Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tổng giá trị sản phẩm và thu nhập bình quân đầu người

Tổng GDP của Đắk Lắk năm 2013 là 34.525 tỷ đồng, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2009. Tăng trưởng bình quân GDP đạt 8,14%/năm (2009-2013), trong đó GDP ngành nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,36%, công nghiệp và xây dựng 12,34% và dịch vụ 11,91%. Qua tốc độ tăng trưởng chung của toàn tỉnh cho thấy có sự đóng góp đáng kể của ngành cà phê và khả năng đầu tư tích lũy cho ngành hàng này.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk

Nội dung ĐVT Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tăng BQ (%/

năm) 1. Tổng GDP Tỷ đồng 25.485 27.695 30.384 32.465 34.525 8,14 - Nông, LN, thủy sản Tỷ đồng 13.342 13.906 14.629 15.095 15.860 4,36 - Công nghiệp, XD Tỷ đồng 3.700 4.361 5.146 5.534 5.860 12,34 - Dịch vụ Tỷ đồng 8.442 9.417 10.572 11.834 13.028 11,91 2. GDP BQ người/năm Ngàn đồng 12.865 15.786 22.467 24.876 28.453 22,52 3. Thu nhập BQ

người/năm

Ngàn đồng 10.753 12.812 17.039 21.002 22.155 20,21 4. Tỷ lệ hộ nghèo % 19,3 21,9 19,6 17,3 14,8 18,58 5. Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 3.246 3.415 3.525 3.698 3.568 2,42

Nguồn: [14],[15],[16],[17]

Năm 2009 thu nhập bình quân đầu người 10.753.000 đồng/người tăng lên 22.155.000 đồng/người năm 2013, mức tăng gấp 2,06 lần, mức thu nhập tương đương hơn 1.100 USD. Có hơn 79% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, có 67,2% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, phủ sóng phát thanh cho 100% số hộ và phủ sóng truyền hình cho 99% số hộ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 14,8%

(theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015) với số hộ nghèo 43.411 hộ/tổng số 393.322 hộ. Đắk Lắk là tỉnh đứng thứ hai của các tỉnh Tây Nguyên về tổng thu ngân

sách sau Lâm đồng (5.177 tỷ đồng, năm 2013), thu ngân sách năm 2013 của tỉnh là 3.568 tỷ đồng (Gia lai: 3.177 tỷ đồng, Kon Tum: 1.400 tỷ đồng, Đắk Nông: 1.143 tỷ đồng), tốc độ tăng thu ngân sách bình quân qua 5 năm là 2,42%. Tuy nhiên nhu cầu chi ngân sách năm 2013 gấp 3,5 lần so với thu ngân sách, với số chi 12.418 tỷ đồng.

b. Dân số và lao động

Tính đến 12/2013 dân số toàn tỉnh Đắk Lắk là 1.827.790 người, sinh sống trên địa bàn 15 huyện và một thành phố, mật độ dân số trung bình là 139,26 ngàn người/km2. Trong đó thành phố Buôn Ma Thuột có dân cư tập trung cao nhất chiếm 18,8% dân số của toàn tỉnh, đây là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh (Phụ lục 15).

Năm 2009, dân số toàn tỉnh 1.733 ngàn người đến năm 2013 tăng lên 1.827 ngàn người, tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 1,28% thấp hơn so với cả nước. Dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm trên 70%, dân tộc thiểu số như Êđê, Mnông, Thái, Tày, Nùng...và các dân tộc còn lại chiếm gần 30%.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về lao động - việc làm tỉnh Đắk Lắk

Nội dung ĐVT Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tăng BQ (%/năm)

1.Tổng dân số Ngàn

người 1.733 1.754 1.771 1.796 1.827 1,28 2. Số người trong độ tuổi

lao động

Ngàn

người 951 962 1.002 1.033 1.077 3,16 3. Số LĐ tham gia trong

nền kinh tế

Ngàn

người 930 954 981 1.006 1.047 3,05 4. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo

trong tuổi lao động % 11,50 11,50 12,00 12,50 14,50 12,4 5. Tỷ lệ thất nghiệp % 2,40 2,40 2,10 2,60 3,02 2,50

Nguồn: [14],[15],[16],[17]

Lao động trong tuổi lao động của tỉnh năm 2013 là 1.077 ngàn người, tăng đều qua các năm mức tăng bình quân 3,16%. Trong số lao động đang trong độ tuổi lao động tham gia ở các ngành kinh tế 1.047 ngàn người, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng qua các năm từ 2,4% năm 2009 lên 3,02% năm 2013, điều này cho thấy

có sự ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp cao tạo áp lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động thấp. Trong giai đoạn 2009-2013 tỉ lệ lao động được đào tạo tăng bình quân trên 12,4%/năm, năm 2009 lao động được đào tạo là 11,5% (khoảng 109.365 người) và năm 2013 đạt 14,5% (khoảng 156.165 người). Lao động qua đào tạo tăng là một yếu tố quan trọng phục vụ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới.

c. Năng lực cạnh tranh của tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Chỉ số PCI được áp dụng thí điểm vào năm 2006, đến nay đã 08 năm, Đắk Lắk được đánh giá và xếp loại vào nhóm trung bình.

