CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê
1.4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNCB cà phê
- Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng có nhiều tác giả đề cập đến, qua (Phụ lục 10) cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng chia làm 2 nhóm chính.
Nhóm ảnh hưởng thuận chiều với tăng trưởng gồm các biến: Tự do hóa tài khoản vốn, dân chủ, sinh sản thấp, tiêu dùng của Chính phủ ít, pháp trị, tăng trưởng chứng khoán, phát triển thị trường tài chính, quyền sở hữu trí tuệ, tự do hóa thương mại, cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển hạ tầng xã hội.
Nhóm ảnh hưởng nghịch chiều đến tăng trưởng như: tham nhũng, bất ổn chính trị, sự phân mảng do ngôn ngữ sắc tộc, bất bình đẳng, tỷ giá hối đoái thực, tôn giáo và chiến tranh. Để duy trì sự tăng trưởng và phát triển cho một ngành lĩnh vực hay của một quốc nào đó người ta tìm cách phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực.
- Trong kinh tế học, khi bàn về các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển người ta chia thành 2 nhóm nhân tố đó là nhân tố kinh tế và phi kinh tế [29], [44].
Nhân tố kinh tế là lượng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm thay đổi sản lượng đầu ra. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số:
Y = F(Xi) Trong đó: Y là sản lượng, còn Xi (i = 1, 2... n) là các biến số đầu vào thể hiện các nhân tố chịu sự điều tiết của mối quan hệ cung - cầu. Một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cung, một số nhân tố thì ảnh hưởng tới mức cầu. Sự cân bằng cung - cầu do giá cả thị trường điều tiết sẽ tác động trở lại các nhân tố trên và dẫn tới kết quả của sự sản xuất, đó là sản lượng của nền kinh tế.
Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu Nguồn: Tập hợp từ các tài liệu [83], [96],[150]
Trên sơ đồ 1.4, các biến số đóng vai trò quyết định tổng mức cung (S) là sự biến đổi vật chất và giá trị của tạo thành tổng sản lượng của nền kinh tế. Đó là các yếu tố sản xuất. Còn các yếu tố quyết định đến tổng mức cầu (D) thực chất đó là các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản lượng thông qua sự cân bằng về cung - cầu (E). Thực chất của việc tiếp cận đến nguồn gốc của sự tăng trưởng là xác định nhân tố nào là giới hạn của sự tăng trưởng và giới hạn đó do cung hay do cầu.
Các nguồn lực không trực tiếp nhằm mục tiêu kinh tế nhưng gián tiếp có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế gọi là các nhân tố phi kinh tế như: cơ cấu dân tộc, tôn giáo, đặc điểm văn hóa xã hội, thể chế chính trị - kinh tế - xã hội.
Trong lý thuyết về lợi thế cạnh tranh các quốc gia của của Michael Porter [39], [171] ông đưa ra mô hình kim cương là một mô hình kinh tế phát triển, qua đó lý giải tại sao các ngành công nghiệp cụ thể trở nên cạnh tranh tại các địa điểm cụ thể. Porter lập luận rằng các quốc gia có khả năng thành công trong ngành công
- Mức thu nhập - Giá tiêu dùng - Các chính sách kinh tế
- Vốn sản xuất - Lao động - Tài nguyên - Khoa học, công nghệ - Quản lý tổ chức
- Quy mô SX
Cầu
D
Cung S
D S
E
Q
0
P
0
P
Q
Tổng sản phẩm
quốc nội
Biến số đầu vào Sự cân bằng của thị trường Biến số đầu ra
nghiệp hoặc phân đoạn công nghiệp nơi các quốc gia "kim cương" là thuận lợi nhất.
Viên kim cương có các thành phần liên quan đến nhau: (1) điều kiện yếu tố, (2) điều kiện nhu cầu, (3) các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ (4) chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và sự cạnh tranh, và hai tham số ngoại sinh (5) Chính phủ và (6) sự thay đổi (Phụ lục 11).
Phát triển CNCBCP chịu tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố khác nhau, vai trò và mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố trong từng giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử nhất định là khác nhau.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNCBCP tác giả tiếp cận lựa chọn theo mô hình “hình thoi” của M. Porter trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. Trên cơ sở vận dụng mô hình “hình thoi” phù hợp với đặc điểm của ngành CNCBCP, tác giả xác định sáu nhân tố chủ yếu chi phối, tác động và quyết định đến sự phát triển CNCBCP bao gồm i) Nhóm nhân tố thuộc về cơ sở CBCP, ii) Các nhân tố thuộc về điều kiện yếu tố sản xuất, iii) Khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, iv) Đặc điểm môi trường cạnh tranh, v) Các điều kiện về cầu, vi) Sự hỗ trợ của Chính quyền và Hiệp hội. Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo động lực cho sự phát triển của ngành CNCBCP (Sơ đồ 1.5).
