Nội dung cơ bản về bản thể luận trong lịch sử triết học

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học trong xu thế vận động của thời đại (Trang 26 - 31)

Bản thể luận là vấn đề hàng đầu trong nghiên cứu triết học, nhà triết học Sun ZhengYu, Trung Quốc khẳng định: “Giải mã bí mật của “tồn tại” là tâm điểm của mọi tư tưởng triết học; giải mã như thế nào bí mật của “tồn tại” thì cấu thành đường phân giới các loại tư tưởng triết học”1. Trong lịch sử triết học, ở cả phương Đông và phương Tây, các nhà triết học đã có nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí là đối lập nhau về vấn đề bản thể luận.

2.1.1. Khái niệm bản thể luận

Có nhiều cách tiếp cận về bản thể luận, “Trong siêu hình học, bản thể luận đề cập đến bản chất của tồn tại”2. Bản thể luận là “một ngành của siêu hình học đề cập đến bản chất của tồn tại”3. Bản thể luận là một bộ phận của siêu hình học nhưng không đồng nhất với siêu hình học. Ngoài bản thể luận, siêu hình học còn đề cập đến nhiều lĩnh vực khác, thần học, đạo đức học…Dù cách tiếp cận khác nhau, nội hàm của bản thể luận gồm có: tồn tại và thuộc tính cơ bản của tồn tại.

Theo nghĩa rộng, tồn tại là khái niệm dùng đề chỉ “hiện tồn” “cái đang có”, “tất

1Sun ZhengYu, Lịch sử hiện thực: bản thể luận của tư bản, Tài liệu phục vụ nghiên cứu (lưu hành nội bộ), Viện thông tin Khoa học xã hội, 2016, số TN 2016- 14,15,16

2 https://en.wikipedia.org/wiki/Ontology, “In metaphysics, ontology is the philosophical study of being, as well as related concepts such as existence, becoming, and reality”.

3https://www.thefreedictionary.com/ontology,“philosophy the branch of metaphysics that deals with the nature of being”.

27

cả những gì đang có”. Tồn tại bao gồm cả vật chất và tinh thần. Theo nghĩa hẹp, tồn tại dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một tư tưởng đang hiện tồn cụ thể. Tồn tại và thực tại là hai khái niệm khác nhau. Thực tại dùng để chỉ “tồn tại thực sự” dùng để phân biệt với những thứ không tồn tại, ảo tưởng. Như vậy, bản thể luận là học thuyết triết học về nguồn gốc, bản chất của tồn tại, cũng như những thuộc tính cơ bản của tồn tại.

2.1.2. Nội dung cơ bản về bản thể luận trong triết học phương Đông Phương Đông là nơi sản sinh ra nhiều nền văn minh lớn của nhân loại, Ấn Độ, Trung Hoa, Lưỡng Hà. Bên cạnh những công trình kiến trúc đồ sộ, phương Đông đã để lại “những tư tưởng mang tầm vóc và hơi thở của thời đại vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay”1.

Nhắc đến bản thể luận trong triết học phương Đông, không thể không nhắc tới quan niệm bản thể luận của thuyết Ngũ Hành, thuyết Âm Dương và triết học Phật Giáo. Đây là những nền tảng cơ bản của triết học phương Đông.

Trong quan niệm của thuyết Ngũ hành, nguồn gốc của vũ trụ được hình thành từ năm yếu tố: kim,

mộc, thủy, hỏa, thổ. Các yếu tố này tạo nên quan hệ tương sinh và quan hệ tương khắc. Quan hệ tương sinh: thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy. Quan hệ tương khắc: thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Trên lập trường duy vật chất phác, thuyết Ngũ hành đã xem xét thế giới trong sự vận động, chuyển hóa năm yếu tố mà không vịn vào thần linh, thượng đế. Đây là một trong những tư tưởng rất tích cực và tiến độ của thuyết Ngũ hành. Tuy nhiên, quan niệm về bản thể luận này cũng có rất nhiều hạn chế trong việc quy sự vận động và phát triển của thế giới về số lượng là năm yếu tố.

