CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ
1.2. Đặc điểm, vị trí của công nghiệp chế biến cà phê
1.2.2. Vị trí của công nghiệp chế biến cà phê trong nền kinh tế
Cà phê là một trong năm mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới [127], [217]. Theo báo cá o của Nestle (2004) cà phê được mô tả là mặt hàng nông sản quan trọng xếp thứ hai trên thế giới . Thực chất ngân hàng thế giới đã nêu rõ ngành công nghiệp cà phê đạt doanh thu 60 tỷ đô la trên toàn thế giới . Chính điều này là cơ sở làm cho cà phê trở thành loại hàng hoá chỉ đứng thứ hai sau dầu lửa , giúp tạo sinh kế cho trên 25 triệu người [210]. Nhiều nhà xuất khẩu cà phê đến từ các nước đang phát triển , lợi nhuận từ ngành cà phê tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân phối của cải từ các nước có thu nhập trung bình và thu nhập cao đến các nước đang phát triển. Thêm vào đó, xuất khẩu cà phê đóng vai t rò quan trọng trong việc trả lãi nợ nước ngoài [210].
Nhiều nước đang phát triển mở cửa nền kinh tế đối với mậu dịch quốc tế , đầu tư và phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu nhằm đem lại ngoại hối [165]. Trong bối cảnh này cà phê trở thành nguồn ngoại hối đối với nhiều nước đang ph át triển
[98]. Ở một số nước, cà phê có tác động ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của các nước chủ nhà . Tuy nhiên , phạm vi ảnh hưởng phụ thuộc vào độ lớn của ngành công nghiệp cà phê ở các nước đ ó. Ngành công nghiệp nà y càng lớn thì càng tác động mạnh đến ngoại hối . Có thể thấy ở các nước như Ethiopia , Honduras , Nicaragua và Uganda , cà phê đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô ở các nước này [126].
Sức mạnh kinh tế và lợi n huận từ mặt hàng cà phê đã ảnh hưởng đến các nước sản xuất cà phê , tạo sự cạnh tranh lẫn nhau trong việc tăng thương mại xuất khẩu trên thị trường quốc tế [146]. Có thể nhận định CNCBCP có vai trò nhất định trong nền kinh tế nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển và trồng cà phê. Đây là ngành cung cấp thực phẩm đồ uống cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu nhất định cho ngân sách Nhà nước. Ở Việt Nam CNCBCP hiện có tiềm lực phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm phát triển công nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên.
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê đã có một vị trí rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
- Ngành cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp nước ta. Nếu như trước đây Việt Nam được biết đến với sản phẩm là lúa gạo thì ngày nay còn được biết đến với một mặt hàng nữa đó chính là cà phê. Điều này không chỉ giúp cho người dân đa dạng được cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp mà còn đa dạng các mặt hàng xuất khẩu nông sản [5]. Vị trí của ngành cà phê Việt Nam được thể hiện qua bảng 1.1 sau.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội của ngành cà phê Việt Nam năm 2013 Số
TT CHỈ TIÊU ĐVT Số
lượng So với ngành nông nghiệp cả nước 1 Diện tích đất
trồng cà phê
Ngàn ha
584,6 Có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp lâu năm. (cao su 545,6 ngàn ha, chè 114,1 ngàn ha, hồ tiêu 51,1 ngàn ha).
2 Số hộ nông dân trồng cà phê
Ngàn hộ
492,3 Chiếm 5,74% số hộ sản xuất nông nghiệp.
3 Tạo việc làm cho lao động SXKD cà phê
Ngàn Lao động
898,5 Chiếm 3,2% số lao động của ngành nông lâm thủy sản.
4 Sản lượng cà phê Triệu Tấn
1,32 Chiếm 2,67% khối lượng so với sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước (49,3 triệu tấn)
5 Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê
Tỷ USD
2,75 Đạt 20,9% giá trị so với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (13,1 tỷ USD)
6 Thị trường xuất khẩu
Nước 65 Chiếm 67% các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam
Nguồn: [5]
- Đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong ngành nông nghiệp: hoạt động sản xuất cà phê gắn liền với hoạt động chế biến cà phê. Vì thế kéo theo một loạt các dịch vụ của sản xuất nông nghiệp phát triển như: dịch vụ nghiên cứu giống cây trồng, dịch vụ cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón, máy móc thiết bị cho phơi sấy chế biến cà phê, dịch vụ bao gói, tư vấn xuất khẩu.
- Phân bổ lại nguồn lao động trong nông nghiệp: Nông nghiệp nước ta trước đây chủ yếu là lao động phục vụ cho ngành trồng lúa. Đây là lao động mang tính chất thời vụ vì thế có một lượng lao động dư thừa khá lớn trong thời kỳ nông nhàn.
Ngành cà phê phát triển kéo theo một lượng lao động khá lớn phục vụ [62]. Với quy mô diện tích cà phê ngày càng mở rộng thì càng cần một đội ngũ lao động lớn. Điều này tạo cho người dân các vùng miền núi cũng như các vùng đồng bằng duyên hải
Miền trung có việc làm thường xuyên, tạo thêm thu nhập cho họ, hạn chế được các tệ nạn xã hội.
- Hạn chế được các vùng đất bị bỏ hoang: Đặc điểm của cây cà phê là thích hợp với cao nguyên, đồi núi cao, nơi đây chưa được khai thác triệt để. Vì vậy đã hạn chế được các vùng đất bỏ hoang, phủ xanh đất trống đồi trọc [27].
- Ngành cà phê đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm ngành cà phê đem về cho đất nước từ 3 đến 3,2 tỷ USD/năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước [32].
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân [69].