Nội dung phát triển công nghiệp chế biến cà phê

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ

1.3. Nội dung phát triển công nghiệp chế biến cà phê

1.3.2. Nội dung phát triển công nghiệp chế biến cà phê

Sự tăng trưởng quy mô của ngành CNCBCP là sự gia tăng giá trị (sản lượng) cà phê trong một thời kỳ nhất định, là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ do toàn hoạt động tạo ra. Tốc độ tăng trưởng quy mô của ngành là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mặt lượng, phản ánh sự gia tăng về quy mô ngành của năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau của ngành CNCBCP.

Mô hình kết hợp

Nội dung phát triển công nghiệp chế biến cà phê

Phát triển theo chiều rộng Phát triển theo chiều sâu

- Gia tăng số lượng DN chế biến - Gia tăng số lượng lao động - Gia tăng quy mô vốn

- Gia tăng sử dụng nguyên liệu đầu vào

- Gia tăng thị trường tiêu thụ

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất - Nâng cao chất lượng SP - Nâng cao hiệu quả kinh tế - Tăng giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê

- Nâng cao hiệu quả xã hội - Bảo vệ môi trường

Tăng trưởng

quy

Bảo vệ môi trường Nâng

cao hiệu quả xã

hội Chuyển

dịch cấu

Nâng cao hiệu

quả kinh

tế

Chất lượng tăng trưởng của CNCBCP thể hiện ở một số tiêu chí chính sau [86], [163], [138].

+ Tốc độ tăng trưởng ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài của CNCBCP.

+ Tăng trưởng theo chiều sâu của ngành CNCBCP được thể hiện ở sự đóng góp của tổng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) cao và không ngừng gia tăng.

+ Phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành gắn với phát triển môi trường bền vững trong CNCBCP.

+ Đóng góp một cách trực tiếp vào cải thiện bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối công bằng những thành quả của phát triển và xóa đói giảm nghèo.

b. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong chế biến cà phê

Cơ cấu sản xuất ngành CNCBCP là tổng thể các lĩnh vực, các biện pháp trong CBCP với vai trò, vị trí của các thành phần hợp thành theo tỷ lệ tương ứng ổn định trong một thời kỳ nhất định [125], [126]. Thay đổi cơ cấu sản xuất trong CBCP là sự chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ lệ hợp thành các lĩnh vực chế biến, sản phẩm, các phương thức chế biến theo hướng hợp lý nhằm tận dụng tốt tiềm năng và ổn định, nâng cao thu nhập cho người sản xuất cà phê.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong CNCBCP được thực hiện theo hướng sau:

- Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ sản xuất, CBCP nhân xô sang các sản phẩm chế biến tinh sâu, nâng cao giá trị gia tăng từ mỗi một đơn vị được chế biến.

Gia tăng hàm lượng khoa học, công nghệ của sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chuyển dịch phương thức CBCP nhân xô từ công nghiệp chế biến xát khô sang công nghiệp chế biến ướt, hình thành đa dạng các hình thức chế biến tinh đối với sản phẩm cà phê tiêu dùng.

- Chuyển dịch từ tổ chức sản xuất, chế biến quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn.

c. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong chế biến cà phê

Hiệu quả kinh tế là điều kiện cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chế biến cà phê. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ

và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất [110], [120], [159].

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp CBCP ta cần phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian lẫn thời gian. Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng chu kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Mặt khác hiệu quả kinh tế chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khi các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cà phê đều đạt và thỏa mãn về lợi ích kính tế, cùng nhau hợp tác và chia sẽ lợi nhuận trong chuỗi.

d. Nâng cao hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội cần đạt được trong phát triển CNCBCP thể hiện sự đóng góp của ngành vào thực hiện các mục tiêu xã hội như: Giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cộng đồng, cải thiện đời sống nông thôn, ổn định trật tự xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng [106], [177]. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến mục đích chung là phát triển cộng đồng, không vì lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển xã hội, ổn định an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái [108], [208], [209].

e. Bảo vệ môi trường

Nguyên lý cơ bản của phát triển là hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trường [193], [216]. Trong CNCBCP phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, điểm mấu chốt của vấn đề bảo vệ môi trường trong công nghiệp chính là quá trình sản xuất và chế biến, bởi sản xuất và chế biến cà phê là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trường và xã hội [159], [189]. Hoạt động chế biến cà phê không tránh khỏi tiêu hao tài nguyên như Điện, nước, năng lượng, nguyên vật liệu... Song, quá trình sản xuất thế nào để phát thải ít nhất, tiết kiệm nhất để tài nguyên tái tạo có thể tái tạo được và giảm thiểu mất mát các tài nguyên không tái tạo. Quá trình sản xuất, chế biến cà phê sạch, hiệu quả chính là cách tốt nhất, đảm bảo cả ba lợi ích: kinh tế, xã hội, môi trường không những cho thế hệ hiện tại, mà còn cho cả thế hệ mai sau. Để phát triển bền vững, doanh nghiệp chế biến cà phê

cần phải sở hữu một quá trình sản xuất sạch, hiệu quả dựa trên công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với năng lực và khả năng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)