1 Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nhập môn triết học phương Đông, Nxb Trẻ, 2021, tr.5.

28

Thuyết Âm dương quan niệm nguồn gốc của vũ trụ, của vạn vật trong tự nhiên, xã hội và tư duy được kết hợp từ âm và dương. Đây là hai mặt có thuộc tính đối lập nhau.

Âm là yếu tố lạnh, nặng nề, có khuynh hướng lắng xuống.

Dương là yêu tố sáng, nóng, nhẹ, có khuynh hướng bốc lên. Âm dương là hai mặt đối lập tạo nên sự thống nhất

trong mỗi sự vật, hiện tượng và được tượng trưng bằng vòng tròn hai thành phần dương (phần trắng) và âm (phần đen). Trong âm có dương và trong dương có âm.

“Cái hột Dương hay Âm ấy giống như hột giống hàm chứa một tiềm lực phi thường mà ít ai chịu lưu ý đến, chính là nó nguyên nhân của mâu thuẫn nội tại, của bất cứ sự vật nào trên đời”1.

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Tuy là tôn giáo, song Phật giáo chứa đựng nhiều tư tưởng triết học độc đáo và sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục lớn. Tư tưởng bản thể luận trong triết học Phật giáo được thể hiện tập trung trong phạm trù vô ngã và vô thường.

Vô ngã có nghĩa là không có bản ngã – tức bản thể cá nhân, bản tính riêng của sự vật. Phật giáo cho rằng vạn vật quanh ta cũng như bản thân ta là ảo (maya).

Thế giới hữu tình (có cảm giác, linh hồn) được sinh thành do sự nhóm họp của danh (yếu tố tinh thần) và sắc (yếu tố vật chất). Nhưng danh và sắc chỉ nhóm họp trong chốc lát rồi lại tan. Sự vật chuyển sang dạng tồn tại khác. Khi sự vật mất đi thì bản chất cũng mất theo.

Vô thường có nghĩa là không ổn định, luôn biến chuyển. Phật giáo cho rằng thế giới là một dòng biến chuyển không ngừng. Muôn vật, muôn loài trong thế giới vụt mất, vụt còn. Sự sinh tồn của vạn vật theo chu kỳ: sinh (sinh ra) - trụ (tồn tại) - dị (biến đổi) - diệt (mất đi) hoặc thành - trụ - hoại - không. Con người cũng không phải là thực thể tối cao, nó cũng phải chịu theo luật sinh - lão - bệnh - tử.

2.1.3 Nội dung cơ bản về bản thể luận trong triết học phương Tây

Các nhà triết học phương Tây đưa ra nhiều quan niệm về bản thể luận. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, Thales cho rằng bản nguyên của mọi tồn tại là nước.

Anaximenes cho rằng, bản nguyên đầu tiên của mọi tồn tại là không khí. Trong quan niệm của Platon, ông chia thế giới thành hai lĩnh vực riêng biệt, thế giới ý

1Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nhập môn triết học phương Đông, Nxb Trẻ, 2021, tr. 69.

29

niệm được nhận thức bằng trí tuệ và thế giới cảm tính, xung quanh chúng ta. Ý niệm là bất biến, được nhận thức bằng trí năng nghĩa là năng lực của lí trí không thuộc về tri giác cảm tính hay trí tưởng tượng. Thế giới nhận thức bằng cảm tính là cái bóng, một bản sao của thế giới ý niệm.