Theo đánh giá kết quả do VCCI công bố (trong báo cáo tình hình sản xuất cà phê , chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 tỉnh Đắk Lắk đã tụt xuống ở mức đáng báo động. Từ đứng vị trí thứ 33 vào năm 2008, tụt xuống thứ 58/63 tỉnh thành trong bảng xếp loại năm 2011 (tụt 20 bậc so với năm 2010 và năm 2009). Đặc biệt, trong 05 tỉnh trong khu Tây Nguyên, Đắk Lắk chỉ đứng thứ 3.

Bảng 2.3: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đắk Lắk Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp loại Nhóm điều hành

2008 53,33 33 Trung bình

2009 57,37 38 Trung bình

2010 57,20 38 Trung bình

2011 53,46 58 Yếu

2012 55,94 36 Trung bình

2013 57,13 38 Trung bình

Nguồn: [73]

Chỉ số PCI của tỉnh giảm mạnh là do chỉ số điểm tính minh bạch năm 2013 giảm 0,75 điểm so với năm 2007. Chi phí không chính thức năm 2013 giảm 1,07

điểm so với năm 2007. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như thông tin về tỉnh còn hạn chế, sự sẵn sàng thu hút đầu tư của tỉnh chưa tốt và thủ tục hành chính tuy có cải thiện nhưng vẫn còn chậm.

Từ những kết quả và các nguyên nhân làm giảm chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, lãnh đạo tỉnh đã họp với các sở, ban, ngành chức năng tỉnh, chính quyền địa phương và DN nhất trí thông qua nhóm giải pháp chính như: tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp chủ yếu là cải thiện các chỉ số cạnh tranh như tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, sự ổn định trong sử dụng đất, chi phí thời gian thực hiện các qui định nhà nước và thiết chế pháp lý, tăng cường giải pháp cải thiện nhóm các chỉ số giảm điểm, xếp hạng thấp và tụt điểm.

d. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - Hệ thống giao thông:

Cơ sở hạ tầng nông thôn được coi là một yếu tố môi trường vi mô quan trọng trong phát triển cà phê. Trong nhiều năm qua, Trung ương và Tỉnh đã có những đầu tư thỏa đáng cho việc cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn Đắk Lắk qua các chương trình phát triển giao thông nông thôn, điện và xây dựng hệ thống mạng tưới thủy lợi đến tận các khu vực sản xuất cà phê. Điều đó đã giúp cho người dân ở Đắk Lắk có điều kiện tốt hơn để phát triển sản xuất, chế biến cà phê.

Các khu vực trồng cà phê tập trung, chuyên canh của Đắk Lắk được phân bố ở địa bàn vành đai thành phố Buôn Ma Thuột, với khoảng cách từ 30 đến 60 km, trong đó hơn 70% tuyến đường đã được nhựa và bê tông hóa. Hệ thống giao thông đường bộ thông suốt trong và ngoài tỉnh, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được nâng cấp, 100% số xã, phường, thị trấn (154/154 xã) có đường đến trung tâm, trong đó 97,76% đường nhựa hoặc bê tông, 0,54% (1 xã) đường đá, 7,6% (14 xã) đường cấp phối và 1,1% (2 xã) đường đất, phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất và đi lại của nhân dân [69]. Tuy vậy, khó khăn đối với ngành sản xuất cà phê đó là khoảng cách từ các xã đến trung tâm huyện khá xa và chất lượng đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập. Điều này dẫn đến những khó khăn mà người sản xuất cà phê phải gánh chịu đó là: chi phí vận chuyển từ đồng ruộng về các cơ sở chế biến, chi phí giá

vật tư đến người sản xuất cà phê cao hơn nhiều so với mức giá nhập khẩu, khó tiếp cận kênh thông tin sản xuất, công nghệ trong chế biến và thị trường tiêu thụ.

Đắk Lắk là tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông như: đường không, đường bộ và đường thủy, trong đó quan trọng là hệ thống giao thông đường bộ. Giao thông đường không hiện nay đã mở đường bay từ sân bay Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hải Phòng, Vinh, TP.Hồ Chí Minh và ngược lại, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách.

- Hệ thống công trình thủy lợi:

Nước tưới cho cà phê là một khâu quan trọng để bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê. Đắk Lắk là tỉnh có tỷ lệ diện tích cà phê được tưới cao nhất so với cả nước và vùng Tây Nguyên. Diện tích cà phê được tưới của cả tỉnh là 185.240 ha, chiếm 91% tổng diện tích cà phê [52].

