Tăng trưởng quy mô của ngành công nghiệp chế biến cà phê

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 90)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk

3.1.1. Tăng trưởng quy mô của ngành công nghiệp chế biến cà phê

a. Số lượng doanh nghiệp tham gia chế biến cà phê

Hoạt động sản xuất cà phê luôn gắn liền với hoạt động chế biến cà phê, cà phê được sản xuất bởi do các hộ và DN thực hiện. Hộ sản xuất chủ yếu chế biến từ cà phê quả tươi thành cà phê nhân do gia đình làm ra. Doanh nghiệp tham gia chế biến cho tất cả các loại sản phẩm cà phê như: cà phê nhân, cà phê bột, cà phê hòa tan.

Bảng 3.1: Số lượng các doanh nghiệp tham gia chế biến cà phê

Địa bàn Năm Tăng

BQ (%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thành phố Buôn Ma Thuột 32 35 43 41 58 61 14,40

Huyện Cư M'Gar 35 36 46 44 59 59 11,60

Huyện Ea H'Leo 15 15 18 17 22 23 9,60

Huyện Krông Ana 19 21 24 22 28 28 8,50

Huyện Krông Búk 32 32 38 33 41 41 5,56

Huyện Krông Năng 20 20 23 22 27 27 6,64

Địa bàn khác 23 29 38 32 43 41 14,14

Tổng DN CNCB cà phê 176 188 230 211 278 280 10,65 Nguồn: [14],[15],[16],[17]

Qua kết quả bảng 3.1, tính đến tháng 12/2013 trên địa bàn tỉnh có 280 doanh nghiệp CBCP các loại đang hoạt động, tăng 104 DN so với năm 2008, tốc độ tăng bình quân qua 5 năm là 10,65%, tuy nhiên năm 2011 số lượng các DN chế biến cà phê giảm 19 DN so với năm 2010, nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, lãi vay ngân hàng cao, nợ thuế, nợ các hợp đồng mua bán cà phê... các DN trên đã giải thể, phá sản hoặc chạy nợ. Các DN được phân bố trên toàn tỉnh và gắn liền với các

huyện có vùng trồng cà phê chủ yếu của tỉnh, tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột (60 doanh nghiệp), huyện Cư M’Gar, Krông buk, krông Păk, Chư Kuin.

Doanh nghiệp hoạt động theo quy mô lao động được thể hiện qua bảng 3.2, cho thấy tỷ lệ DN có dưới 10 lao động chiếm từ 20-22%, DN có quy mô lao động từ 11 đến 50 lao động chiếm từ 37% đến 44%, số DN có lao động từ 51 đến 100 lao động chỉ dao động ở mức dưới 31%. Như vậy quy mô DN theo lao động trung bình chủ yếu dưới 100 lao động, đây là những DN nhỏ và vừa, khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường lớn hạn chế, hoạt động chế biến của những DN này được chia thành hai nhóm chính: nhóm DN tham gia sơ chế cà phê nhân để bán cho các DN xuất khẩu hoặc chế biến sâu và nhóm các DN chế biến cà phê bột, cà phê rang để cung cấp cho thị trường nội địa là chủ yếu.

Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp theo quy mô lao động trong chế biến cà phê

Năm Tổng số DN

Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động (%) Dưới 10

Từ 11-50

Từ 51- 100 LĐ

Từ 101- 150 LĐ

Trên 150 LĐ

2008 176 20.45 44.50 27.8 4.55 3.70

2009 188 20.74 41.04 28.2 5.85 4.13

2010 230 19.13 43.04 28.3 4.78 4.74

2011 211 21.70 37.50 29.8 6.64 4.37

2012 278 21.58 39.87 28.7 5.04 4.80

2013 280 22.57 37.53 30.0 5.36 4.54

Nguồn: [14],[15],[16],[17]

Số lượng các DN có quy mô lao động từ 100 đến hơn 150 lao động có tăng theo quy mô số lượng DN tăng hàng năm nhưng tỷ trọng chỉ trên dưới 10% so với tổng số DN đang hoạt động, có thể thấy sự hạn chế nhất định của các nhà đầu tư khi đến với Đắk Lắk để đầu tư DN mới với quy mô lớn, mà chủ yếu là đầu tư mở rộng để tăng công suất thiết bị hiện có ở các DN như Trung Nguyên, An Thái...