Sơ đồ 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNCBCP Nguồn: Mô tả của tác giả và các tài liệu [38],[39],[169],[171]
Sự phát triển CN CBCP Sự hỗ trợ của chính
quyền và Hiệp hội
Cơ sở chế biến cà phê
Điều kiện các yếu tố sản xuất
Các điều kiện về cầu
Đặc điểm môi trường cạnh tranh
Khả năng tiếp cận các dịch vụ
hỗ trợ
a. Nhân tố thuộc về cơ sở chế biến cà phê
Sự tham gia của các doanh nghiệp trong hoạt động CBCP để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất cà phê, giải phóng nguyên liệu, góp phần tạo ra sự phong phú đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng. Việc lựa chọn phương pháp chế biến, xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, mức độ cơ giới hoá các công đoạn chế biến, trình độ nhân lực, hệ thống tiêu chẩn chất lượng trong quản lý và sản phẩm... sẽ tạo ra giá trị nội tại giúp doanh nghiệp CBCP có sức khỏe tốt, tăng khả năng cạnh tranh góp phần ổn định và phát triển cho toàn ngành [103], [201].
b. Điều kiện các yếu tố sản xuất
- Nguồn nguyên liệu trong chế biến cà phê
Công nghiệp chế biến cà phê gắn liền với vùng nguyên liệu, yêu cầu của các cơ sở chế biến là có đủ cà phê nguyên liệu, đảm bảo chất lượng, chủng loại để phục vụ cho quá trình chế biến, đảm bảo được hiệu suất chế biến không gián đoạn có hiệu quả cao.
Sự giới hạn về thời gian trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê đã cho thấy tính thời vụ ở các vùng nguyên liệu cà phê [217]. Thời gian thu hoạch cà phê từ khi quả cà phê chín chỉ từ một đến hai tháng, trong khi đó có rất nhiều yếu tố tác động đến việc thu hoạch cà phê kịp thời vụ hay không phụ thuộc vào nguồn lao động, đường giao thông, thời tiết, phương tiện vận chuyển và đặc biệt là khả năng bảo quản tiêu thụ của các cơ sở chế biến, các hộ nông dân. Để có nguyên liệu tốt phục vụ cho CNCB, các cơ sở chế biến phải gắn kết với vùng nguyên liệu, xây dựng vùng nguyên liệu tốt.
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển chế biến cà phê
Vốn là điều kiện cần để thực hiện đầu tư phục vụ sản xuất, CBCP như:
nguyên liệu, nhân công, tư liệu sản xuất, vật tư kỹ thuật, mua sắm dây chuyền công nghệ, thiết bị chế biến, vận hành thị trường, nghiên cứu phát triển, quản lý [202]. Vì vậy cần có một nguồn vốn lớn đầu tư vào lĩnh vực CBCP. Các đơn vị CBCP cần xác định nhu cầu, quy mô, cơ cấu nguồn vốn phục vụ cho từng hoạt động, gắn từng nội dung, trong từng thời điểm thích hợp. Ví dụ khi vào mùa thu hoạch cà phê các doanh nghiệp cần có nguồn tiền lớn để tổ chức thu mua, chế biến và dự trữ nguyên
liệu. Bên cạnh đó phải tính đến chi phí sử dụng vốn, hạn chế những rủi ro, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn vốn [64], [216].
- Nguồn nhân lực
Để phát triển CNCBCP cần nguồn nhân lực đủ về số lượng và có chất lượng, bởi lẽ muốn làm chủ và vận hành được những công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến đỏi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo, có trình độ kỹ thuật, kỷ luật và tay nghề cao và đội ngũ các nhà khoa học, các nhà quản lý giỏi, có kinh nghiệm trong lĩnh vực cà phê [146], [217].
Chất lượng nguồn lao động gồm: trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khoẻ, giới tính, tôn giáo, dân tộc, ý thức pháp luật và trình độ tổ chức sản xuất. Nguồn lực lao động đối với ngành CNCBCP có ảnh hưởng lớn đến việc tăng quy mô sản xuất, hiệu quả. Cần có kế hoạch, lộ trình đào tạo, củng cố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của phát triển.
c. Khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ
Các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành CNCBCP là các ngành cơ khí, sản xuất bao bì, ngành cung cấp nguyên liệu vật phụ, hương liệu, đường, sữa... là những ngành quan trọng hỗ trợ, cung ứng yếu tố đầu vào cho CNCBCP, tạo thành chuỗi sản xuất khép kín hoàn chỉnh. Tiếp đến là ngành sản xuất và cung cấp năng lượng như điện, nước. CNCBCP đạt được trình độ cơ khí hoá, tự động hoá, ứng dụng công nghệ hiện đại ở các khâu chế biến phụ thuộc vào sự phát triển của ngành điện, sự cung cấp điện ổn định và với mức giá chấp nhận [204].
