Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 114 - 123)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk

3.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá

Độ tin cậy của thang đo được giá qua hệ số Cronbach's Alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 của 231 doanh nghiệp được điều tra khảo sát. Các biến (items) không phù hợp sẽ bị loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi hệ số Cronbach's Alpha đạt yêu cầu, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Kết quả Cronbach's Alpha và hệ số tương quan biến tổng của các biến độc lập (Phụ lục 20) và kết quả Cronbach's Alpha và hệ số tương quan biến tổng của biến phụ thuộc (Phụ lục 21).

Dựa trên kết quả của dữ liệu sau khi thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo các biến độc lập có 17/51 biến bị loại và 2/5 biến phụ thuộc bị loại. Tổng số biến còn lại có ảnh hưởng đến phát triển CNCBCP là 37 biến (34 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc) đảm bảo độ tin cậy để đưa vào phân tích, cụ thể như sau:

- Nhân tố cơ sở chế biến được đo lường bởi các biến (CSCB1, CSCB2, CSCB3, CSCB5) có Cronbach's Alpha 0.790.

- Nhân tố nguyên liệu chế biến được đo lường bởi các biến (DKNL1, DKNL2, DKNL3) có Cronbach's Alpha 0.638.

- Nhân tố quy mô vốn được đo lường bởi các biến (DKVO1, DKVO2, DKVO3, DKVO4) có Cronbach's Alpha 0.816.

- Nhân tố lao động được đo lường bởi các biến (DKLD1, DKLD3, DKLD4) có Cronbach's Alpha 0.814.

- Nhân tố thiết bị công nghệ được đo lường bởi các biến (DKCN1, DKCN2, DKCN3) có Cronbach's Alpha 0.854.

- Nhân tố dịch vụ hỗ trợ được đo lường bởi các biến (HDHT1, HDHT2, HDHT3, HDHT5, HDHT7) có Cronbach's Alpha 0.880.

- Nhân tố cầu thị trường được đo lường bởi các biến (TTTH2, TTTH3, TTTH5) có Cronbach's Alpha 0.773.

- Nhân tố cạnh tranh của ngành CNCBCP được đo lường bởi các biến (CTCN1, CTCN2, CTCN3, CTCN4) có Cronbach's Alpha 0.839.

- Nhân tố hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội được đo lường bởi các biến (HTCH2, HTCH3, HTCH4, HTCH6, HTCH8, HTCH9) có Cronbach's Alpha 0.858.

- Nhân tố sự phát triển của CNCBCP được đo lường bởi các biến (TCDN1, TCDN2, TCDN3) có Cronbach's Alpha 0.777.

b. Phân tích nhân tố khám phá

Từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha tại mục 3.2.1, có thể thấy rằng dữ liệu đảm bảo độ tin cậy cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm đưa ra các nhân tố từ dữ liệu của các thang đo khảo sát. Các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNCBCP tỉnh Đắk Lắk được đánh giá thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá.

Trong phân tích EFA các biến có trọng số nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal component với phép quay Vrimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% .

* Phân tích các biến độc lập

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày tại bảng 3.14 và bảng 3.15 cho thấy có 9 nhân tố được trích tại Eigenvalue là 1.106, phương sai trích được 68.978% > 50%. Với hệ số KMO là

0.760 > 0.5 và kiểm định Bartlett't có ý nghĩa thống kê (sig = 0.000 < 0.05), nên có thể khẳng định dữ liệu là phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố (Phụ lục 22).

Bảng 3.14: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các biến độc lập Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .760 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 4.479E3

df 595

Sig. .000

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả

Bảng 3.15: Kết quả đánh giá độ tin cậy, phân tích EFA thang đo các biến độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7 8 9

HDHT7 .943

HDHT1 .812

HDHT3 .798

HDHT5 .789

HDHT2 .778

HTCH6 .828

HTCH8 .779

HTCH9 .767

HTCH2 .640

HTCH3 .639

HTCH4 .528

CTCN3 .826

CTCN2 .791

CTCN1 .764

CTCN4 .758

DKVO1 .835

DKVO2 .811

DKVO4 .783

DKVO3 .763

CSCB2 .865

CSCB1 .857

CSCB5 .617

CSCB3 .613

DKCN1 .786

DKCN2 .784

DKCN3 .763

TTTH2 .841

TTTH3 .792

TTTH5 .765

DKLD1 .781

DKLD4 .772

DKLD3 .740

DKNL2 .749

DKNL1 .694

DKNL3 .551

Eigenvalue 6.275 4.390 3.579 2.672 1.969 1.709 1.429 1.130 1.016

% of Variance 17.930 12.543 10.227 7.633 5.624 4.882 4.084 3.153 2.903 Cumulative % of