Thống kê số lượng DN theo hình thức sở hữu và quy mô vốn (bảng 3.3) trên địa bàn tỉnh có 27 DN nhà nước, trong đó Trung ương quản lý 19 DN và địa phương là 8 DN, đây là những DN tham gia sản xuất, CBCP nhân chủ lực trên địa bàn, có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng, có thời gian tham gia trong ngành cà phê trên

30 năm. Các đơn vị này có diện tích sân phơi cà phê quả tươi (khoảng 10.000 m2 sân phơi/DN), kho chứa nguyên liệu và kho chứa sản phẩm đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phơi, bảo quản sản phẩm trong mọi điều kiện thời tiết.

Bảng 3.3: Doanh nghiệp chế biến cà phê theo hình thức sở hữu và quy mô vốn

Loại doanh nghiệp

Cơ cấu DN theo quy mô vốn Dưới 1

tỷ

Từ 1- dưới 10 tỷ

Trên

10 tỷ Tổng

1.Doanh nghiệp nhà nước - - 27 27

- Doanh nghiệp TƯ quản lý - - 19 19

- Doanh nghiệp do tỉnh quản lý - - 8 8

2. Danh nghiệp ngoài nhà nước 137 89 23 249

3. Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài - - 4 4

4. Tổng các doanh nghiệp CBCP 137 89 54 280

5. Số DN đang hoạt động của tỉnh 461 1.668 624 2.753

6. Tỷ lệ DN CBCP/Tổng DN của tỉnh(%) 29,7 5,3 6,8 10,1 7. Tỷ lệ loại DN CBCP/ Tổng DNCBCP (%) 48,9 31,8 19,3 100

Nguồn: [14],[15],[16],[17]

Nổi bật trong hoạt động thu mua, sơ chế cà phê là các DN nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ trên 80% tương ứng 226 DN đang hoạt động, những DN này có năng lực tài chính yếu, tổ chức sản suất kinh doanh manh mún và còn nhiều bất cập, chính vì vậy khả năng trang bị đầu tư trang thiết bị còn hạn chế. Số lượng các DN có quy mô vốn lớn tham gia vào lĩnh vực chế biến cà phê là các DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài (có 54 DN), đây là những đơn vị có tham gia ở nhiều khâu trong ngành cà phê: sản xuất, CBCP nhân, cà phê bột, cà phê hòa tan... Tỷ lệ số lượng các DN tham gia trong hoạt động CBCP so với DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh chiếm 10,1% (280/2.753 DN), điều này cho thấy số lượng các DN chế biến cà phê tăng hàng năm nhưng sức hút đầu tư không cao, sự bấp bênh thiếu tính ổn định của các doanh nghiệp vẫn còn tái diễn.

Tóm lại, sự phát triển số lượng DN chế biến cà phê có sự tăng trưởng đáng kể qua 5 năm, điều đó chứng tỏ sự thu hút các DN thuộc các thành phần kinh tế đầu tư đã tạo nên chuyển biến và diện mạo mới cho CNCBCP của tỉnh. Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành cà phê, thiếu sự ổn định có năm giảm có năm tăng số lượng DN.

b. Sản lượng và giá trị của công nghiệp chế biến cà phê

Công nghiệp chế biến ở Đắk Lắk tập trung chế biến hai nhóm sản phẩm là cà phê nhân xô và cà phê chế biến tinh (cà phê bột và cà phê hòa tan).

Sản lượng cà phê nhân do các DN sản xuất chỉ chiếm khoảng 20% sản lượng cà phê toàn tỉnh, còn 80% sản lượng cà phê sản xuất quy mô hộ. Hầu hết các hộ trồng cà phê đều xây dựng sân phơi, nhiều hộ có láng sân xi măng để phơi cà phê.

Tuy nhiên phần lớn các hộ có diện tích sân phơi hẹp, nhỏ, không tương ứng với diện tích và sản lượng cà phê hiện có, sân xi măng chiếm khoảng trên 70%, nên khi thu hoạch đồng loạt, cà phê quả thường phơi quá dày hoặc phải ủ đống để phơi dần, nhiều hộ trải bạt phơi trên sân đất hoặc phơi ở đường, ảnh hưởng chất lượng cà phê.

