Hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường trong công nghiệp chế biến cà phê

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 104 - 114)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk

3.1.4. Hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường trong công nghiệp chế biến cà phê

Sự thăng trầm của ngành hàng cà phê Đắk Lắk trong ba thập kỷ qua cho thấy tính hai mặt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Giai đoạn trước năm 2000, giá cà phê thị trường thế giới ở mức cao cùng với sự thông thương ra bên ngoài của ngành cà phê đã khuyến khích người dân đổ xô trồng cà phê làm phá vỡ quy hoạch về diện tích của tỉnh. Những năm gần đây cung vượt cầu đẩy giá cà phê xuống thấp đã làm cho ngành cà phê Đắk Lắk rơi vào khủng hoảng và hệ lụy xã hội kéo theo là không nhỏ.

- Tác động đến sinh kế và mức sống người dân: Thời kỳ cà phê có giá cao giai đoạn 1995-1999 và giai đoạn 2005-2008 đời sống của hộ trồng cà phê đều khởi sắc rõ, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh hộ khá giả tăng lên trên địa bàn. Theo tính toán sơ bộ của hộ trồng cà phê nếu trồng một ha cà phê với năng suất trung bình 2,5 tấn/ha, giá thị trường là 35 triệu đồng/tấn, thì sau khi cân đối trừ chi phí thì thu nhập ròng thu được là 32 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, giá cà phê quá bấp bênh, phụ thuộc vào thị trường thế giới nên khi giá xuống thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến người trồng cà phê như: nợ nầng tăng, không đủ vốn cho sản xuất, phá bỏ vườn cây, nạn trộm cắp, học sinh vùng xâu vùng xa thất học, nghèo đói lại đeo bám họ. Bên cạnh đó nhiều DN cũng chịu ảnh hưởng do thua lỗ, dẫn đến trốn thuế, rủi ro tín dụng đen và nợ xấu ngân hàng tăng cao.

- Mất cân đối trong sản xuất: Sự nóng vội chạy theo lợi ích trước mắt khi thấy giá cà phê tăng thì người dân đua nhau tăng diện tích, phá bỏ cây tiêu, cao su và ngược lại khi cao su, hồ tiêu có giá thì chặt bỏ cà phê để trồng những loại cây trồng này. Sự bấp bênh trong tổ chức sản xuất của người trồng cà phê đã ít nhiều tác động tiêu cực đến bản thân gia đình họ và của xã hội. Sự chuyển đổi tức thời và không khoa học đó đã làm giảm hiệu quả sản xuất, là vòng lẫn quẩn mà bao lâu nay người trồng cà phê vẫn không thoát được.

- Tạo công ăn việc làm: ngành cà phê Đắk Lắk đã giải quyết một lượng lớn lao động ở nông thôn và dân tộc thiểu số tại chỗ. Theo số liệu từ UBND tỉnh Đắk Lắk hiện trên địa bàn có hơn 500.000 lao động tham gia vào lĩnh vực cà phê, chiếm hơn 1/4 dân số toàn tỉnh [72], trong đó có 300.000 lao động trực tiếp và 200.000 lao động gián tiếp. Trong hoạt động chế biến cà phê, lao động tham gia ở các DN giao động từ 5.000 đến 6.000 lao động gồm cả lao động phổ thông, kỹ thuật và quản lý.

Lao động là người nước ngoài làm việc trong ngành cà phê tính đến 6/2014 trên địa bàn có 28 lao động, tập trung chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Anh... chủ yếu là cán bộ quản lý và chuyên gia kỹ thuật đến làm việc.

- Thu nhập của người lao động: dựa vào kết quả bảng 3.10, ta thấy thu nhập bình quân người lao động của tỉnh năm 2013 là 22.155 ngàn đồng/người/năm, trong đó thu nhập trong lĩnh vực chế biến cà phê ở hộ và doanh nghiệp cao hơn lao động trong toàn ngành cà phê và thu nhập bình quân của tỉnh. Điều này cho thấy lao động có khả năng tích luỹ, tái sản suất sức lao động và an tâm gắn bó hơn đối với doanh nghiệp và với cây cà phê.

Bảng 3.10: Thu nhập của người lao động năm 2013

Nội dung ĐVT Loại hình tổ chức sản xuất

Hộ gia đình Doanh nghiệp - Thu nhập bình quân lao động

trực tiếp chế biến/ năm Ngàn đồng 31.600 32.850

- Thu nhập bình quân lao động

trong ngành cà phê/ năm Ngàn đồng 31.000

- Thu nhập bình quân lao động của

tỉnh/năm Ngàn đồng 22.155

Nguồn: Kết quả khảo sát và các tài liệu [16],[17]

- Điều kiện làm việc và an toàn lao động: trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân viên làm việc tại nhà máy như mũ bảo hộ, găng tay cao su, khẩu trang thực hiện vận hành máy móc, thiết bị, vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói...