Theo Sở NN và PTNT Đắk Lắk, toàn tỉnh có 642 công trình cấp nước sản xuất nông nghiệp, trong đó 516 hồ chứa với tổng dung tích khoảng 468 triệu m3 nước, 81 đập dâng, 45 trạm bơm, 600 km kênh chính và 300 kênh nhánh (Phụ lục 16). So với nhu cầu tưới, tưới chủ động cho cây hàng năm (chủ yếu lúa nước, ngô, rau vụ đông xuân) đáp ứng 75%, cây lâu năm chủ yếu cà phê, tiêu, ca cao đáp ứng khoảng 23%, như vậy 25% diện tích cây hàng năm và 80% diện tích cây lâu năm cần tưới phải sử dụng các nguồn nước khác. Diện tích cà phê được tưới bằng các công trình thủy lợi đạt tỷ lệ lớn nhất là thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar (40-41%), thị xã Buôn Hồ, Krông Ana, Krông Năng (14-16%), huyện Ea Súp (10%), các huyện Lăk, Krông Bông, Ea Hleo (7-9%) [52].

Các công trình thủy lợi phần lớn đã xây dựng trên 20 năm: khoảng 65% được xây dựng trước năm 1990, 25% xây dựng từ 1990-1999 và 10% xây dựng từ năm 2000 đến nay. Qua khảo sát có khoảng 60% công trình được đánh giá hoạt động tốt, 25% hoạt động trung bình và 15% hoạt động kém, nhiều nguy cơ tìm ẩn rủi ro vào mùa mưa lũ [52], [54].

Đối với ngành cà phê bên cạnh nhu cầu nước tưới cho cây cà phê còn cần lượng nước sạch rất lớn trong chế biến ướt cà phê. Trong điều kiện nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt, khả năng đáp ứng nước sử dụng suy giảm đã đặt ra sự bức

thiết của tài nguyên nước đối với ngành cà phê. Kết quả phân tích của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết lưu lượng nước ngầm tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã giảm từ 30% đến 50% so với năm 1990 [6]. Việc sử dụng hệ thống giếng nước ngầm đã làm tăng chi phí nhiên liệu do phải bơm 2 cấp. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu nước tưới và chế biến cà phê cần đầu tư thêm hồ chứa, đập dâng và các trạm bơm để khai thác nguồn nước mặt từ các thủy vực (sông, suối tự nhiên).

- Hệ thống Điện:

Điện được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với sản xuất cà phê, là cơ sở để thực hiện cơ giới hóa trong khâu tưới và chế biến cà phê. Mặc dù các khu vực dân cư ở địa bàn nông thôn Đắk Lắk phân bố không tập trung, gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống điện. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Nhà nước đến năm 2013 mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của dân cư đã được bao phủ 99% số hộ của tỉnh [17]. Nhờ vậy, sản xuất cà phê ở các hộ nông dân vùng sâu, vùng xa đã có điều kiện để áp dụng cơ giới hóa (đầu tư hệ thống tưới tự động, lò sấy) để tiết kiệm chi phí (lao động, nhiên liệu), nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

Nguồn điện trên địa bàn phong phú, có nhà máy nhiệt điện Ea Tam gồm 14 tổ máy với tổng công suất 8.060kwh và các nhà máy thủy điện như Sêrêpôk, thủy điện Buôn Tua Srah, thủy điện Buôn Kuôp, cụm thủy điện Dray H’linh...với tổng công suất hàng nghìn kwh đã hòa vào lưới điện quốc gia và một số công trình thủy điện đang xây dựng. Hệ thống truyền dẫn, hệ thống các trạm biến áp đã xây dựng đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh như đường dây 500 kV hai mạch, hệ thống đường dây 220 kV, 100 kV, 35kV, 22kV, 15kV. Trạm 220/110/22 kV Krông Buk, trạm 110kV Buôn Ma Thuột và hệ thống các trạm biến áp ở khắp các địa bàn. Mức tiêu thụ điện bình quân toàn tỉnh 437 kWh/người/năm, gấp 2 lần so với năm 2005 [17], [24].

Qua đánh giá tình hình kinh tế xã hội của Đắk Lắk cho thấy, thu ngân sách của tỉnh thấp chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu chi tiêu của tỉnh, khả năng tích luỹ đầu tư thấp nên việc hỗ trợ cho CNCB cà phê thực sự khó khăn. Khả năng cạnh tranh của tỉnh chỉ ở mức trung bình, sức hút đầu tư vào CNCB không cao. Tỉnh có nguồn lao

động dồi dào nhưng lao động được đào tạo trong độ tuổi lao động thấp chỉ chiếm 14,5%, chất lượng lao động thấp dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc sử dụng lao động. Cơ sở hạ tầng điện, nước, giao thông, thuỷ lợi đã được tỉnh quan tâm đầu tư, được đánh giá khá thuận lợi cho phát triển KT-XH trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)