Hầu hết các hộ sản xuất xây dựng kho chứa chỉ nhằm tránh trộm cắp, tránh mưa nắng mà chưa quan tâm về quy cách, tiêu chuẩn, xử lý mối mọt để giữ cho cà phê luôn ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, không bị lẫn tạp chất.

Bảng 3.4: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê nhân của Đắk Lắk Năm Sản lƣợng

(tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Tỉnh Đắk Lắk Cả nước So với cả nước (%)

2009 380.373 530.205 1.730.602 30,6

2010 399.098 502.365 1.815.361 27,6

2011 487.748 650.098 2.470.073 26,3

2012 412.182 721.750 3.394.435 21,2

2013 427.968 594.354 2.488.282 23,9

Nguồn: [14],[15],[16],[17]

Qua bảng 3.4, cho thấy sản lượng cà phê của của tỉnh qua 5 năm có xu hướng tăng và đạt ở mức trên 400 ngàn tấn trong 3 năm gần đây. Sản lượng cà phê ở Đắk Lắk chiếm 1/3 so với cả nước nhưng giá trị thì chỉ dao động từ 20-30% do nhiều nguyên nhân: chủ yếu sản phẩm cà phê là Robusta giá thấp thấp hơn Arabica (Lâm Đồng), xuất khẩu chủ yếu là phê nhân xô (90%), chất lượng cà phê thấp.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk, giá trị cà phê xuất khẩu đóng góp trên 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh [73]. Tuy nhiên, do hạn chế trong lĩnh vực công nghệ chế biến nên cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của tỉnh rất đơn điệu, hầu hết chỉ tập trung vào một loại cà phê nhân, loại cà phê có giá trị gia tăng thấp. Một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến cà

phê bột, cà phê hòa tan, cà phê túi lọc xuất khẩu như doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp cổ phần cà phê hòa tan An Thái… Tuy nhiên, số lượng sản phẩm xuất khẩu rất nhỏ và không ổn định (năm có xuất khẩu, năm không). Ngoài 2 doanh nghiệp lớn trên, Đắk Lắk còn có 3 doanh nghiệp chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan khác là doanh nghiệp cà phê Nam Nguyên, doanh nghiệp cà phê Mêhycô, Xí nghiệp cà phê Hưng Nguyên và 36 cơ sở chế biến quy mô nhỏ (có đăng ký kinh doanh). Tổng công suất chế biến của các đơn vị là 14.000 tấn/năm cà phê hòa tan và 32.000 tấn/năm cà phê bột, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên ngoài những đơn vị chế biến trên, theo con số ước tính của cơ quan thống kê có khoảng 500 cơ sở và hộ gia đình tham gia chế biến cà phê bột (không có đăng ký kinh doanh), số lượng khoảng 1.000 tấn/năm để cung cấp cho các quán cà phê, tiêu dùng hộ gia đình, làm quà biếu... chất lượng cà phê khó đảm bảo chất lượng.

Theo khảo sát về hoạt động chế biến rang xay cà phê bột ở các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột cho thấy việc lạm dụng các loại tạp chất và chất phụ gia trong cà phê rất phổ biến nhằm gia tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí chế biến, tăng lợi nhuận và dành các mối để cung cấp đơn hàng. Nhiều hộ rang xay bất chất an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ của người tiêu dùng để độn tẩm bắp, đậu nành, đậu đen, hoá chất tạo mùi vị, tạo hương liệu và thậm chí cả mùn cưa trong cà phê để bán ra thị trường. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có những giải pháp thiết thực để hạn chế những bất cập này và xây dựng một ngành chế biến cà phê sạch hơn, một triết lý đúng nghĩa mà giá trị cà phê mang lại cho cuộc sống.