Variance 17.930 30.472 40.699 48.332 53.956 58.839 62.922 66.075 68.978 Cronbach's alpha .880 .858 .839 .816 .790 .854 .773 .814 .638 Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả

* Phân tích biến phụ thuộc

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc được trình bày tại bảng 316 và bảng 3.17 cho thấy có 1 nhân tố được trích tại Eigenvalue là 2.080, phương sai trích được 69.330% > 50%. Với hệ số KMO là 0.659 (lớn hơn 0.5) và kiểm định Bartlett't có ý nghĩa thống kê (sig = 0.000 < 0.05), nên có thể khẳng định dữ liệu là phù hợp để đưa vào mô hình phân tích (Phụ lục 23).

Bảng 3.16: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các biến phụ thuộc Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .659 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 203.040

df 3

Sig. .000

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả

Bảng 3.17: Kết quả đánh giá độ tin cậy, phân tích EFA thang đo biến phụ thuộc

Biến quan sát Nhân tố

TCDN1 .887

TCDN2 .813

TCDN3 .795

Eigenvalue 2.080

% of Variance 69.330

Cumulative % of Variance 69.330

Cronbach's alpha .777

Nguồn: Xử lý dữ liệu của tác giả

Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha và EFA khẳng định các nhân tố được thiết lập có ảnh hưởng đến phát triển CNCBCP, luận án tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của những nhân tố này đối với CNCBCP ở Đắk Lắk.

3.2.2. Nhân tố thuộc về cơ sở chế biến cà phê a. Năng lực của chủ thể chế biến

Năng lực doanh nghiệp chế biến bao gồm năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và phát triển (nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực...). Năng lực của các doanh nghiệp chế biến cà phê được coi là yếu tố trung tâm để tạo lập và dẫn dắt cho toàn ngành cà phê của tỉnh. Theo kết quả đánh giá về năng lực các DN chế biến cà phê (Biểu đồ 3.7) cho thấy mức điểm chỉ đạt mức từ 58 đến 70 điểm so với mức 100 điểm là số điểm tối đa theo kỳ vọng của các DN. Tuy nhiên, so với năng lực của các doanh nghiệp nước ngoài, có thể thấy rõ điểm yếu của các doanh

nghiệp trong tỉnh, đặc biệt về năng lực nghiên cứu phát triển, cơ sở vật chất, nhân lực và khả năng tài chính đều dưới 70 điểm. Các yếu tố này luôn được các doanh nghiệp đánh giá cao và đều ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNCB cà phê của tỉnh.

68

64

62 70 58

0 20 40 60 80 100

1. Tài chính

2. Nhân lực

3. Công nghệ 4. Cơ sở vật chất

5. Nghiên cứu và phát triển

Điểm tối đa Điểm trung bình

Ghi chú: thang điểm tối đa là 100 điểm

Biểu đồ 3.7: Năng lực của các doanh nghiệp chế biến cà phê Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp, năm 2014

Dựa trên kết quả khảo sát DN cho thấy người đứng đầu DN trên địa bàn có trình độ từ cao đẳng, ĐH trở lên chiếm 76%, đã qua đào tạo hệ trung cấp 16% và có 8% chưa qua lớp đào tạo nào. Lãnh đạo các DN chưa qua đào tạo hoàn toàn là chủ DN tư nhân, là những người có vốn có sự hiểu biết về kinh doanh cà phê. Đối với các DN có vốn nhà nước trên địa bàn có 100% Giám đốc đều tốt nghiệp trình độ đại học đúng theo tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng trong đó có hơn 50% tốt nghiệp đại học không phải là hệ chính quy. Như vậy chất lượng đội ngũ làm quản lý ở các DN CBCP trên địa bàn cần phải tiếp tục nghiên cứu quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo hoàn thiện để đảm bảo về số lượng và chất lượng.