Ngoài ra, sự phát triển CNCBCP còn tuỳ thuộc vào sự phát triển của các ngành dịch vụ như giao thông vận tải, hải quan, bảo hiểm, y tế, dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, hệ thống thông tin liên lạc, xăng dầu, kho hàng, dịch vụ vật tư, dịch vụ phơi xấy, dịch vụ giao dịch cà phê... trong vùng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của CNCBCP.
d. Mức độ cạnh tranh của ngành cà phê
Liên quan đến CNCBCP sẽ chịu tác động rất lớn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh này tập trung những vấn đề chính như: cạnh tranh về giá bán, sản
phẩm, thị trường, nguyên liệu đầu vào...vì vậy đòi hỏi DN phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nhiều sản phẩm mới... để tồn tại, hội nhập và phát triển.
Cạnh tranh cũng có thể là cơ hội để DN CBCP khẳng định vị thế, cũng có thể bị đào thải ra khỏi ngành. Thực tiễn cho thấy sự hiện diện của các DN nước ngoài đến đầu tư CBCP ở Việt Nam đã tạo điều kiện trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tạo công ăn việc làm... Tuy nhiên, sự hiện diện của các doanh nghiệp này có thể trở thành mối đe dọa đối với các DN CBCP trong nước thông qua việc thâu tóm các đơn hàng xuất khẩu.
e. Các điều kiện về cầu
Các yếu tố nhóm thị trường có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển công nghiệp CBCP cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm cũng như về tốc độ phát triển. Điều kiện cầu thị trường về cà phê bao gồm các yếu tố cấu thành thị trường, quy mô và sự tăng trưởng của cầu và phương thức xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Tác động lớn nhất của cầu thị trường tới khả năng cạnh tranh của một quốc gia thể hiện trong cầu thị trường nội địa. Đặc trưng này quyết định phương thức tiếp cận, đánh giá và phản ứng của DN trong nước đối với nhu cầu của người tiêu dùng nội địa. Một quốc gia hay một ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao khi cầu thị trường nội địa cung cấp một bức tranh toàn cảnh, rõ ràng tạo định hướng xác định nhu cầu thế giới hoặc khi cầu nội địa đòi hỏi liên tục đổi mới cải tiến mẫu mã và công nghệ [110].
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của cầu: Quy mô cầu thị trường lớn cho phép DN khai thác lợi thế theo quy mô đồng thời khuyến khích kính doanh đầu tư vào thiết bị, cải tiến công nghệ và năng suất lao động. Đầu tư này sẽ xây dựng nền tảng cho DN khi mở rộng ra thị trường quốc tế. Quy mô thị trường nội địa tác động đến lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp khác nhau là khác nhau. Quy mô thị trường nội địa có vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp đòi hỏi đầu tư lớn về nghiên cứu và phát triển, quy mô sản xuất lớn, công nghệ cao. Tuy nhiên yếu tố quy mô thị trường chỉ tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho địa phương khi thị trường thế giới cũng có nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ đó. Một yếu tố khác là số lượng người
mua độc lập. Số lượng người mua độc lập lớn và phong phú sẽ thúc đẩy cải tiến sản phẩm và công nghệ và ngược lại. Tốc độ tăng trưởng của cầu thị trường thúc đẩy các DN đầu tư cao hơn vào nghiên cứu và phát triển, nhanh chóng ứng dụng các phát kiến mới vào sản xuất.
g. Sự hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội
Trong ngành hàng cà phê, sự phát triển vận hành theo kinh tế thị trường chịu sự chi phối và tác động của bàn tay vô hình như: luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... đồng thời còn chịu sự tác động của bàn tay hữu hình đó là Chính phủ. Chính phủ hay chính quyền địa phương được xem là “bà đỡ” tạo ra cơ chế, chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ và đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Chính phủ tổ chức, quản lý hoạt động khuyến công, hoạt động giám sát, hoạt động đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cà phê, tổ chức và quản lý thị trường tiêu thụ cà phê [106], [138].
Chính phủ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tất cả các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNCB cà phê. Chính phủ là nhà sản xuất, là người tiêu dùng, nhà đầu tư và cũng là nhà tín dụng lớn. Vì vậy Chính phủ cần thực hiện các chức năng như định hướng, tạo điều kiện, môi trường, điều tiết và kiểm tra mọi yếu tố ảnh hưởng đến ngành CNCB cà phê [146].
Sự hỗ trợ của các hiệp hội cà phê là yếu tố cần thiết góp phần nâng tầm vị thế của ngành hàng cà phê, bảo vệ quyền lợi của hội viên, tổ chức các hoạt động kỹ thuật, chế biến, thương mại, xây dựng mối quan hệ liên kết kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của toàn ngành [176], [212].