Hiệu quả kinh tế trong chế biến cà phê ở Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 104)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk

3.1.3. Hiệu quả kinh tế trong chế biến cà phê ở Đắk Lắk

a. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua phân tích chuỗi giá trị cà phê

* Chuỗi giá trị cà phê Đắk Lắk

Chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk được bắt đầu bằng sự tham gia của người cung cấp dịch vụ đầu vào cho người sản xuất (Sơ đồ 3.2): người bán vật tư nông

nghiệp, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ tưới nước, tỉa cành, bảo vệ vườn cây. Thực tế cho thấy, vai trò của các nhà cung cấp vật tư đầu vào khá quan trọng. Hơn nữa, thị trường giống và vật tư đầu vào phong phú với dịch vụ đa dạng, trong khi giá bán lại có tính cạnh tranh. Các cơ sở ươm giống thuộc quy mô trang trại, hộ gia đình hàng năm cung cấp khoảng 1 triệu cây giống cho địa phương.

Sơ đồ 3.2: Các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị cà phê tại Đắk Lắk Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả, 2014

- Người trồng cà phê: Toàn tỉnh có gần 180.500 hộ trồng cà phê, diện tích cà phê trồng ở hộ chiếm hơn 80% diện tích canh tác cà phê toàn tỉnh. Ngoài ra các doanh nghiệp, nông trường cà phê cũng tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng cà phê. Theo Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 29 đơn vị tham gia sản xuất cà phê, chiếm gần 20% diện tích cà phê toàn tỉnh. Các đơn vị này tham gia vào hầu hết các khâu từ trồng, chăm sóc, chế biến và kinh doanh, xuất khẩu cà phê. Như vậy, các đơn vị này có sự gắn kết chặt chẽ trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị cà phê, có điều kiện thuận lợi để áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ hiện đại.

- Nhà thu mua cà phê trên địa bàn: Thương lái thu gom cà phê quả tươi và cà phê nhân theo thời vụ, họ đi đến tận nhà của nông dân để mua sản phẩm. Ngoài ra còn có các đại lý thu mua lớn của các doanh nghiệp, các chi nhánh của các doanh nghiệp cà phê. Thông tin và giá cà phê trên địa bàn được đi đến người nông dân thông qua rất nhiều kênh khác nhau và gần như không có sự chênh lệch nhiều về giá tại các thị trấn, xã, huyện và thành phố. Hoa hồng mà các đại lý được hưởng được tính trên sản lượng và tỷ lệ này thường dưới 3%.

Xuất khẩu Thu

mua Sản

xuất Nhà cung cấp

đầu vào Các đơn vị bán, đầu tư phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu, vật tư, vốn…

- Nông dân trồng cà phê - Doanh nghiệp sản xuất cà phê

- Người thu gom - Đại lý - Doanh nghiệp thu mua và CB

Doanh nghiệp xuất khẩu

Người thu mua quan tâm đến chất lượng cà phê nhân xô và người bán chỉ quan tâm họ bị trừ bao nhiêu tiền theo các chỉ tiêu: % độ ẩm, tạp chất, hạt đen, sâu, vỡ, mốc, mùi lạ. Các tiêu chuẩn khác nhau như kích cỡ hạt, màu sắc hạt chưa được quan tâm khi tiến hành mua bán giữa người thu mua và nông dân.

- Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê: Trên địa bàn có 280 doanh nghiệp tham gia chế biến cà phê nhân, nhưng chỉ có 30 doanh nghiệp có quy trình chế biến tương đối đồng bộ và khép kín. Công suất bình quân từ 5,000 đến 20,000 tấn/năm/doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn lại là doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, hệ thống thiết bị không đồng bộ, hoạt động chủ yếu là sơ chế, tái chế lại cà phê nhân mua của nông dân và các đại lý nhỏ. Ở Đắk Lắk hiện nay có 04 doanh nghiệp nước ngoài mua trực tiếp cà phê từ các doanh nghiệp để phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, họ sử dụng chính sách giá mua bình quân cao hơn các doanh nghiệp trong nước từ 300.000đ đến 500.000đ/1tấn điều này đã tạo ra áp lực và sự cạnh tranh đối với các DN trong nước đang kinh doanh trên địa bàn.

