Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học trong xu thế vận động của thời đại (Trang 124 - 128)

Chương 4. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

4.2. Những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

4.2.1 Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện thành quy luật vận động, phát triển của xã hội loài người - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phương thức sản xuất. Đây là quy luật khách quan, phổ biến, tác động trong toàn bộ lịch sử nhân loại. Cùng với các quy luật khác làm cơ sở giải thích sự vận động

1 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.14 -15.

125

của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp lên cao và quy định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên.

Trong quá trình sản xuất, con người thiết lập mối quan hệ với tự nhiên. Quan hệ giữa con người với tự nhiên được thể hiện trong khái niệm lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất. Nó thể hiện quan hệ con người với tự nhiên và phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất.

Người lao động là những người có khả năng lao động, có thể lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất, đạo đức...để sản xuất ra của cải vật chất.

Tư liệu sản xuất là những cái mà con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất. Tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đối tượng lao động là nơi mà con người tác động vào thì tạo ra của cải. Đối tượng lao động bao gồm loại có sẵn trong tự nhiên. Thí dụ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Đối tượng lao động thông qua chế biến. Thí dụ, nguyên, vật liệu, sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến.

Tư liệu lao động gồm phương tiện vận chuyển (xe, thuyền, ghe..); phương tiện cất giữ (bến bãi, bao bì…) và công cụ lao động (máy móc, dây chuyên sản suất…).

Ngày nay, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức khoa học và công nghệ đã được vật chất hoá trong tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất. Khi khẳng định khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không nên hiểu rằng đó là yếu tố độc lập, ngang hàng và tách rời khỏi yếu tố con người, yếu tố tư liệu sản xuất và trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Với tính cách là lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học và công nghệ phải thể hiện thông qua yếu tố con người, yếu tố tư liệu sản xuất. Ngày nay, đội ngũ các nhà khoa học trực tiếp tham gia vào sản xuất ngày càng đông. Khoa học và công nghệ trở thành yếu tố không thể thiếu được của người lao động. Sự thâm nhập sâu của khoa học và công nghệ làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt.

Trong yếu tố của lực lượng sản xuất, người lao động là yếu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định toàn bộ lực lượng sản xuất. Người lao động là chủ thể của

126

những tư liệu lao động, không có người lao động thì tư liệu lao động không tạo ra, không vận hành và không phát huy được tác dụng. Giá trị và hiệu quả của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của người lao động. Con người còn tiếp thu và sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại để tạo ra tư liệu sản xuất và của cải vật chất cho xã hội. Không có yếu tố con người thì không có khoa học và công nghệ và không có nền sản xuất.

Trong các yếu tố của tư liệu sản xuất thì công cụ lao động là yếu “động” và

“cách mạng” nhất. Tính chất “động” và “cách mạng” của công cụ lao động được hiểu là thường xuyên biến đổi nhanh, thay đổi theo theo các phát minh. Các quốc gia chú trọng đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu, thu hút nhân tài, chủ động đặt hàng các phát minh trong các lĩnh vực, tạo ra các sản phẩm về công cụ lao động ngày càng hiện đại, giúp cho quá trình lao động năng suất, hiệu quả cao.

Đây thực chất là thể hiện sự phát triển lực lượng sản xuất.

Trong quá trình sản xuất, ngoài thiết lập quan hệ với tự nhiên, con người cần phải thiết lập quan hệ giữa người với người. Đó chính là khái niệm quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm. Quan hệ sản xuất gồm ba yếu tố cơ bản sau: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tức là trả lời cho câu hỏi tư liệu sản xuất (công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động) thuộc sở hữu của ai (cá nhân, tập thể hay xã hội); quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, trả lời cho câu hỏi ai có quyền tổ chức, quản lý nền sản xuất xã hội;

quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động, tức là trả lời câu hỏi ai có quyền đưa ra phương thức phân phối của cải trong xã hội (cá nhân, tập thể hay xã hội) và nhận được số của cải nhiều nhất.

Trong ba yếu tố nên trên thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất.

Ai nắm được tư liệu sản xuất của xã hội thì họ có vai trò trong tổ chức, quản lý nền sản xuất và có quyền đưa ra và thực hiện phương thức phân phối của cải xã hội. Họ là người nhận được nhiều của cải xã hội. Trái lại, người nào không nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất thì không có vai trò trong tổ chức, quản lý và phân phối sản phẩm. Đây là tất yếu khách quan, tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người.

127

Marx khẳng định: “trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thức đó. Phương thức sản xuất vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”1.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Thể hiện, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản của một phương thức sản xuất, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Trong đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quyết định toàn bộ các quan hệ khác của con người. Marx khẳng định: “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình”2. Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối, tác động trở lại quan hệ sản xuất.

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất thể hiện: lực lượng sản ở trình độ như thế nào thì phải có quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Marx khẳng định: “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”3.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất.

“Khi những tư liệu sản xuất vật chất, những lực lượng sản xuất mà thay đổi và phát triển thì những quan hệ xã hội trong đó những cá nhân sản xuất, tức là những quan hệ sản xuất xã hội cũng thay đổi, biến đổi theo”4. Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới thì quan hệ sản xuất cũ trở thành lỗi thời, mâu thuẫn với lực lượng sản xuất mới, đòi hỏi phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với lực lượng sản xuất mới. Marx khẳng định:

1C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr14-15.

2 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.187.

3C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.187.

4C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.553.

128

“Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay – đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó – mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”1.

Như vậy, quan hệ sản xuất chịu sự quy định, biến đổi theo sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối, tác động trở lại lực lượng sản xuất, theo hai hướng: thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.

Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để xác định được sự phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?. Chúng ta có thể nhìn vào năng suất lao động xã hội để khẳng định sự phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong công cuộc đổi mới, để xây dựng và phát triển nền sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, nước ta phải đồng bộ xây dựng quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, vận dụng đúng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Cần phải thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học trong xu thế vận động của thời đại (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)