được các doanh nghiệp quan tâm với 84,3% doanh nghiệp thực hiện (Biểu đồ 3.5).

Đối với hộ gia đình do tính chất tổ chức sản xuất giản đơn nên vấn đề này cũng không được chú trọng, lao động được thuê mướn ở các hộ gia đình không qua tập huấn lớp kỹ năng nào về thu hái, chế biến. Hiện nay phần lớn lao động thu hái, chế

biến cà phê là lao động thời vụ, thường không ký hợp đồng hoặc hợp đồng dưới 3 tháng, để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nên việc mua bảo hiểm cho người lao động đối với những đối tượng này không được thực hiện.

84.3 87.1 92.9

65.7

0.0 2.9

20.0 40.0 60.0 80.0 100.0

1. Được trang bị bảo hộ lao

động

2. Được tập huấn an toàn

lao động

3. Được tập huấn về vận hành MMTB

4. Được tập

huấn về PCCC 5. Khác

Tỷ trọng (%)

Biểu đồ 3.5: Tình hình trang bị cho người lao động Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Công tác tập huấn vận hành máy móc thiết bị và phòng cháy chữa cháy trong những năm gần đây được các doanh nghiệp quan tâm hơn vì đây là những yêu cầu bắt buộc trong vận hành và tổ chức sản xuất, chế biến. Kết quả cho thấy có 92,9%

số lượng các doanh nghiệp tập huấn vận hành máy móc thiết bị, 87,1% được tập huấn an toàn lao động, 65,7% có tập huấn về phòng cháy chữa cháy.

- An toàn lao động: Để đảm bảo công tác an toàn lao động các nhà máy chế biến cà phê đã áp dụng một số biện pháp như: Lập ban an toàn lao động, ban hành nội quy bắt buộc công nhân ở các xưởng chế biến phải thực hiện, đưa ra hình phạt hợp lý đối với các cá nhân vi phạm. Đào tạo và tập huấn định kỳ kiến thức về an toàn lao động cho công nhân viên trong toàn nhà máy như: an toàn trong vận hành thiết bị, an toàn về điện, an toàn về phòng chống cháy nổ. Từ sự quan tâm cụ thể của doanh nghiệp nên trong những năm qua trong lĩnh vực chế biến cà phê không sảy ra sự cố đáng tiết nào về tai nạn lao động và cháy nổ.

- Quản lý về bảo vệ sản phẩm trên đồng ruộng: Cà phê vào giai đoạn thu hoạch thường xảy ra tình trạng mất cắp do sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, đây là hệ quả của vấn đề an ninh trật tự nông thôn chưa được giải quyết tốt do đời sống

người dân nông thôn còn nghèo, thu nhập đầu người còn thấp và tỷ lệ người không có việc làm còn cao. Đây là vấn đề có tính xã hội, đã và đang làm ảnh hưởng một phần đến việc thu hái cà phê của nông dân hiện nay. Điều này dẫn đến hệ quả là làm giảm năng suất và chất lượng cà phê nguyên liệu. Nghiên cứu về việc quản lý bảo vệ sản phẩm cà phê trên đồng ruộng thể hiện ở bảng 3.11 cho thấy tình trạng mất cắp cà phê đã và đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng về quy mô lẫn thủ đoạn. Hiện nay việc hái trộm cà phê có dấu hiệu mang tính tổ chức, nhiều người (có người cảnh giới, có người hái, vận chuyển), thủ đoạn là liều lĩnh (trấn áp người bảo vệ cà phê, bẻ cành, chặt cây để hái). Theo số liệu khảo sát nông hộ, số nông hộ bị mất cắp cà phê cao hơn doanh nghiệp (nông trường), nguyên nhân do không đủ nguồn nhân lực để bảo vệ, diện tích canh tác ở xa nơi cư trú và chi phí bảo vệ sản phẩm tốn kém.

Do bị mất cắp và sợ bị mất cắp sản phẩm bởi vì cà phê chỉ cho sản phẩm một năm 1 lần thu hoạch, tất cả thành quả lao động của người nông dân trong năm. Vì vậy đều rất cần chú trọng đến công tác bảo vệ sản phẩm. Với suy nghĩ “xanh nhà còn hơn già đồng”, “thà bị mất một ít, nhưng vẫn còn thu được phần nhiều”. Từ những vấn đề trên đã làm cho nhiều hộ gia đình thu hái cà phê sớm, tỷ lệ quả xanh còn cao nên chất lượng cà phê nguyên liệu không đảm bảo cho sơ chế để có cà phê nhân chất lượng tốt.