Trong chiến lược phát triển cà phê ở Đắk Lắk là gia tăng tỷ trọng chế biến sâu các loại sản phẩm cà phê. Tình hình chế biến cà phê được thể hiện qua bảng 3.5 cho thấy các doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị. Qua 5 năm, công suất chế biến cà phê hòa tan tăng từ 3 ngàn tấn lên 14 ngàn tấn/năm, tỷ lệ tăng bình quân của giai đoạn là 46,7%/năm. Công suất chế biến cà phê bột tăng từ 20 ngàn tấn lên lên 32 ngàn tấn, trong đó có hai doanh nghiệp tham gia đáng kể là Trung Nguyên và doanh nghiệp cà phê Ngon (Ấn Độ).

Bảng 3.5: Tình hình chế biến cà phê ở các doanh nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT

Năm Tăng

BQ 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (%) 1. Công suất thiết kế

CNCB cà phê

1.000

tấn 363 363 363 365 454 470 5,7

- CB cà phê hòa tan " 3 3 3 6 14 14 46,7

- CB cà phê bột " 20 20 20 22 30 32 10,6

- CB cà phê nhân xô " 340 340 340 340 410 410 4,2 2. Thực tế chế biến " 257,6 312,5 290,2 271,6 316,8 297,8 3,6 - CB cà phê hòa tan " 1,4 1,6 1,6 0,8 1,72 2,50 24,9 - CB cà phê bột " 11,2 13,9 13,6 14,8 17,1 19,3 11,8 - CB cà phê nhân xô " 245 297 275 256 298 276 3,1 3. Tỷ lệ cà phê chế biến/

công suất thiết kế

%

70,9 86,0 80,0 74,4 69,7 63,3 - - Tỷ lệ chế biến CP hòa tan % 46,7 53,4 53,4 13,4 12,3 17,8 - - Tỷ lệ chế biến CP bột % 56,0 69,5 68,0 67,2 57,0 60,3 - - Tỷ lệ chế biến CP nhân xô % 72,0 87,3 80,8 75,2 72,6 67,3 -

Nguồn: [14],[15],[16],[17] và tính toán của tác giả

Công suất thiết kế chế biến cà phê nhân của các doanh nghiệp đến năm 2013 đạt 470 nghìn tấn sản phẩm/năm, công suất thực tế 276 ngàn tấn/năm, đạt 67,3%.

Có 36 cơ sở chế biến cà phê bột với công suất thiết kế 32.000 tấn/năm, công suất thực tế 19.300 tấn/năm, đạt 60,3%. Có 2 doanh nghiệp tham gia chế biến cà phê hoà tan, tăng về quy mô chế biến nhưng thực tế năm 2013 chỉ đạt 2.500 tấn sản phẩm/năm. Tỷ lệ chế biến trên công suất chiếm 17,8% giảm 28,9% so với năm 2008, điều đó cho thấy những khó khăn nhất định đối với thị trường đầu ra của sản phẩm cà phê chế biến sâu tuy nhu cầu tiêu dùng hằng năm không giảm.

Kết quả khảo sát tại doanh nghiệp về hoạt động chế biến cà phê có nhiều khâu từ phơi sấy đến chế biến sâu được mô tả qua biểu đồ 3.1. Từ kết quả biểu đồ cho thấy khối lượng sản phẩm cà phê được các DN đưa vào tham gia chế biến sâu chỉ chiếm 8,6%, các hoạt động như phơi sấy, phân loại, đánh bóng, đóng bao chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cà phê nhân.

45.7 48.6

37.1 47.1

27.1

45.7

0.0 8.6 20.0 40.0 60.0 80.0

1. Phơi khô

2. Sấy khô

3. Xát vỏ

4. Phân loại

5. Đánh bóng

6. Đóng gói

7. Chế biến sâu

Ttrọng (%)

Biểu đồ 3.1: Các hoạt động chế biến cà phê ở Đắk Lắk Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả, 2014

Đối với Đắk Lắk cà phê là cây trồng mang lại những lợi ích to lớn về KTXH cho cả địa phương, người dân và các DN. Giá trị sản xuất ngành cà phê hàng năm của tỉnh chịu sự ảnh hưởng lớn từ giá cả cà phê trên thị trường thế giới vì có đến 90% sản lượng cà phê nhân của tỉnh là xuất khẩu, qua biểu đồ 3.2 cho thấy năm 2012 giá trị sản xuất cà phê của đạt cao nhất trong 5 năm là 13.792 tỷ đồng và đây là năm giá cà phê xuất khẩu đạt mức giá cao nhất 2.140 USD/tấn.

