Cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến cà phê

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 146 - 150)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk

3.2.9. Cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến cà phê

Khả năng cạnh tranh của cà phê Robusta Đắk Lắk chủ yếu dựa trên 4 yếu tố chính. Thứ nhất là giá lao động rẻ, thứ hai là năng suất cao bằng phương pháp canh tác thâm canh mạnh với việc ứng dụng cao các loại đầu vào như phân bón và nước

tưới. Đắk Lắk có năng suất cà phê bình quân 2,3 tấn/ha, nhiều nơi đạt từ 4 đến 4,5 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân cả nước từ 0,1 đến 0,5 tấn/ha. Chi phí lao động trong cà phê thấp, cùng với năng suất cao đã góp phần làm giá thành trên một đơn vị sản phẩm ở Đắk Lắk thấp. Thứ ba là lợi thế về khoảng cách vận chuyển, từ Đắk Lắk đến các cảng xuất khẩu có chiều dài không quá 500km, chi phí bốc xếp rẻ, thời gian thông quan hàng hoá đã được cải thiện đáng kể. Thứ tư là hệ thống chính sách của nhà nước đối với ngành cà phê thông thoáng, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. So sánh với các nước khác, người trồng cà phê ở Đắk Lắk là người nhận được tỷ lệ mức giá cao nhất nếu so với mức giá xuất khẩu. Mức giá tại hộ năm 2013 chiếm tới 91% so với giá xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước xuất khẩu cà phê khác thấp hơn rất nhiều như Indonesia (83%), Ấn Độ (83%), Uganda (75%). Chính vì 4 yếu tố này nên xuất khẩu cà phê ở Đắk Lắk đã nhanh chóng vươn đến hơn 60 thị trường trên thế giới, chiếm lĩnh được một phần thị trường cà phê Robusta thế giới, đặc biệt là các nước EU. Cà phê Đắk Lắk đã tạo sức ép cạnh tranh với các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới, đặc biệt các nước khu vực Châu Á và Châu Phi.

Tuy nhiên, việc "xác định" hay "lượng hoá" khả năng cạnh tranh của bất kỳ hàng hoá nào cũng gặp phải nhiều khó khăn. Về khía cạnh lý thuyết, khả năng cạnh tranh có thể được xác định thông qua 2 chỉ số quan trọng là giá thành và lợi thế so sánh (DRC). Thông thường, nếu một nước hay một vùng có giá thành và chỉ số DRC thấp thì giá xuất khẩu thấp, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tiễn việc sử dụng 2 chỉ số này như là công cụ để đo lường khả năng cạnh tranh không phải lúc nào cũng là thước đo có độ tin cậy cao vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như một nước có giá thành sản xuất cà phê thấp còn phụ thuộc vào những gì mà người ta tính toán đưa những hạng mục chi phí nào vào trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

Theo số liệu điều tra năm 2014, giá thành cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk là 1.306USD/tấn, trong đó chi phí sản xuất tại nguồn chiếm 91% và có vai trò quan trọng quyết định giá thành sản phẩm. Các yếu tố khác cấu thành nên giá thành

đó là chi phí vận chuyển, chi phí chế biến của doanh nghiệp, chi phí lưu kho, kiểm định, thuế.

Bảng 3.31: Giá thành 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Chi phí SX (giá thành sản xuất) 1000 đ 25.320 91,8

2 Chi phí vận chuyển 1000 đ 620 2,25

3 Chi phí chế biến 1000 đ 880 3,19

4 Chi phí khác 1000 đ 760 2,76

5 Giá thành 1 tấn cà phê nhân 1000 đ/tấn 27.582 100

6 Giá thành 1 tấn cà phê nhân* USD/tấn 1.306 -

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng thời điểm: 1USD = 21.120 VND Nguồn: Số liệu khảo sát nông hộ và doanh nghiệp, 2014

So sánh giá thành 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với Indonesia và Ấn Độ, giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn từ 5 đến 15% cho thấy Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh về giá thành do năng suất cà phê cao.

Theo Nghiên cứu của Đỗ Thị Nga (2012), DRC so với tỷ giá hối đoái mờ (DRC/SER) có giá trị bằng 0,72, nghĩa là Đắk Lắk có lợi thế về mặt kinh tế khi sản xuất và xuất khẩu cà phê (có lợi thế so sánh). So với với cả nước tính chung và Indonesia, DRC/SER của Đắk Lắk là thấp nhất, chứng tỏ Đắk Lắk có lợi thế so sánh tốt hơn. Tuy nhiên, căn cứ quan trọng để xác định rằng Đắk Lắk có thể cạnh tranh một cách thành công trên thị trường thế giới hay không là dựa vào hệ số DRC so với tỷ giá hối đoái chính thức OER. DRC/OER của Đắk Lắk bằng 0,99 lại rất gần giá trị 1. Như vậy, sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế [40].

Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp luôn bị thua thiệt trong cạnh tranh thu mua nguyên liệu.

Các doanh nghiệp còn chấp nhận tìm kiếm các hợp đồng giao sau có kỳ hạn với mức giá thấp và mức giá trừ lùi cao để có hợp đồng vay vốn ngân hàng phục vụ kinh doanh. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài thường có lợi thế về vốn, vì vậy bên cạnh việc đầu tư mạng lưới thu mua đầy đủ, hiện đại khắp các khu vực sản xuất cà phê trọng điểm, họ còn ký nhiều hợp đồng mua cà phê non của hộ nông dân

với mức giá chênh lệch từ 20 đến 30%. Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân gây ra bất lợi đối với khả năng tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo công ty cà phê An Thái cho biết hiện sản phẩm cà phê bột của doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu chứ không cạnh tranh nổi trong thị trường nội địa.

Nguyên nhân là sản phẩm cà phê bột của doanh nghiệp có hàm lượng cà phê khoảng 80% nên giá bán cao hơn, không đắng và sệt so với các loại cà phê mà các quán thường dùng (cà phê độn tẩm các loại phụ gia).

Khảo sát mức độ cạnh tranh trong ngành CNCB cà phê (biểu đồ 3.16) cho thấy có sự cạnh tranh trong ngành CNCB cà phê rất lớn, trước hết là số lượng các doanh nghiệp tham gia chế biến với 100% doanh nghiệp cho rằng đều có ảnh hưởng. Sự xuất hiện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh, quản lý giỏi tạo ra sức ép lớn đối với DN trong nước. Những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm cà phê trong tương lai cũng là những rào cản nhất định cho CNCB cà phê.

100.0%

78.6%

80.0%

70.0%

0.0%

21.4%

20.0%

30.0%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

1. Số lượng các Doanh nghiệp tham gia chế biến cà phê

2. Số lượng các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3. Mức độ tương đồng của sản phẩm trên thị trường

4. Sản phẩm có khả năng thay thế

Ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Biểu đồ 3.16: Mức độ cạnh tranh trong công nghiệp chế biến cà phê Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả, 2014

Tóm lại, trước những thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế ngành CNCB cà phê Đắk Lắk cần phải xác định và có những bước đi thích hợp để phát huy được lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành hàng này.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 146 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)