Trong triết học cổ điển Đức, trong học thuyết siêu nghiệm, Kant dẫn ra hai hình thức tiên nghiệm của trực quan cảm tính - không gian và thời gian. Kant cho rằng không gian không phải là một khái niệm thường nghiệm được rút ra từ những kinh nghiệm bên ngoài. Lý giải điều này, Kant cho rằng để cho cảm giác của ta có thể quan hệ được với cái gì ở bên ngoài tôi (tức với cái gì chiếm vị trí trong không gian khác với vị trí của tôi) thì biểu tượng về không gian phải có sẵn và làm cơ sở. Do vậy, biểu tượng về không gian không thể được vay mượn từ các mối quan hệ của hiện tượng bên ngoài thông qua kinh nghiệm. Mà ngược lại bản thân kinh nghiệm ấy chỉ có thể có được trước hết nhờ biểu tượng về không gian.

Nói đến sự vật, bao giờ ta cũng thiết định sự vật ấy trong không gian, chứ không ở đâu khác. Do đó quan niệm về không gian đi trước quan niệm về sự vật, đi trước các dữ kiện kinh nghiệm. Không gian là điều kiện tiên quyết để ta quan niệm về sự vật trong thế giới (tính tiên nghiệm của không gian). Không gian là một biểu tượng tất yếu, tiên nghiệm làm cơ sở cho mọi trực quan bên ngoài. Tính tất yếu của không gian có nghĩa là ta có thể tưởng tượng về hư vô, theo nghĩa không có gì, nhưng không thể tưởng tượng “không có không gian” chúng ta xác định sự vật bao giờ cũng theo các chiều không gian. Như vậy không gian là điều kiện tiên quyết để chúng ta nhận biết sự vật. Về thời gian, Kant cũng đưa ra những nhận định tương tự như không gian. Thời gian không phải là một khái niệm thường nghiệm được rút ra từ một kinh nghiệm nào đó. Nếu không có một biểu tượng tiên nghiệm về thời gian, thì chúng ta không thể tri giác được tính đồng thời hay tính liên tục trước sau. “ …bản thân việc xảy ra đồng thời hay xảy ra kế tiếp nhau không đến được với tri giác, nếu biểu tượng về thời gian không làm cơ sở một cách tiên nghiệm. Chỉ với tiền đề ấy, người ta mới có thể hình dung các sự vật là đang tồn tại trong cùng một thời gian (đồng thời) hoặc trong các thời gian khác nhau (kế tiếp nhau)”1. Như vậy, thời gian chính là tấm vải, trên đó dệt nên những chuyển biến mà ta cảm nhận nơi sự vật.

1 Immanuel Kant, Phê phán lý tính thuần túy (dịch giả Bùi Văn Nam Sơn), Nxb Văn học, Hà Nội, 2004, tr.155.

30

Hình thức tiên thiên không gian (tức năng lực cảm nhận đối tượng trong một vị trí, một khuôn hình, một giới hạn, một đường biên xác định) và hình thức tiên thiên thời gian (tức năng lực cảm nhận các quá trình diễn ra bên trong và bên ngoài ta theo một thứ tự, một trật tự trước sau xác định). Nếu chúng ta vất bỏ các hình thức cảm năng tiên thiên không gian và thời gian đi thì lập tức toàn bộ nội dung của những dữ liệu có trong ta về thế giới xung quanh sẽ trở thành một cái gì lộn xộn, phi trật tự và phi hình hài.

Kant sử dụng khái niệm “vật tự thân” với nghĩa noumena, cụ thể là, trong việc áp dụng những khái niệm thuần túy của giác tính “vượt khỏi những đối tượng của kinh nghiệm” vào cho “những vật tự thân”. Ngoài ra, khái niệm này còn được hiểu là đối tượng đạt được bằng lý tính tức đối tượng tuyệt đối, nằm ngoài kinh nghiệm như Chúa, tự do và linh hồn bất tử. Do đó, ta không thể nhận thức được.

