Chương 4. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
4.1. Phương pháp tiếp cận về hình thái kinh tế - xã hội
4.1.1 Phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và triết học phương Tây đương đại
Có nhiều học thuyết, lý luận đưa ra cơ sở giải thích sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Các quan điểm này chủ yếu dựa vào niềm tin tôn giáo,
1C. Mác, Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.544.
2 C. Mác, Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.544.
3 Zhang Lei Sheng, Bàn về sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận giá trị thặng du – lấy tư bản của Marx và quá trình sáng tác nó làm ví dụ, Tài liệu phục vụ nghiên cứu (lưu hành nội bộ), Viện khoa học xã hội, 2016, TN 2016 -12,13.
118
chính trị, ý thức ...để giải thích. Chưa có học thuyết, lý luận nào đưa ra được cơ sở khoa học giải thích về sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Đây cũng là hạn chế của các quan điểm triết học trước Mác.
Trước khi triết học Mác ra đời, chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo giữ vai trò chi phối trong nhận thức về đời sống xã hội. Chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo giải thích về đời sống xã hội xuất phát từ ý thức, tư tưởng, niềm tin tôn giáo, chính trị.
Nho giáo, tuyệt đối hóa vai trò của tư tưởng, đạo đức, chính trị và cho nó là cái căn bản nhất của con người, của xã hội. Do đó, tất cả quan hệ về con người được quy về quan hệ chính trị, đạo đức cơ bản trong tam cương (quân - thần, phu - tử, phu - phụ); ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín); ngũ luân (vua tôi - cha con - chồng vợ - anh em - bạn bè). Nho giáo xây dựng học thuyết nhân trị, đức trị.
Đây cũng là những quan điểm duy tâm chủ quan khi nghiên cứu về xã hội, không nhìn thấy vai trò của sản xuất vật chất đối với sự phát triển của xã hội.
Trong quan niệm của Hegel, lịch sử xã hội là sự tha hóa của “tinh thần”. Ý niệm tuyệt đối được thể hiện trong hình thái nghệ thuật, tôn giáo và triết học.
Nhận xét về cách tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm, Marx đã phê phán triết học Đức vào đầu thế kỷ XIX như sau: “sự thống trị của tôn giáo làm tiền đề. Và dần dà, người ta tuyên bố mọi quan hệ thống trị là một quan hệ tôn giáo và người ta biến quan hệ đó thành sự sùng bái: sùng bái pháp luật, sùng bái nhà nước...”.
Theo Marx, phương pháp tiếp cận đó của triết học Đức “đã đi đầu xuống đất” làm đảo lộn bức tranh hiện thực của lịch sử. Đây cũng là hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khi tiếp cận về hình thái kinh tế- xã hội.
Trong triết học phương Tây đương đại, Alvin Toffler - nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ, trong tác phẩm Làn sóng thứ ba, thể hiện tập trung nhất quan điểm về xã hội của ông. Ông đã miêu tả sự phát triển của xã hội từ nền văn minh (các làn sóng) ở trình độ thấp đến nền văn minh ở trình độ cao hơn gồm 3 làn sóng, “Làn sóng thứ Nhất bắt đầu từ khoảng năm 8000 TCN và đã suôn sẻ thống trị Trái Đất đến giai đọan 1650 – 1750”, “Làn sóng thứ Hai bắt đầu kết tụ. Nền văn minh công nghiệp, sản phẩm của Làn sóng thứ Hai, đã đến lượt thống trị hành tinh cho đến khi lên đỉnh cao nhất”1. Sự thay thế làn sóng thứ nhất diễn ra khốc liệt: “Từ quốc gia này đến quốc gia khác, sự va chạm giữa các lợi ích của Làn sóng thứ Nhất và Làn sóng thứ Hai lần lượt bùng nổ, dẫn đến khủng hoảng và các
1 Alvin Toffler,Làn sóng thứ ba, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2019, tr.26-27.
119
biến động chính trị, đình công, nổi dậy, đảo chính và chiến tranh. Đến giữa thế kỷ XX, các lực lượng Làn sóng thứ Nhất đã tan vỡ và nền văn minh Làm sóng thứ Hai thống trị Trái Đất”1. Với làn sóng thứ ba (nền văn minh hậu công nghiệp) bắt đầu từ khoảng năm 1955, ở Mỹ, sau lan sang nhiều quốc gia công nghiệp khác (bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,...). Đây là một bước nhảy vọt của lịch sử.
Chính xác thì trong suốt thập kỷ này, làn sóng thứ Ba đã bắt đầu tập hợp lực lượng ở Mỹ. Ông viết: “Ngày nay ở Mỹ, cũng như ở nhiều quốc gia khác, sự va chạm của các Làn sóng thứ Hai và thứ Ba tạo ra những căng thẳng xã hội, những xung đột nguy hiểm và những mặt sóng chính trị mới lạ cắt ngang qua các nhóm tầng lớp, chủng tộc, giới tính, hoặc đảng phái thông thường”2. Các nền văn minh (những làn sóng) không tách biệt nhau mà xen kẽ với nhau. Vì thế, nhiều nước đang có sự tác động đồng thời của hai hoặc thậm chí của ba làn sóng khác nhau.
Lịch sử xã hội loài người có 3 giai đoạn (cũng là 3 nền văn minh): nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp, nền văn minh hậu công nghiệp.
Về mặt cấu trúc, các yếu tố cấu thành của mỗi nền văn minh bao gồm: kỹ quyển (hệ thống năng lượng, sản xuất và phân phối), tin quyển (cách thức, công nghệ thông tin, truyền thông), xã quyển (những hình thức tổ chức xã hội như gia đình, giáo dục, các mô hình sản xuất kinh doanh). “Mỗi quyển thực hiện một chức năng quan trọng trong hệ thống lớn hơn và có thể không tồn tại nếu thiếu các quyển khác. Kỹ quyển sản xuất và phân phối tài sản, xã quyển với hàng nghìn tổ chức có liên quan với nhau phân bổ vai trò tới từng cá nhân trong hệ thống. Tin quyền thì phân bổ những thông tin cần thiết giúp toàn bộ hệ thống hoạt động.
Cùng với nhau, chúng tạo nên cấu trúc cơ bản của xã hội”3.
Cách phân chia lịch sử phát triển của xã hội thành ba nền văn minh, mặc dầu có đề cập đến các mặt khác nhau của đời sống xã hội, nhưng chủ yếu tập trung vào sự phát triển của sản xuất, vào trình độ phát triển của kinh tế. Suy đến cùng, cách phân chia này dựa vào ba trình độ phát triển cơ bản của lực lượng sản xuất:
thủ công, đại công nghiệp cơ khí, và công nghệ hiện đại do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mang lại. Cách tiếp cận sự phát triển của xã hội theo ba nền văn minh có ý nghĩa trong việc phân chia các thời đại kinh tế, trong việc xem xét
1 Alvin Toffler,Làn sóng thứ ba, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2019, tr.39.
2 Alvin Toffler,Làn sóng thứ ba, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2019, tr.29.
3 Alvin Toffler,Đợt sóng thứ ba, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.54.
120
trình độ kinh tế của mỗi nước, cũng như các giai đoạn tất yếu phải trải qua trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận đó không nêu ra được cơ sở phân chia các chế độ xã hội, cũng không chỉ ra được mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống xã hội và quy luật thay thế xã hội này bằng xã hội khác cao hơn.
Đây cũng là hạn chế chủ yếu của cách tiếp cận này.