung cho chúng ta biết sự vật có gì. Thí dụ, nội dung của quyển sách là tổng thể tri thức, những thông tin, sự kiện cấu thành nên quyển sách đó.

Hình thức là cách tổ chức, kết cấu của nội dung, là mối liên hệ ổn định giữa các mặt, các yếu tố, bộ phận tạo thành nội dung. Phạm trù hình thức chỉ ra cách thức tổ chức, sắp xếp nội dung sao cho sự vật có thể tồn tại và phát triển được.

Thí dụ, hình thức của quyển sách chính là sự sắp xếp các chương, mục của quyển sách đó để chuyển tải nội dung. Cặp phạm trù trù nội dung và hình thức đề cập đến hình thức của nội dung.

Nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thể hiện, nội dung và hình thức gắn bó với nhau trong mỗi sự vật. Không có nội dung nào lại không có một hình thức nhất định. Ngược lại, không có hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định. Đây là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng.

Nội dung quyết định hình thức, hình thức phải phù hợp với nội dung. Một nội dung có thể được thể hiện ở nhiều hình thức và ngược lại, một hình thức có thể biểu đạt nhiều nội dung. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức mang tính chất tương đối. Thí dụ, nội dung phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như trong các thành phần kinh tế, trong kinh tế hộ gia đình, trong hành động phát triển kinh tế của mỗi cá nhân. Trong mỗi hình thức, thí dụ trong hình thức kinh tế hộ gia đình vừa thể hiện

65

nội dung phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa thể hiện nội dung xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Về xu hướng biến đổi, nội dung thường xuyên biến đổi còn hình thức tương đối ổn định so với nội dung.

Trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức thì hình thức tác động trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều kiện cho nội dung phát triển. Ngược lại, nếu hình thức không phù hợp với nội dung sẽ cản trở sự phát triển của nội dung. Thí dụ, lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất hình thức, nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ cản trở kinh tế phát triển. Khi hình thức cũ, lỗi thời mâu thuẫn với nội dung mới, cuộc đấu tranh giữa nội dung và hình thức sẽ dẫn đến xóa bỏ hình thức cũ, thay bằng hình thức mới cho phù hợp với nội dung mới. Đồng thời nội dung cũng được cải tạo lại.

Nghiên cứu cặp phạm trù nội dung và hình thức rút ra các bài học phương pháp luận sau:

Trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sự tách rời và tuyệt đối hóa nội dung và hình thức. Nội dung là yếu tố quyết định hình thức, nên khi xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ vào nội dung. Hình thức biểu hiện nội dung nên cần phải sử dụng các hình thức một cách mềm dẻo và linh hoạt nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn.

Hình thức tác động trở lại nội dung vì vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, con người phải căn cứ vào nội dung để lựa chọn hình thức cho phù hợp.

Đồng thời, phải luôn tạo điều kiện để hình thức phát triển phù hợp với nội dung, thúc đẩy nội dung phát triển.

3.2.3 Phạm trù nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra một biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ sự xuất hiện những biến đổi khi có nguyên nhân.

Nguyên nhân tất yếu sinh ra kết quả. Tuy nhiên, nguyên nhân sinh ra kết quả nhanh hay chậm, tốt hay xấu, to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện. Điều kiện là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân điều kiện không

66

sinh ra kết quả. Trong thực tiễn, nguyên cớ cũng không sinh ra nguyên nhân.

Nguyên cớ là cái được sử dụng để bào chữa, hợp lý hóa một hành động nhất định, để che đậy nguyên nhân thật sự.

Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ biện chứng như sau:

Nguyên nhân có trước sinh ra kết quả. Nguyên nhân thế nào thì sinh ra kết quả thế ấy. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự nối tiếp nào về mặt thời gian cũng thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả. Thí dụ, đêm nối tiếp ngày, đêm không phải là nguyên nhân của ngày. Quan hệ nhân - quả là quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân nhất định sản sinh ra kết quả.

Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mối liên hệ nhân - quả có tính phức tạp, trong trường hợp nhiều nguyên nhân cùng sinh ra một kết quả thì vai trò, vị trí của chúng là khác nhau, vì vậy, cần thiết phải phân loại nguyên nhân. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp; nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản; nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Các nguyên nhân này có thể tác động cùng chiều tạo nên hợp lực hoặc có thể tác động ngược chiều triệt tiêu lẫn nhau.

Kết quả tác động trở lại nguyên nhân theo hai hướng, thúc đẩy hay kìm hãm nguyên nhân. Nếu kết quả tốt, tác động tích cực, thúc đẩy đến nguyên nhân sản sinh ra nó. Ngược lại, nếu kết quả xấu thì kìm hãm nguyên nhân.

Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định. Engels nhận xét: “Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫu nhau một cách phổ biến, trong đó, nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hay lúc này là nguyên nhân, thì ở chỗ khác lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại1”.

Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có ý nghĩa sau:

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.38.

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học trong xu thế vận động của thời đại (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)