Bảng 3.11: Quản lý bảo vệ sản phẩm cà phê (% số mẫu điều tra) Chỉ tiêu nghiên cứu Biến điều

tra

Loại hình tổ chức sản xuất Hộ gia đình Doanh nghiệp

Mất cắp cà phê Có 17,0 15,0

Không 83,0 85,0

Bảo vệ sản phẩm trên đông ruộng

Có 85,0 86,0

Không 15,0 14,0

Nguồn: Tập hợp và xử lý từ số liệu điều tra, 2014

Như vậy, cùng với việc tổ chức lại hình thức sản xuất cho phù hợp đối với sản xuất nông hộ thì vấn đề an ninh xã hội, an ninh sản phẩm đồng ruộng cũng phải đặt ra để khắc phục việc thu hái cà phê sớm, tỷ lệ quả xanh cao làm cho chất lượng cà phê nguyên liệu bị ảnh hưởng.

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp ở bảng 3.12 cho thấy trong 03 năm gần đây hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê của các DNCB cà phê đã có những bước khởi sắc do giá cà phê trên thế giới tăng, các doanh nghiệp đã dành một phần lợi nhuận thu được để thực hiện chính sách an sinh xã hội cùng với địa phương với tổng số tiền từ 677 triệu đồng (năm 2011) tăng 857 triệu đồng (2013), để hổ trợ cho các hoạt động như: xây nhà tình thương, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, mua bảo hiểm hiểm y tế, xây nhà trẻ ở vùng sâu vùng xa, hỗ trợ vùng nguyên liệu... trong đó nổi bật và có sự đóng góp tích cực đến từ các doanh nghiệp như: Đắk Man, Olam, Thắng lợi, Intimex, công ty 52, Thu Khương, Trung Nguyên. Hàng năm còn có các DN cà phê phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn để cấp học bổng tiếp sức đến trường, ươm mầm tài năng, sáng tạo trẻ... có giá trị hàng trăm triệu đồng đã góp phần chia sẽ, động viên phát triển nhân lực, tài năng cho địa phương.

Bảng 3.12: Hoạt động của doanh nghiệp chế biến cà phê với an sinh xã hội Các hoạt động an sinh xã hội ĐVT 2011 2012 2013 - Xây nhà tình nghĩa, tình thương Triệu đồng 120.000 80.000 140.000 - Ủng hộ đồng bào bị thiên tai Triệu đồng 95.000 122.000 133.922 - Tặng quà cho người nghèo Triệu đồng 61.300 72.400 89.000 - Mua bảo hiểm y tế Triệu đồng 187.000 206.000 215.000 - Các hoạt động khác Triệu đồng 213.800 265.180 280.000 Tổng Triệu đồng 677.100 745.580 857.922

Nguồn: Khảo sát, điều tra các doanh nghiệp, 2014

- Phát triển CNCB cà phê gắn kết chương trình nông thôn mới ở Đắk Lắk:

Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động trên 15.716 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới; trong đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp, từng bước nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn [17]. Với nguồn vốn trên, tỉnh Đắk Lắk ưu tiên đầu tư cho sản xuất cà phê, nhất là các vùng sản xuất tập trung, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các ngành, các cấp thời gian qua, đời sống của các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã từng bước được cải thiện, bà con thực sự yên tâm định cư nơi ở mới và tổ chức sản xuất có hiệu quả trên diện tích đất được hỗ trợ. Cũng chính vì thế đã tạo nên khí thế, diện mạo mới ở các vùng nông thôn trên địa bàn Đắk Lắk, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giúp đỡ, tương thân, tương ái trong cộng đồng, đồng bào các dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và làm giàu trên chính quê hương của mình.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cà phê vẫn chưa tích cực trong việc thực hiện chuyển một số diện tích đất doanh nghiệp quản lý cho chính quyền địa phương để thực hiện các chương trình theo quyết định 146, quyết định 57 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình thiếu đồng bộ, một số khu định cư mới còn thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu. Công tác điều tra, khảo sát, bình xét đối tượng và nhu cầu hỗ trợ... còn sai sót, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng thụ hưởng các chương trình theo các Quyết định 132, 134, 1592 còn tồn đọng nhiều.

