CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.2. Công nghiệp chế biến
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
Hoạt động công nghiệp đa dạng, có nhiều cách phân loại công nghiệp như:
- Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
- Theo sản phẩm và ngành nghề: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng.
- Theo phân cấp quản lý: công nghiệp địa phương, công nghiệp trung ương.
Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm: (i) Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí; (ii) Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ); (iii) Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; (iv) May mặc, đồ dùng gia đình và chế biến, sản xuất các hóa chất cần thiết. Hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh và Mỹ không có mục công nghiệp riêng. Thay vào đó, cách
phân loại dựa vào hoạt động kinh tế. Theo cách sắp xếp các ngành kinh tế, công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế. Việc xếp chung công nghiệp chế biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là do đặc thù hoạt động khá giống nhau và khó xác định ranh giới giữa chúng. Theo chuẩn phân loại công nghiệp toàn cầu (Global Industry Classification Standard - GICS) đưa ra các ngành công nghiệp nhằm thiết lập một tiêu chuẩn chung cho việc phân loại các doanh nghiệp vào các ngành và nhóm ngành có liên quan với nhau. GICS chia thành 10 nhóm ngành chính (sectors), 24 nhóm ngành (industry groups), 67 ngành (industries) và 147 ngành phụ trợ (sub-industries) [125]. Tổng quan của ngành công nghiệp có thể phân biệt ba nhóm ngành công nghiệp chính sau đây:
- Các ngành công nghiệp thế hệ thứ nhất: bao gồm những ngành phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và công nghệ nước ngoài như: nông - lâm sản, thuỷ - hải sản, may mặc, da giầy. Những ngành công nghiệp này dễ xây dựng và thiết lập vì nhu cầu vốn không lớn, ít sáng tạo và giá trị gia tăng thấp. Việc xuất khẩu các sản phẩm thuộc những ngành này có thể tạo nguồn ngoại tệ quý để phát triển các ngành khác, tạo việc làm, khởi động quá trình công nghiệp hóa, đồng thời phát huy được những lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên và nguồn lao động.
- Các ngành công nghiệp thế hệ thứ hai: bao gồm những ngành đòi hỏi công nghệ cao hơn như: công nghiệp dệt, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hoá. Các sản phẩm thuộc những ngành này có độ chính xác, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Được xây dựng trên cơ sở các ngành công nghiệp thế hệ thứ nhất, có mối liên kết và tạo đầu vào cho các ngành công nghiệp thế hệ thứ nhất. Việc phát triển các ngành công nghiệp thế hệ thứ hai có tác động lan tỏa, nâng cao năng suất lao động của nhiều ngành công nghiệp và ngành kinh tế khác, là mục tiêu quan trọng để thu hút công nghệ từ nước ngoài, đồng thời phát huy những lợi thế so sánh về nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp thế hệ thứ ba: bao gồm những ngành sản xuất ra nguyên vật liệu đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao như: công nghiệp hoá dầu, công nghiệp hoá chất, công nghiệp luyện kim. Các loại nguyên liệu này có nhu cầu lớn về
số lượng, về chất lượng khi nền công nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ, nhưng hiện nay phần lớn phải nhập khẩu. Tuy vậy, trong bối cảnh tự do hoá quốc tế việc phát triển những ngành công nghiệp có nhiều tính chất thay thế nhập khẩu cần được cân nhắc cẩn trọng và cần một khoảng thời gian dài để có thể tạo điều kiện đầy đủ cho sự phát triển có hiệu quả, nhất là về nguồn vốn và công nghệ.
Công nghiệp chế biến là phân hệ của ngành công nghiệp có liên quan đến công thức chế biến và sau khi chế biến các sản phẩm không thể trở về các vật liệu ban đầu. Theo quyết định 486-TCTK/CN ngày 02 tháng 6 năm 1966, ngành công nghiệp chế biến bao gồm tất cả các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp chuyên chế biến những sản phẩm của công nghiệp khai thác và sản phẩm của nông nghiệp. Ngoài ra công nghiệp chế biến còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng [56]. Công nghiệp chế biến bao gồm: công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp chế biến nhiên liệu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa, lá, mây, song, cói, công nghiệp sành, sứ, thủy tinh, đồ gốm, công nghiệp dệt, da, may, nhuộm, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ ngành y tế, văn hóa, giáo dục, và các ngành công nghiệp chế biến khác.
Theo Pongpattanasili [168], công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong 3 ngành công nghiệp trong sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp (Sơ đồ 1.2). Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chế biến các sản phẩm thô thành thức ăn hay cho sử dụng công nghiệp hoặc là thành phần chế phẩm sử dụng tiếp theo cho con người. Công nghiệp chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch, vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp là các hoạt động để chuyển hóa hàng hóa nông nghiệp thành dạng khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau và tăng giá trị [94].
Sơ đồ 1.2: Các ngành chế biến trong nông nghiệp Nguồn: [94], [168]
Theo FAO [117], công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp là tập hợp con của công nghiệp chế biến nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm trung gian từ ngành nông nghiệp. Thực vậy, công nghiệp chế biến nông sản chuyển đổi thành sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Phần lớn các sản phẩm từ nông nghiệp được áp dụng quy trình công nghiệp từ khâu thu hoạch cho đến chế biến sản phẩm cuối cùng. Hoạt động công nghiệp được vận dụng trong nông nghiệp từ khâu đơn giản như bảo quản (công nghệ sấy, phơi) đến phương pháp hiện đại với vốn đầu tư cao như công nghệ dệt may.
Công nghiệp chế biến thực phẩm thường đơn giản và đồng nhất vì sản phẩm công nghiệp chế biến thực phẩm thường giống nhau. Ví dụ, công nghệ bảo quản hoa quả, rau, sữa, thịt và hải sản đều cơ bản giống nhau. Ngược lại, công nghiệp chế biến phi thực phẩm có sản phẩm đầu ra là rất khác biệt. Hầu hết quá trình chế biến các sản phẩm này đều trải qua các công đoạn vận hành khác nhau, thông qua rất nhiều sản phẩm trung gian trước khi ra được sản phẩm cuối cùng.
Nông trường
Ngành nông nghiệp
Công nghiệp chế biến nông sản
Công nghiệp nông thôn
Chế biến phi lương thực
- Sản phẩm da
- May mặc trừ cao su - Sản phẩm gỗ
- Sản phẩm giấy - Cao su và sản phẩm - Sản phẩm dệt Chế biến lương thực
thực phẩm - Đóng gói và bảo
quản thịt và rau quả - Đóng gói và chế
biến hải sản - Mì và sản phẩm
tương tự
- Chế biến cà phê và chè
- Sản phẩm đồ uống