Giá xuất khẩu cà phê trực tiếp qua các năm

1518 1407

2040 2140 2073

0 500 1000 1500 2000 2500

2009 2010 2011 2012 2013 Năm

USD/tấn

Biểu đồ 3.2: Giá xuất khẩu cà phê của Đắk Lắk từ năm 2009 -2013 Nguồn: [14],[15],[16],[17]

Quy mô giá trị sản xuất CNCBCP Đắk Lắk của 5 năm gần đầy được thể hiện qua bảng 3.6 cho thấy: năm 2008 đạt 225 tỷ đồng, đến 2013 đạt 436 tỷ đồng, tăng 93%, mức tăng bình quân của CNCBCP đạt 14,77%/năm, tăng hơn 6 lần so với

mức tăng bình quân của ngành sản xuất cà phê. Tỷ trọng giá trị công nghiệp chế biến so với giá trị của ngành sản xuất cà phê tăng đều (năm 2008 là 7,76% đã tăng lên 9,32% năm 2013).

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến cà phê của tỉnh Đắk Lắk

Nội dung các chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng BQ/

năm 1. Giá trị SX ngành cà phê Tỷ đồng 9342 10098 9638 12215 13792 12195 2,34 2. Sản lượng chế biến 1000 tấn 257,6 312,5 290,2 271,6 316,8 297,8 3,6 - CB cà phê hòa tan 1000 tấn 1,4 1,6 1,6 0,8 1,72 2,50 24,9 - CB cà phê bột 1000 tấn 11,2 13,9 13,6 14,8 17,1 19,3 11,8 - CB cà phê nhân xô 1000 tấn 245 297 275 256 298 276 3,1 3. Giá trị CNCB cà phê Tỷ đồng 725 769 812 1119 1127 1136 14,77 - CB cà phê (hòa tan và bột) Tỷ đồng 471 507 565 887 862 887 16,8 - CB cà phê nhân xô Tỷ đồng 254 262 247 232 265 249 3,4 4. Tỷ trọng sản lượng CP

CB sâu/ sản lượng CPCB % 5,71 5,55 5,44 6,25 7,65 9,06 - 5. Tỷ trọng giá trị

CNCBCP/ Giá trị SXCP % 7,76 7,62 8,42 9,16 8,17 9,32 - 6. Tỷ trọng giá trị cà phê

CB sâu/ GT cà phê CB % 64,97 65,93 69,58 79,27 76,49 78,08 - 7. Tỷ trọng giá trị CP nhân

xô/ GT cà phê CB % 35,03 34,07 30,42 20,73 23,51 21,92 -

Nguồn: [14],[15],[16],[17] và tính toán của tác giả

Sự đóng góp vào giá trị ngành CNCBCP chủ yếu là do hoạt động chế biến sâu mang lại, giá trị của hoạt động chế biến sâu liên tục tăng qua các năm (từ 471 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 887 tỷ đồng sau 5 năm), giá trị này tăng tương ứng với tỷ lệ cà phê được chế biến sâu từ 5,71% năm 2008 và đạt 9,06% năm 2013. Kết quả này cho thấy các DN đã đầu tư vào lĩnh vực CBCP có chất lượng, cà phê tiêu dùng và coi trọng thị trường tiêu thụ trong nước.

Qua phân tích sự tăng trưởng của CNCBCP ở Đắk Lắk cho thấy sự phát triển của CNCBCP đó là sự gia tăng về số lượng các DN, năng lực chế biến được cải thiện và có công suất cao hơn, sản lượng cà phê được chế biến tinh nhiều hơn, đảm bảo chế biết hết nguyên liệu của địa bàn. Đặt biệt xu hướng đầu tư mở rộng hoạt động chế biến đối với cà phê bột, cà phê hòa tan là su hướng phù hợp với phát triển của ngành. Tuy nhiên cần có sự bức phá hơn nữa trong lĩnh vực chế biến, không

những lớn mạnh về quy mô mà cần tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trên một đơn cà phê được chế biến.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)