Chương 3. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
3.1. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
3.1.3 Nguyên lý về sự phát triển
Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển. Các nhà triết học siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, tách rời, bất biến, không vận động và biến đổi. Phát triển theo quan điểm siêu hình chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt lượng, không thấy được sự thay đổi về chất và nếu có sự thay đổi về chất thì quá trình đó cũng diễn ra theo một vòng tròn khép kín
57
chứ không phải là sự chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này thành sự vật, hiện tượng khác theo xu hướng xuất hiện cái mới tiến bộ.
Quan điểm biện chứng cho rằng, phát triển không chỉ đơn thuần là tăng lên hay giảm đi về mặt lượng mà chúng luôn luôn biến đổi, chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác; cái mới, cái tiến bộ thay thế cho cái cũ, lạc hậu; giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước làm cho sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng.
Như vậy, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động đi lên theo khuynh hướng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, trong đó có sự xuất hiện cái mới - tiến bộ là tiêu chuẩn nói lên sự phát triển.
Vận động và phát triển không đồng nghĩa với nhau. Vận động diễn ra theo nhiều khuynh hướng còn phát triển chỉ phản ánh một khuynh hướng vận động đi lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động - vận động có xu hướng tiến lên.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là xu hướng chung của sự vật và hiện tượng, quá trình. Không có sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong quá trình tồn tại mà không có sự phát triển. Phát triển bao gồm các tính chất sau:
Tính khách quan: sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan nên sự phát triển của chúng cũng mang tính khách quan; là quá trình tự thân phát triển, tuân theo những quy luật nội tại của chính bản thân sự vật. Nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là quá trình thống nhất và đấu tranh liên tục của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn. Những quy luật khách quan chi phối phát triển gồm: quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; quy luật phủ định của phủ định và quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Bên cạnh đó, phát triển còn diễn ra tuân theo những quy luật xã hội, quy luật kinh tế, quy luật tư duy, quy luật nội tại của bản thân sự vật, hiện tượng. Do vậy, để thúc đẩy phát triển, con người cần phải tìm hiểu và nghiên cứu những quy luật chung và quy luật riêng của sự vật, hiện tượng.
Tính phổ biến: phát triển diễn ra trong tất cả các sự vật, hiện tượng, các lĩnh vực, cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy; là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng. Trong tự nhiên, phát triển rất phong phú, đa dạng. Đó là sự phát triển của thế giới vô sinh, hữu sinh. Đặc biệt là sự phát triển của các giống loài, cơ thể sinh
58
vật thích nghi trước những thay đổi của môi trường. Trong xã hội, phát triển từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, sự phát triển của lực lượng sản xuất, kinh tế, chính trị, văn hóa v.v. Trong tư duy, biểu hiện ở quá trình nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ về bản chất của sự vât, hiện tượng.
Sự phát triển trong tư duy đã đem lại cho con người tri thức về thế giới, giúp con người tiếp cận gần với chân lý. Lenin khẳng định: “Nếu tất cả đều phát triển, thì cái đó có áp dụng cho những khái niệm và những phạm trù chung nhất của tư duy không? Nếu không tức là tư duy không có liên hệ gì với tồn tại cả. Nếu có, thì tức là có phép biện chứng của nhận thức, phép biện chứng này có một ý nghĩa khách quan”1.
Tính kế thừa: cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ. Không có cái mới nào ra đời từ hư vô. Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Tính đa dạng và phong phú: sự vật, hiện tượng trong thế giới đa dạng và phong phú. Mỗi sự vật, hiện tượng có cách thức, quy mô, nhịp độ phát triển khác nhau. Thí dụ, cùng là bản chất thể hiện quá trình đổi mới, cải cách, cải tổ. Ở Việt Nam là đổi mới. Quá trình đổi mới của Việt Nam được tiến hành đồng thời trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp. Kết quả, sau gần bốn thập kỷ đổi mới, Việt Nam có diện mạo mới, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Ở Trung Quốc là cải cách. Quá trình cải cách của Trung Quốc bắt đầu thí điểm ở các mô hình trong các đặc khu kinh tế. Kết quả, năm 2010, kinh tế Trung Quốc lần đầu tiên vượt Nhật Bản, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Đây là một trong những thành tựu cải cách rất ấn tượng của Trung Quốc.
Nguyên lý về sự phát triển chỉ rõ, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều vận động, biến đổi và phát triển. Nguồn gốc và động lực của sự phát triển là ở sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; trạng thái của sự phát triển là từ những biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại; xu hướng của sự phát triển là tiến lên theo đường “xoáy ốc”, trong đó cái mới ra đời thay thế cái cũ. Quan điểm như trên về sự phát triển khắc phục được hạn chế trong quan niệm về phát triển của quan điểm siêu hình. Lenin chỉ rõ: “Hai quan niệm cơ bản
….về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.270-271.
59
là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập…Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai là sinh động.
Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”1.
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, trong nhận thức cũng như thực tiễn chúng ta cần phải quán triệt quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển đòi hỏi trong nhận thức đối tượng, hay giải quyết một vấn đề nào đó cần xem xét, đặt sự vật, hiện tượng, trong trạng thái đang vận động và phát triển không ngừng; phải vạch ra được xu hướng biến đổi và chuyển hóa của chúng. Thí dụ, đánh giá sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, cần phải đặt trong bối cảnh xu hướng phát triển của nền giáo dục thế giới, cần phải chú ý đến những yếu tố đặc thù của giáo dục Việt Nam như nguồn lực, tính vùng miền, văn hóa,…trên cơ sở đó, mới dự báo được xu hướng phát triển của nền giáo dục Việt Nam.
Quan điểm phát triển yêu cầu phải thấy được tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển. Phát triển không diễn ra theo một đường thẳng mà có tính quanh co, phức tạp, phụ thuộc vào chính sự vật, hiện tượng. Trong quá trình phát triển, có những biến đổi đi lên, có những biến đổi có tính chất thụt lùi, song khuynh hướng chung là phát triển đi lên. Chính tính quanh co, phức tạp của phát triển giúp con người phải luôn có niềm tin vào sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trong nhận thức và hành động tránh tư tưởng dao động, bi quan, hoang mang trước những phát triển thụt lùi của sự vật, hiện tượng. Con người cần phải có niềm tin vào cái mới, sự ra đời và khẳng định cái mới không hề dễ dàng, cần ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
Quan điểm phát triển cũng yêu cầu con người cần phải có tư duy “mềm dẻo”
cho phù hợp với những biến đổi của sự vật hiện tượng, cũng như sự phát triển của tư duy nhân loại. Thế giới không ngừng vận động và phát triển. Do đó, nhận thức của con người không được dậm chân tại chỗ, luôn luôn cập nhật bổ sung cái mới, biến đổi và phát triển không ngừng. Sự mềm dẻo, sáng tạo của tư duy còn thể
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006,tr.379.
60
hiện ở những tiên đoán, dự báo được tương lai với những giả thuyết khoa học mang tính trừu tượng và khái quát cao. Đòi hỏi con người không ngừng học tập, nghiên cứu, bổ sung và phát triển cho phù hợp với những biến đổi, phát triển của thực tiễn. Không được thành kiến, định kiến, đặc biệt khi xem xét, đánh giá con người, phong trào. Phải luôn luôn tin tưởng đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.