“Vật tự thân” tác động đến giác quan của con người, trên cơ sở đó xuất hiện những cảm giác khác nhau. Những cảm giác này còn lộn xộn chưa có hệ thống, logic chưa chặt chẽ. Nhưng nhờ có các phạm trù tiên thiên là không gian và thời gian mà con người sắp xếp được những cảm giác lộn xộn đó theo một trật tự nhất định:

cái này bên cạnh cái kia; cái này trước cái kia….nói khác đi nhờ phạm trù không gian tiên thiên có sẵn, có trước kinh nghiệm, con người mới cảm nhận được vị trí của sự vật, hiện tượng. Nhờ phạm trù thời gian có tính tiên thiên con người mới cảm nhận được tính diễn biến của sự vật, hiện tượng.

Trong hệ thống triết học của Hegel, bao quát nhiều lĩnh vực và phát triển nhiều tư tưởng phong phú và đặc sắc, có ý nghĩa vạch thời đại. Engels khẳng định: “Nếu không có triết học Đức mở đường, đặc biệt là nếu không có triết học Hegel, thì chủ nghĩa xã hội khoa học Đức - chủ nghĩa xã hội khoa học duy nhất chưa hề có từ trước tới nay, sẽ không bao giờ xây dựng nên”.

Điểm nổi bật trong quan niệm về bản thể luận của Hegel là quan niệm về

“tồn tại thuần túy”. Khởi nguyên của thế giới là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Nó có trước và sáng tạo ra vật chất. Tính phong phú đa dạng của thế giới là kết quả của sự sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Đầu tiên nó phát triển ở chính bản thân nó sau đó tha hóa sang giới tự nhiên. Giới tự nhiên là tồn tại khác của tinh thần thế giới. Sau đó tinh thần thế giới lại tha hóa quay trở về bản thân mình dưới dạng lịch sử, xã hội, tinh thần. Trong quan niệm

31

của Hegel, ông coi tính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vật chất do ý niệm tuyệt đối và tinh thần thế giới sinh ra và quyết định. Là một sự tồn tại khác của tinh thần, sau khi trải qua “tồn tại” khác ấy, ý niệm tuyệt đối trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn cao nhất được Hegel gọi là “tinh thần tuyệt đối”.

Cống hiến trong quan niệm về bản thể luận của Hegel thể hiện, ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối phát triển không ngừng. Đánh giá công lao của Hegel, trong tác phẩm Chống Đuy-rinh, Engels khẳng định: “Nền triết học mới của Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hê-ghen, trong đó lần đầu tiên - và đây là công lao to lớn của ông - toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được trình bày như là một quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động, biến đổi, biến hoá và phát triển, và ông đã cố vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và sự phát triển ấy1”. Cũng như nhiều nhà triết học khác, hạn chế trong quan niệm của Hegel thể hiện: “Mặc dù Hê-ghen, cũng như Xanh-Xi-Mông, là một khối óc bách khoa nhất của thời đại bấy giờ, song dù sao ông vẫn bị hạn chế, một là bởi những giới hạn không thể tránh được của những tri thức của bản thân ông, và hai là bởi những tri thức và những quan niệm của thời đại ông, những tri thức và những quan niệm này cũng bị hạn chế hệt như vậy về bề rộng và bề sâu. Ngoài ra còn có thêm một điều thứ ba nữa. Hê-ghen là một nhà duy tâm, nghĩa là đối với ông thì những tư tưởng trong đầu óc của chúng ta không phải là những phản ánh ít nhiều trừu tượng của những sự vật và quá trình hiện thực, mà ngược lại, những sự vật và sự phát triển của chúng, đối với Hê-ghen, chỉ là những phản ánh thể hiện cái "ý niệm" nào đó tồn tại ở một nơi nào đó ngay trước khi có thế giới.

Như vậy, tất cả đều bị đặt lộn ngược và mối liên hệ hiện thực của các hiện tượng của thế giới đều hoàn toàn bị đảo ngược”2.

Một phần của tài liệu Giáo trình triết học trong xu thế vận động của thời đại (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)