Chương 3. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
3.5. Nhận thức luận duy vật biện chứng
3.5.1 Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
Trong tác phẩm Lút-vich Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Engels đã bác bỏ quan niệm sai lầm của những nhà bất khả tri và khẳng định không thể ngay một lúc con người có thể nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng. Nhận thức là một quá trình đi từ chưa biết tới biết, từ biết chưa sâu sắc, chưa đầy đủ tới biết sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Nếu xét từ thế hệ này tới thế hệ khác thì khả năng nhận thức của con người là vô tận, song trong phạm vi của mỗi cá nhân và của mỗi thời đại thì khả năng nhận thức đó bao giờ cũng bị hạn chế trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, nhận thức của chúng ta là có tính chất tương đối, chưa đầy đủ và vẫn còn một số mặt, một số thuộc tính chúng ta chưa nhận thức được. Trong quá trình nhận thức đó, con người ngày càng đi sâu vào bản chất của sự vật, những cái mà chúng ta hiện chưa nhận thức được thì sẽ nhận thức được và như vậy là “vật tự thân” sẽ biến thành “vật cho ta”. Thế nhưng, không phải vì thế mà nhận thức của chúng ta không còn việc gì làm nữa ngoài việc khoanh tay ngồi ngắm cái chân lý tuyệt đối đã tìm ra được.
91
Lenin cho rằng, nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người. Ông nhấn mạnh rằng: “Không nên coi sự phản ánh đó là quá trình chết cứng, tiêu cực, không nên coi tác dụng của phản ánh như tác dụng của tấm gương, bởi vì tấm gương chỉ phản ánh sự vật một cách cứng nhắc, tiêu cực, còn quá trình phản ánh của con người thì hết sức phức tạp “không phải là phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật etc”1. Quá trình phản ánh được Lenin khái quát bao gồm các yếu tố sau: “giới tự nhiên; nhận thức của con người, = bộ óc của con người (với tư cách là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên đó) và hình thức của sự phản ánh của giới tự nhiên vào trong nhận thức của con người; hình thức này chính là những khái niệm, những quy luật, những phạm trù etc2”. Trong đó giới tự nhiên là tính thứ nhất, nhận thức về giới tự nhiên là tính thứ hai, là phản ánh giới tự nhiên trong đầu óc của con người. Hình thức của sự phản ánh đó là khái niệm, quy luật, phạm trù. Lenin còn chỉ rõ đặc điểm của quá trình nhận thức là một quá trình lâu dài, không phải là nhận thức trong nháy mắt mà là quá trình đi dần từng bước vào giới tự nhiên từ đời này sang đời khác “Con người không thể nắm được = phản ánh = miêu tả toàn bộ giới tự nhiên một cách đầy đủ, “tính chỉnh thể trực tiếp” của nó, con người chỉ có thể đi gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật, một bức tranh khoa học về thế giới, v.v và v.v…”3. Điều đó có nghĩa là quá trình nhận thức chính là quá trình sáng tạo ra khái niệm và hệ thống khái niệm và thông qua hệ thống khái niệm đó mà sáng tạo ra bức tranh khoa học về thế giới. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lenin nói nhận thức là sự vận động từ không biết tới biết, sự vận động từ hiểu biết không đầy đủ tới hiểu biết đầy đủ.
Trong quá trình đó thì cảm giác là mối liên hệ trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngoài. Về quan điểm này, ta thấy, Lenin đã đi xa quan niệm của Kant và Hegel, những gợi mở của Kant cho rằng, nhận thức của chúng ta tách rời với giới tự nhiên, rằng cảm giác và khái niệm không phản ánh thế giới bên ngoài, thế giới bên ngoài là vật tự thân không thể nhận thức được, nhận thức và tồn tại là hai việc tách rời. Trong tác phẩm Bút ký triết học, Lenin khẳng định: “Thực ra, nhận thức
1V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.192.
2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.193.
3 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.193.
92
kết hợp hai cái lại (con người và giới tự nhiên). Nhận thức là phản ánh thế giới bên ngoài, hễ phản ánh đó chân thực thì nhận thức sẽ kết hợp giới tự nhiên với con người” và quá trình nhận thức ấy là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”1.
Giai đoạn thứ nhất: trực quan sinh động
Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) là giai đoạn con người sử dụng trực tiếp các giác quan các giác quan để nhận thức. Khi các sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan của con người (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) sẽ gây ra những cảm giác nhất định về mầu sắc, âm thanh, hình dạng,...của sự vật, hiện tượng. Đây là sự phản ánh trực tiếp những thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật.
