Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp ở hộ nông dân sau khi thu thập được xử lý bằng Excel. Còn số liệu sơ cấp từ phiếu khảo sát DN được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22. Sau khi số liệu được tổng hợp thì tiến hành xử lý và phân tích bằng những phương pháp sau:

+ Thống kê mô tả: Đây là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật hiện tượng trên cơ sở dữ liệu đã tính toán, ngoài ra còn được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu. Trong đề tài dùng phần mềm thống SPSS 16.0 để thống kê mô tả những thông tin chung về DN, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DN, của công nghiệp CBCP.

+ Phân tích Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát.

Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả

lời. Phương pháp này cho phép loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến.

Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện phân tích Nguồn: Mô tả của tác giả

+ Phân tích nhân tố EFA: Là công cụ để đánh giá thang đo trong nghiên cứu định lượng. Đây là phương pháp phân tích nhân tố bằng các thành phần chính (Principal Components) cho phép rút gọn nhiều biến số (Variables hoặc Items) ít nhiều có mối liên quan lẫn nhau thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường thẳng, được gọi là những nhân tố (Factors). Trong phân tích EFA các nhân tố có trọng số nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng

Nghiên cứu sơ bộ, Phỏng vấn DN

N = 50

Điều chỉnh thang đo

- Loại các biến có hệ số tương quan biến <0,6

- Xác định nhân tố ảnh hưởng - Kiểm tra các giả thuyết (nếu có) Cơ sở lý thuyết và các nghiên

cứu trước + Phỏng vấn chuyên gia

Mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ

Nghiên cứu chính thức, Nghiên cứu định lượng

N = 231

Thang đo chính thức

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích và thảo luận

Kết luận

là Principal Component với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.

+ Phân tích tương quan: Phân tích này cho biết được mức độ tương quan, mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập) với sự phát triển CNCB cà phê (biến phụ thuộc).

+ Phân tích hồi quy: Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết được giá trị của biến độc lập. Hay nói cách khác, phân tích hồi quy giúp xác định mức độ quan trọng (hệ số B) của từng nhân tố (biến độc lập) đối với sự phát triển của CNCB cà phê (biến phụ thuộc). Với phương pháp phân tích này trong phần mềm SPSS cũng xác định xem có hiện tượng đa cộng tuyến hay không (dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF).

+ Phân tích Anova: Đây cũng là kết quả thu được trong bước phân tích hồi quy, giúp người phân tích xác định xem mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với tổng thể hay không. Và chứng minh được việc tồn tại biến độc lập có quan hệ ràng buộc với biến phụ thuộc (dựa vào hệ số F và mức ý nghĩa Sig của kiểm định).

+ Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích có sự tham gia điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) đối với sự phát triển CNCB cà phê của Đắk Lắk. Kết quả phân tích SWOT được sử dụng để xây dựng và phát triển CNCB cà phê của Đắk Lắk đó là: Chiến lược S-O sử dụng điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài. Chiến lược W-O cải thiện điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài. Chiến lược S-T sử dụng điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài và Chiến lược W-T cải thiện điểm yếu bên trong để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

+ Bên cạnh đó đề tài sử dụng công cụ phân tích chuỗi giá trị (Value Chain Analysis), để phân tích chuỗi giá trị của ngành công nghiệp chế biến cà phê qua đó để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp CBCP. Kế thừa lý thuyết cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê bằng mô hình định lượng. Ngoài ra đề tài còn sử dụng thêm

các phương pháp khác như: chuyên gia, phân tích kinh tế để tiếp cận, tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của CNCB cà phê và những vấn đề có liên quan của luận án... để thấy được thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và tồn tại của công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)