Tóm lại, xuất phát từ lợi ích và hiệu quả kinh tế từ cà phê mang lại đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Sự hưng thịnh hay suy yếu của mặt hàng cà phê đều hiện diện rõ trong bức tranh kinh tế tổng thể của Đắk Lắk cũng như mỗi người dân. Chính vì vậy cây cà phê được xem là nguồn sống, cây sinh kế và có vị trí đặc biệt trên vùng cao nguyên này.

b. Ô nhiễm môi trường trong công nghiệp chế biến cà phê

Liên quan đến hoạt động chế biến cà phê ở Đắk Lắk luôn phát sinh các phát thải từ hoạt động chế biến như ô nhiễm nguồn nước, khói bụi, tiếng ồn...và những thách thức ngoài tầm kiểm soát như biến đổi khí hậu, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người lao động, cộng đồng dân cư quanh khu vực sản xuất và sự bền vững của ngành hàng cà phê. Trong ngành CNCB cà phê ở Đắk Lắk, vấn đề ô nhiễm môi trường không thể tránh khỏi từ nhiều nguồn và ở những mức độ khác nhau. Theo kết quả thống kê từ các doanh nghiệp qua biểu đồ 3.6 cho thấy mức độ ô nhiễm của các nguồn phát thải như sau:

87.1%

88.6%

92.9%

90.0%

95.7%

12.9%

11.4%

7.1%

10.0%

4.3%

0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0%

1. Nguồn nước 2. Không khí 3. Tiếng ồn 4. Bụi 5. Ô nhiễm khác

Ô nhiễm Không vượt ngưỡng cho phép Ô nhiễm Vượt ngưỡng cho phép

Biểu đồ 3.6: Ô nhiễm môi trường trong công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả, 2014

- Ô nhiễm nguồn nước thải từ chế biến: Trong hoạt động chế biến cà phê nước thải từ các nhà máy chế biến cà phê sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn mức B là chấp nhận được và được phép xả ra sông hồ hoặc dùng để tưới tiêu. Thực tế cho thấy có tới 12,9% các doanh nghiệp có mức mức ô nhiễm nguồn nước vượt ngưỡng cho phép và chủ yếu đây là những đơn vị thực hiện phương pháp chế biến ướt đối với sản phẩm cà phê nhân. Tại Đắk Lắk, những năm gần đây một số cơ sở chế biến cà phê như công ty cà phê Thắng Lợi, công ty cà phê Phước An, công ty cà phê Tháng 10, công ty cà phê Ea pôk... đã có nhiều nỗ lực hợp đồng với các cơ quan chuyên môn để tìm kiếm các giải pháp xử lý nước thải, nhưng đến nay chưa một hệ thống công nghệ xử lý nước thải nào được lắp đặt ở Đắk Lắk thỏa mãn được yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường.

Điển hình tại doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất do Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đắk Lắk thực hiện vào tháng 4/2012 tại công ty cà phê Trung Nguyên qua bảng 3.13 như sau [54].

Bảng 3.13: Kết quả phân tích nước thải tại công ty cà phê Trung Nguyên

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN

40:2011/BTNMT

01 pH - 4,2 5,5 – 9

02 SS mg/l 1.150 100

03 BOD5 mg/l 5.500 50

04 COD mg/l 9.800 150

05 Amoni (tính theo S) mg/l 72,5 10

06 PO43- mg/l 58,3 -

07 NO3-

mg/l 95,6 -

08 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 15,8 10

09 Các chất hoạt động bề mặt mg/l 12,5 -

10 Sunfua mg/l 6,5 0,5

11 Coliform VK/100 ml 8,5 x 105 5.000

Nguồn:[50], [54]

Kết quả phân tích trên cho thấy các thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất đều vượt quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT. Do vậy nước thải sản xuất cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Tác động của bụi trong quá trình sơ chế, chế biến cà phê: Quá trình sơ chế và chế biến cà phê được thực hiện ở các khâu như: sát vỏ, phân loại theo trọng lực, theo kích cỡ, khâu tách đá, làm sạch... sẽ phát sinh một lượng bụi vào môi trường không khí khu vực sản xuất. Mức độ phát sinh bụi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cà phê nguyên liệu và công nghệ sơ chế. Đặc biệt trong khâu sát vỏ ở nông hộ và các doanh nghiệp chế biến theo phương pháp khô mức độ ô nhiễm bụi và không khí đều trên 10%. Trường hợp công ty cà phê Trung Nguyên do nhà máy chỉ thu mua hạt cà phê đã bóc vỏ, tỷ lệ tạp chất trong nguyên liệu đầu vào khoảng 1%, ngoài ra nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại của Neotech do đó mức độ phát sinh bụi đã giảm đi đáng kể. Kết quả quan trắc vào tháng 12/2011 tại công ty cà phê Trung Nguyên cho thấy (Phụ lục 19) lượng bụi lơ lửng tại khu vực sản xuất là 0,33 mg/m3, khu vực cuối nhà máy là 0,6 mg/m3 cao hơn quy chuẩn cho phép (0,3 mg/m3) [54].

- Tác động của tiếng ồn: Trong quá trình sản xuất, các thiết bị dây chuyền sản xuất (sàng phân loại, đóng bao, xuất hàng) sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn. Tiếng ồn làm

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 104 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)