Sơ đồ 3.3: Chuỗi giá trị cà phê tại Đắk Lắk Nguồn: [49] và điều tra của tác giả, 2014

Cà phê ở Đắk Lắk được sản xuất, chế biến thành cà phê nhân và bán cho các người thu gom trên địa bàn chiếm 30% tổng lượng sản xuất bán ra, 50% lượng bán

5%

Thương lái thu gom

Doanh nghiệp SX CB cà phê

Doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp thương mại Đại lý

Cà phê được sản xuất, CB (hộ, Doanh nghiệp)

5%

40%

5%

50%

30% 20%

30%

20%

30%

15%

Doanh nghiệp CBCP bột 10%

cho các đại lý thu mua, 15% do các doanh nghiệp, nông trường sản xuất, 5% số lượng còn lại được bán trực tiếp cho các doanh nghiệp thương mại (Sơ đồ 3.3).

Lượng cà phê được người thu gom mua bán cho các điểm thu mua, đại lý tại các xã khoảng 20%, 10% khối lượng được bán lại cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Có 90% khối lượng cà phê mua từ nông dân, người thu gom, các đại lý, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp thương mại được các doanh nghiệp xuất khẩu mua về để xuất khẩu, 10% sản lượng cà phê trên địa bàn được bán cho các nhà rang xay, các doanh nghiệp chế biến cà phê bột để phục vụ cho tiêu dùng trong nước.

* Giá trị gia tăng và lợi nhuận trong chuỗi giá trị cà phê - Phân tích chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân:

Dựa trên chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, đề tài thực hiện phân tích kinh tế cho một số tác nhân chính tham gia trong chuỗi gồm: nông hộ trồng cà phê, doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê, đại lý thu mua và các doanh nghiệp thương mại.

Theo số liệu điều tra từ các hộ sản xuất cà phê năm 2014, số hộ có diện tích trồng cà phê cao nhất là 6ha và hộ có diện tích thấp nhất là 0,5ha, năng suất cà phê bình quân là 2,25 tấn/ha. Niên vụ sản xuất cà phê là 12 tháng, bắt đầu từ tháng 3 năm trước và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Thời gian quả cà phê chín và thu hoạch từ 1 đến 2 tháng còn tùy thuộc vào giống, điều kiện thời tiết khí hậu.

Hộ sản xuất cà phê là đối tượng có lợi nhuận cao nhất trong các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê đạt 7.190 ngàn đồng/tấn cà phê, tuy nhiên để thu được sản phẩm và có thể bán được trên thị trường thì người dân phải mất từ 12 đến 14 tháng, trong khi đó thu nhập trong năm của họ chủ yếu là tiền công lao động của gia đình.

Nếu giá cả cà phê trên thị trường thuận lợi thì phần thu nhập này có thể đảm bảo cho cuộc sống, ngược lại sẽ rất khó khăn. Chính vì vậy thu nhập của hộ trồng cà phê rất bấp bênh phụ thuộc rất lớn vào giá cả dịch vụ đầu vào, giá bán cà phê trên thị trường và điều kiện thời tiết khí hậu.

Các doanh nghiệp trồng cà phê có giá thành cao hơn các hộ sản xuất, giá bán bán của họ cũng cao hơn các hộ vì không qua các tư thương và đại lý nhưng lợi nhuận biên thấp hơn chỉ đạt 6.771 triệu đồng/tấn. Tổ chức sản xuất ở các doanh

nghiệp này còn nhiều bất cập, bộ máy quản lý cồng kềnh, cơ chế khoán diện tích vườn cây thu bằng sản lượng đối với công nhân nhận khoán vẫn chưa thực sự hài hòa.