Trực quan sinh động gồm có ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác phản ánh riêng lẻ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động vào giác quan. Biểu tượng là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan. Ở hình thức này, con người có thể lưu được hình ảnh của bình nước trong bộ não.
Biểu tượng là hình ảnh gián tiếp tương đối trọn vẹn về sự vật, được tái hiện lại trong bộ não của con người.
Như vậy, ở giai đoạn nhận thức cảm tính con người chỉ nhận thức được chủ yếu các đặc điểm bền ngoài của sự vật, vẫn chưa phân biệt được cái là bản chất với cái không phải là bản chất, đâu là tất yếu đâu là ngẫu nhiên. Nhận thức cần chuyển lên giai đoạn cao hơn là tư duy trừu tượng.
Giai đoạn thứ hai: tư duy trừu tượng
Tư duy trừu tượng là giai đoạn nhận thức cao, nhận thức khái quát, gián tiếp, cho ta tri thức về cái chung, bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Tư duy trừu tượng gồm có ba hình thức: khái niệm, phán đoán và suy lí. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Khái niệm được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ. Thí dụ: cây, người, động vật…Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau
1 V. I. Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.179.
93
để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.
Trên cơ sở những khái niệm đã có, con người sử dụng thao tác của tư duy liên kết các khái niệm với nhau để tạo ra các phán đoán. Thí dụ, từ hai khái niệm, “người”
và “sử dụng công cụ lao động”. Liên kết hai khái niệm này tạo thành phán đoán
“Mọi người đều biết sử dụng công cụ lao động”. Phán đoán gồm hai hình thức, phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định. Trong trường hợp thí dụ trên, là phán đoán khẳng định, khẳng định sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Phán đoán
“Cây này không phải là hoa hồng” là phán đoán phủ định. Suy lí là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra tri thức mới. Từ hai phán đoán với những thao tác của tư duy, con người đã liên kết chúng lại với nhau để tạo ra phán đoán mới. Thí dụ, liên kết phán đoán “Mọi người đều biết sử dụng công cụ lao động” và “Anh B là người” tạo thành phán đoán mới “Anh B biết sử dụng công cụ lao động”. Suy lí gồm hình thức suy lí quy nạp và suy lí diễn dịch; suy lí trực tiếp và suy lí gián tiếp. Đặc trưng của suy lí là rút ra tri thức mới từ những tri thức đã có. Đây là phương tiện hữu hiệu của tư duy để rút ra tri thức.
Ở giai đoạn nhận thức tư duy trừu tượng, con người đã nhận thức được sâu sắc và đầy đủ hơn về thế giới khách quan, khám phá những mặt, những mối liên hệ, những tính quy luật bản chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bản thân những tri thức đó có chân thực hay không thì con người chưa biết được.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Chúng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Nhận thức cảm tính gắn liền với hoạt động thực tiễn với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính; nhận thức lý tính nhờ có tính khái quát hóa cao có thể biểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn. Cơ sở của sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là ở thực tiễn. Nhận thức của con người cần phải quay về thực tiễn kiểm tra tính đúng đắn của kết quả nhận thức.
Nhận thức trực quan sinh động bắt nguồn từ thực tiễn với các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng. Nhận thức tư duy trừu tượng thoát ly khỏi thực tiễn, trong khi thực tiễn luôn biến đổi. Để kiểm nghiệm những kết quả nhận thức ở tư duy trừu tượng, tránh nguy cơ tụt hậu của tri thức giai đoạn tư duy trừu tượng so
94
với thực tiễn, tư duy trừu tượng phải trở về thực tiễn để kiểm nghiệm. Kết quả nhận thức được thực tiễn kiểm nghiệm trở thành chân lý.
Chân lý là tri thức của con người về thế giới khách quan có nội dung phù hợp với thế giới và được thực tiễn kiểm nghiệm. Chân lý có tính khách quan, nội dung của chân lý phù hợp với hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, loài người. Chân lý khách quan là chân lý duy nhất (trong trường hợp cụ thể nhất định chỉ có một điều đúng, không thể có nhiều chân lý). Chân lý có tính cụ thể. Tính cụ thể của chân lý được hiểu, chân lý bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện cụ thể nhất định. Vượt ra ngoài những điều kiện cụ thể đó thì những tri thức vốn là chân lý có thể trở thành sai lầm. Ngoài ra, chân lý còn có tính tương đối và tính tuyệt đối. Đây là hai mặt của một chân lý cụ thể. Tính tuyệt đối được hiểu, trong điều kiện cụ thể của nó thì nó luôn luôn đúng và không bao giờ trở thành sai lầm. Tính tương đối của chân lý (vì nó chưa đầy đủ, chưa toàn diện, nếu áp dụng trong điều kiện khác thì có thể trở thành sai lầm).