8%

16%

72%

4%

Chưa qua đào tạo % Trung cấp % Đại học, cao đẳng % Trên đại học %

Biểu đồ 3.8: Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp, năm 2014

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến được mô tả qua bảng 3.18, cho thấy kết quả kinh doanh những năm gần đây không cao, mức lợi nhuận cao nhất năm 2013 là hơn 31 tỷ đồng, mức thấp nhất là -76 triệu đồng, lợi nhuận bình quân của một doanh nghiệp là 1,15 tỷ đồng, khả năng tích lũy và đầu tư ở mức trung bình. Vốn để phục vụ cho sản suất kinh doanh chủ yếu là vốn vay, tỷ lệ vốn vay bình quân cao hơn vốn tự có của doanh nghiệp (57%), trong số 231 doanh nghiệp được khảo sát không có doanh nghiệp nào là không đi vay, điều này cho thấy năng lực tài chính thấp, nhu cầu vốn ngày càng cao.

Bảng 3.18: Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Nội dung Đơn vị tính Bình quân 1

Doanh nghiệp

Mức cao nhất

Mức thấp nhất Nguồn vốn kinh doanh Triệu đồng 24.000 650.000 2.500

Tỷ lệ vốn vay/Nguồn vốn % 57 82 36

Doanh số bán hàng Triệu đồng 89.700 4.436.250 12.970

Lợi nhuận Triệu đồng 1.150 31.120 (76)

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp, 2014

Bên cạnh các doanh nghiệp tham gia chế biến cà phê còn có các hộ gia đình, chủ thể này chế biến được 80% sản lượng cà phê nhân của tỉnh. Họ tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến cà phê, họ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào lĩnh vực chế biến như: thu hái, phơi xấy, sát vỏ, phân loại, làm sạch... cà

phê và quyết định khác như đầu tư mua sắm thiết bị, đi vay, thời điểm tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các hộ đều phải thuê mướn thêm lao động ở bên ngoài, đặc biệt là các hộ có quy mô sản xuất lớn.

Bình quân mỗi hộ sản xuất cà phê có từ 2 đến 4 lao động. Qua biểu đồ 3.9, kết quả cho thấy ở hộ nông dân có 2% số lao động nông nghiệp là không biết chữ (chủ hộ đều là người đồng bào dân tộc thiểu số), có 61% đã học qua THCS. Về trình độ chuyên môn, 89% số lao động chưa qua bất kỳ lớp đào tạo nào, mới có 11% số lao động tham gia khóa đào tạo nghề nông ngắn hạn hoặc trung cấp nghề. Trình độ lao động hạn chế là yếu tố cản trở khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, kỹ năng sản xuất, nguồn thông tin kiến thức thị trường và gặp khó khăn nhất định trong lựa chọn phương án SXKD.

Biểu đồ 3.9: Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ, năm 2014

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, chế biến cà phê được thể hiện ở (Phụ lục 24), cho thấy bình quân mỗi hộ sản xuất trong một vụ cần lượng vốn lớn để đầu tư cho sản xuất cà phê ở mức 55 triệu đồng, nhưng mức độ vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất chỉ đạt 67%. Vốn được dùng chủ yếu là để trang trải các khoản đầu tư sản xuất như: mua phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu tưới, thuê nhân công. Đối với các loại thiết bị phục vụ cho phơi sấy như: sân phơi, bạt, bao tải, kho bảo quản, máy sát... được các hộ trang bị định kỳ, khi nào hỏng mới mua mới để chế biến. Mức độ trang bị này ở các hộ cũng khác nhau, những hộ có quy mô sản xuất trên 2ha thường trang bị đồng bộ và đầy đủ hơn những hộ có diện tích nhỏ. Mức độ đáp ứng

2%

61%

34%

3%

Không đi học % THCS % THPT % Trên cấp 3 %

trang thiết bị cho chế biến đạt 74%, cho thấy nhu cầu rất lớn của hộ về vốn để có thể đầu tư cải thiện điều kiện chế biến như hiện nay.

b. Quản lý chế biến

Trong chế biến cà phê nhân cần khoảng 4,5 kg cà phê quả tươi sẽ cho ra một kg cà phê nhân. Việc lựa chọn phương pháp nào để chế biến phụ thuộc nhiều nhân tố như: Năng lực tài chính, quy mô chế biến của chủ thể, khả năng vận hành dây chuyền công nghệ, yêu cầu sản phẩm đầu ra của thị trường... trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay chế biến cà phê nhân áp dụng hai phương pháp chế biến là chế biến khô và chế biến ướt. Theo số liệu về quản lý chế biến sản phẩm cà phê được mô tả ở bảng 3.19 cho thấy các doanh nghiệp có tỷ lệ chế biến ướt là 34%, hộ gia đình hoàn toàn chế biến khô. Việc chế biến khô đòi hỏi hệ thống sân phơi đảm bảo, thời tiết thuận lợi thì chất lượng cà phê quả mới đảm bảo tốt, không bị mốc, đen, vỡ.