Bảng 3.8: Phân phối chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị cà phê Các khoản mục Giá và chi phí

(Trđ/tấn)

Các khoản mục Giá và chi phí (Trđ/tấn)

1. Nông hộ 4. Đại lý

- Chi phí vật chất 9.670 Giá mua 32.510

- Chi phí dịch vụ 5.460 Tổng chi phí tăng thêm 215

- Chi phí phơi sấy 1.280 Giá bán 32.970

- Chi phí lãi vay 350 Lợi nhuận biên 245

- Công lao động gia đình 8.560 5. Doanh nghiệp thương mại

Tổng chi phí 25.320 Giá mua 32.970

Giá bán 32.510 Tổng chi phí tăng thêm 221

Lợi nhuận biên 7.190 Giá bán 33.416

2. Doanh nghiệp sản xuất cà phê Lợi nhuận biên 225 + Chi phí trực tiếp 21.420 6. Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân

+ Chi phí gián tiếp 4.725 Giá mua 33.416

Tổng chi phí 26.645 Tổng chi phí tăng thêm 1.330

Giá bán 33.416 Giá bán 35.086

Lợi nhuận biên 6.771 Lợi nhuận biên 340

3. Thương lái thu gom 7. Doanh nghiệp chế biến cà phê bột

Giá mua 32.510 Giá mua cà phê nhân 32.970

Tổng chi phí tăng thêm 210 Tổng chi phí tăng thêm (*) 29.300

Giá bán 32.940 Giá bán cà phê bột 102.000

Lợi nhuận biên 220 Lợi nhuận biên 39.730

Chú thích (*) để sản xuất 1kg cà phê bột cần đến 1,7kg cà phê nhân Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả, 2014

Thương lái và đại lý thu mua trên địa bàn thực hiện thu mua và bán lại sản phẩm cà phê cho các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu, chi phí phát sinh mà tác nhân này bỏ ra chủ yếu là chi phí vận chuyển, bảo quản, làm sạch, đấu trộn... tính toán trên 1 tấn cà phê giao động từ 215 đến 220 ngàn đồng/tấn, lợi nhuận biên của hai tác nhân này được chia sẻ ở mức 225 đến 245/ngàn đồng/tấn.

Tác nhân tiếp theo là các doanh nghiệp thương mại thực hiện việc thu mua cà phê thông qua hệ thống đại lý, trên cơ sở thỏa thuận về số lượng, chất lượng và giá để có khối lượng cà phê hàng hóa lớn phục vụ cho xuất khẩu, nên giá mua cà phê đầu vào của những doanh nghiệp này thường cao hơn các tác nhân khác. Chi phí phát sinh tăng thêm để trang trải cho các hoạt động thu mua, phân loại, phơi xấy, làm sạch cao nên lợi nhuận biên thấp ở mức 225 ngàn đồng/tấn.

Ở Đắk Lắk có 14 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê, hàng năm thực hiện xuất khẩu khoảng 90% sản lượng cà phê của toàn tỉnh. Những doanh nghiệp này thu mua cà phê từ các doanh nghiệp thương mại, các đại lý hay các doanh nghiệp sản xuất cà phê mà không có chức năng xuất khẩu để thực hiện xuất khẩu cà phê. Giá xuất khẩu chủ yếu được tính trên giá FOB/ HCM, các chi phí mà các doanh nghiệp chi ra để có sản phẩm cà phê đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tăng lên đáng kể như thu mua, bảo quản lưu kho, đấu trộn, đánh bóng và phí xuất khẩu theo quy định của ICO là 0,3 USD/tấn. Tuy nhiên lợi nhuận biên mà các doanh nghiệp này thu được là cao nhất trong các tác nhân thương mại là 340 ngàn đồng/tấn.

Tác nhân cuối cùng là doanh nghiệp chế biến cà phê bột, để sản xuất 01 tấn cà phê bột thông dụng dùng cho tiêu dùng nội địa, bao gồm cả chi phí nguyên liệu, phụ liệu, rang xay, bao bì, quảng cáo, khấu hao tài sản cố định, thuế, lãi vay ngân hàng, quản lý... là 62.270 ngàn đồng/tấn, giá bán sỉ là 102.000 ngàn đồng/tấn, thì tỷ lệ lãi/chi phí: 63,8%. Điều này cho thấy cả khâu sản xuất cà phê nhân (hộ trồng cà phê) và chế biến cà phê nhân xuất khẩu (doanh nghiệp xuất khẩu) có lợi nhuận thấp, lợi nhuận phần lớn tập trung ở các nhà rang xay.

Dựa trên kết quả phân tích cho thấy giá bán cà phê có sự chênh lệch đáng kể qua mỗi mắt xích của chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều có vai trò nhất định để đưa được sản phẩm cà phê đến với người tiêu dùng và chia sẽ một phần lợi ích nhất định. Tuy nhiên, do đặc điểm của các hộ trồng cà phê ở Đắk Lắk có quy mô nhỏ lẻ, thiếu vốn, thiếu các phương tiện chế biến và bảo quản. Họ thường bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch hoặc khi cần tiền. Vì vậy, giá bán cà phê của các hộ nông dân luôn thấp hơn so với những đối tượng khác. Các tác nhân thương mại (tư

thương, đại lý...) tham gia tích cực vào thị trường và họ cũng được hưởng một phần lợi ích nhất định. Điều quan tâm là cần nâng tỷ trọng chế biến cà phê bột của tỉnh để góp phần gia tăng giá trị sản phẩm của ngành hàng và địa phương. Ước tính nếu sản lượng cà phê của Đắk Lắk là 420 ngàn tấn/năm, toàn bộ số lượng này được chế biến thành cà phê bột thì doanh thu mang lại khoảng 30.000 ngàn tỷ đồng, gấp 7,5 tổng thu ngân sách của tỉnh (năm 2013), đây chính là vấn đề cần bàn luận.

- Tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị

Qua phân tích giá trị tăng thêm của sản phẩm cà phê từ khi sản xuất đến khi xuất khẩu phải qua nhiều tác nhân trung gian, nhưng những tác nhân này đều đóng vai trò đáng kể trong chuỗi giá trị cà phê.

Bảng 3.9: Phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân

Các tác nhân

Chi phí tăng thêm

Tổng

chi phí Giá bán

Lợi nhuận

biên

Lợi nhuận biên trên

tổng chi phí

Lợi nhuận biên trên

chi phí tăng thêm Trđ/tấn Trđ/tấn Trđ/tấn Trđ/tấn % %

Hộ trồng CP - 25.320 32.510 7.190 28,4 -

DN sản xuất CP - 26.645 33.416 6.771 25,4 -

Tư thương thu gom 0.21 32.720 32.940 0.220 0,67 104,7

Đại lý 0.215 32.725 32.970 0.245 0,75 113,9

Doanh nghiệp TM 0.221 33.191 33.416 0.225 0,68 101,8 Doanh nghiệp XK cà phê 1.33 34.746 35.086 0.340 0,98 25,6 Doanh nghiệp CBCP bột 29.3 62.270 102.000 39.730 63,8 135,6

Nguồn: Khảo sát điều tra và tính toán của tác giả, 2014

Phân tích dòng giá trị tăng thêm cho một số kênh sản phẩm chính trong chuỗi giá trị cà phê Đắk Lắk.

Qua các kênh phân phối, tổng giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê từ người sản xuất đến nhà xuất khẩu có sự khác biệt đáng kể (Sơ đồ 3.4). Kênh 4 có giá trị gia tăng thấp nhất 4,76%, Kênh 1 và kênh 2 giá trị tăng thêm của sản phẩm là 7,34%, kênh 3 là 68,13% do cà phê được chế biến sâu. Đối với đại lý, thương lái, doanh nghiệp thương mại qua các kênh phân phối đều có giá trị tăng thêm thấp giao động ở mức 0,9% đến 1,41% nhưng tỷ suất lợi biên trên chi phí tăng thêm là cao nhất đều trên 65%.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của doanh nghiệp chế biến cà phê bột là cao nhất chiếm 63,8%, đây chính là cơ sở khuyến khích các nhà đầu tư nên quan tâm mở rộng vào lĩnh vực này. Xếp thứ hai là các chủ thể sản xuất cà phê (trên 25%) tuy nhiên kết quả thu nhập của hộ gia đình và nhà sản xuất cà phê bị hạn chế do thời gian đầu tư dài, cà phê được bán thông qua nhiều khâu trung gian, do đó khi đến được với nhà thu mua xuất khẩu đã có sự chênh lệch khá lớn về giá trị. Với nhà thu mua xuất khẩu thì giá trị gia tăng tại công đoạn này không cao, lợi nhuận thu được 340 ngàn đồng/tấn, nhưng do kinh doanh với số lượng lớn nên nguồn thu nhập của doanh nghiệp xuất khẩu cao. Hơn nữa khi người nông dân bán cà phê qua thương lái, hoặc đại lý thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi phương thức mua bán không qua hợp đồng mà chỉ là thỏa thuận miệng (mua đứt bán đoạn).