Bảng 3.19: Quản lý chế biến sản phẩm cà phê nhân (% số mẫu điều tra)

Chỉ tiêu nghiên cứu Biến điều tra Loại hình tổ chức sản xuất Hộ gia đình Doanh nghiệp

Phương pháp chế biến Chế biến khô 100,0 67,0

Chế biến ướt 0,0 34,0

Phơi sấy sản phẩm Phơi 86 62,0

Sấy 4,0 0,0

Cả hai cách 10,0 38,0

Dạng phơi/

sấy sản phẩm

Cả quả 78,0 62,0

Xát dập quả 22,0 0,0

Cà phê thóc 0,0 38,0

Sân phơi

Sân gạch/xi măng 50,0 87,0

Sân đất 23,0 0,0

Sân có lớp lót 20,0 13,0

Nhiều cách 7,0 0,0

Lưu sản phẩm sau khi thu hái

Lưu< 1 ngày 44,0 65,0

Lưu>1-3 ngày 30,0 27,0

Lưu > 3 ngày 26,0 8,0

Hình thức lưu sản phẩm

Để trong bao 70,0 35,0

Đổ thành đống 18,0 54,0

Cả hai cách 12,0 11,0

Nguồn: Tập hợp và xử lý từ số liệu điều tra của tác giả, năm 2014

- Sân phơi: có 100% doanh nghiệp thực hiện phơi cà phê trên sân xi măng, gạch hoặc sân có lớp lót với điều kiện thoát nước tốt, trong khi đó hơn 20% hộ sản xuất phơi sân đất, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê. Ngoài ra, cà phê phơi trên sân đất rất dễ nhiễm nấm mốc và chất lượng nước uống không tốt.

Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là mặc dù đa số các hộ sử dụng sân xi măng, sân gạch để phơi cà phê, song diện tích nhỏ, không tương ứng với diện tích cà phê và sản lượng thu hoạch, vì vậy phải phơi dày, thời gian phơi lâu, gặp mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân.

- Lưu sản phẩm quả tươi và hình thức lưu sản phẩm khi thu hoạch đều tồn tại trong sản xuất. Tuy nhiên xét thời gian lưu quả tươi thì doanh nghiệp có thời gian lưu quả trong vòng 1 ngày là chủ yếu, tối đa là 3 ngày là đưa vào chế biến. Trong khi đó hộ gia đình vẫn có thời gian lưu sản phẩm lâu hơn > 3 ngày (chiếm tỷ lệ trên 25%). Với việc lưu quả cà phê quá 3 ngày thì chất lượng cà phê nhân sau sơ chế cũng bị giảm rõ rệt, đặc biệt là thời gian lưu > 6 ngày. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thanh Tiệm cho thấy: Với điều kiện thu hái của nông dân hiện nay, nếu cà phê được phơi ngay thì tổng số lỗi theo TCVN 4193 - 2005 là 47,2 lỗi; lưu 3 ngày sau đó phơi sấy thì tổng số lỗi là 69,6 lỗi (tăng 47,5%); lưu trên 6 - 9 ngày thì tổng số lỗi bình quân là 216,9 lỗi (tăng so với chế biến ngay là 360,0 %) [58].

Về hình thức lưu sản phẩm chủ yếu đều lưu ở dạng đống và để trong bao.

Theo khuyến cáo của nhiều tài liệu trong nước thì sản phẩm cà phê quả tươi hái về không để lâu quá 24 giờ, vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê do các nguy cơ về nấm mốc, độc tố và giảm hương vị cà phê. Hình thức lưu sản phẩm để trong bao hay đổ thành đống đều ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, nhưng nhìn chung đổ thành đống lớn làm tăng nhiệt độ đống ủ và gây nên hiện tượng mốc nhanh hơn.

Tóm lại, năng lực của các tổ chức kinh tế tham gia chế biến cà phê, bao gồm cả năng lực tài chính, nhân lực và trình độ tổ chức sản xuất còn rất hạn chế. Điều này đã và đang tạo ra những rào cản lớn đối với việc phát triển công nghiệp chế biến cà phê của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)