Kênh 1

Giá bán (Trđ/tấn) 32,51 32,94 32,97 33,416 35,086 Giá trị tăng thêm 92,66% 1,32% 0,09% 1,35% 5,0%

Kênh 2

Giá bán (Trđ/tấn) 32,51 32,97 33,416 35,086 Giá trị tăng thêm 92,66% 1,41% 1,35% 5,0%

Kênh 3

Giá bán (Trđ/tấn) 32,51 32,97 33,416 102,0 Giá trị tăng thêm 92,66% 1,41% 1,35% 65,37%

Kênh 4

Giá bán (Trđ/tấn) 33,416 35,086 Giá trị tăng thêm 95,24% 4,76%

Sơ đồ 3.4: Phân bổ giá trị tăng thêm từ sản xuất đến tiêu thụ Nguồn: Khảo sát điều tra và tính toán của tác giả, 2014

Nông hộ

Cty xuất khẩu C.ty

thương mại Đại

thương

Nông hộ

Cty CBCP

bột C.ty

thương mại Đại

Doanh nghiệp sản xuất

Cty xuất khẩu Nông

hộ

Cty xuất khẩu C.ty

thương mại Đại

Đánh giá các mặt hoạt động của doanh nghiệp trong chế biến cà phê (Phụ lục 18) cho thấy công tác kiểm soát chi phí, chất lượng sản phẩm đạt trên mức trung bình.

Kỹ thuật công nghệ sản xuất ở mức trung bình và các khâu còn lại như: thiết kế sản phẩm, marketing, tài chính kế toán, hệ thống thông tin quản lý và sự lãnh đạo của doanh nghiệp ở mức dưới trung bình, điều đó cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến cà phê còn hạn chế nhất định.

Để minh chứng kết quả hoạt động của các DN tham gia chế biến cà phê, trên cơ sở xác định mức độ thành công của doanh nghiệp. Qua biểu đồ 3.4 cho thấy sự thành công chung của doanh nghiệp CBCP đạt được chỉ ở mức trung bình nhờ có chiến lược lãnh đạo và tổ chức sử dụng tốt lao động trong chế biến.

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00

1. Hệ thống quản lý của doanh nghiệp

2. Vấn đề chiến lược/lãnh đạo

doanh nghiệp

3. Lao động trong doanh nghiệp

4. Sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương 5. Sức cạnh tranh của

doanh nghiệp 6. Sự thành công chung

của doanh nghiệp

Điểm tối đa Điểm trung bình

Biểu đồ 3.4: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến cà phê Nguồn: Kết quả khảo sát các doanh nghiệp, 2014

Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy hệ thống quản lý doanh nghiệp còn nhiều bất cập, sự hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương chưa thực sự đủ mạnh để phát triển ngành CNCB cà phê hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao.

Tóm lại, qua phân tích chuỗi giá trị cà phê Đắk Lắk cho thấy các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đều được hưởng lợi nhất định trong ngành hàng. Từ phân tích hiệu quả kinh tế của chuỗi, của mỗi mắc xích trong các khâu tạo ra sản phẩm cà phê thì các chủ thể tham gia chế biến cà phê bột, cà phê rang xay ở Đắk Lắk được hưởng lợi cao nhất. Kết quả này cho thấy các DN quan tâm nhiều hơn ở khâu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)