Đánh giá cơ hội, thách thức và điểm mạnh điểm yếu của công nghiệp chế biến cà phê Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 161 - 166)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến cà phê Đắk Lắk

3.3.3. Đánh giá cơ hội, thách thức và điểm mạnh điểm yếu của công nghiệp chế biến cà phê Đắk Lắk

a. Thách thức của cà phê thế giới

Sự thiếu ổn định giá cà phê thế giới là nguyên nhân chính của sự không chắc chắn và dễ hư tổn của nhà sản xuất, chế biến cà phê ở Đắk Lắk. Trong vòng trên 50

năm qua, giá và phê thế giới có những thay đổi lớn, từ dưới 50 US cents/lb đến trên

$3 USD/lb [139] (Biểu đồ 3.19). Trong giai đoạn thị trường tự do những năm 1990, những người trồng cà phê nhỏ lẻ ở Việt Nam trong đó có Đắk Lắk đã phải đối mặt với việc biến động mạnh về giá cà phê. Những thay đổi thường xuyên của giá cà phê làm khó khăn cho người trồng cà phê, là nguyên nhân của đói nghèo.

Biểu đồ 3.19: Giá cà phê thế giới qua các năm Nguồn: [80],[139]

Những thay đổi trong chi phí sản phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng của nhà chế biến để tạo một sản phẩm có thể cạnh tranh được. Chi phí sản xuất đầu vào trong sản xuất bao gồm lao động, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, nhân công, khấu hao, lãi vay... trong chế biến luôn tăng nhưng giá cà phê lại khi xuống khi lên, như vậy đây là thánh thức lớn về mặt kinh tế cho ngành cà phê [138].

Thách thức thứ hai đó là thánh thức về mặt xã hội: Do chi phí sản xuất tăng nhưng giá cà phê lại biến động thất thường nên người dân không thiết tha trồng cà phê mà di chuyển ra các thành phố lớn kiếm cơ hội khác, thánh thức này tác động ngược lại đến bền vững kinh tế của ngành cà phê.

Ngoài các thách thức về mặt kinh tế và xã hội, đó là vấn đề môi trường như giảm diện tích rừng [97], xói mòn đất, ô nhiễm đất, suy kiệt nguồn nước, ô nhiễm môi trường tự nhiên do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và các chất làm sạch trong chế biến cà phê [179].

b. Phân tích SWOT của công nghiệp chế biến cà phê Đắk Lắk

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển công nghiệp chế biến cà phê Đắk Lắk, luận án phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với CNCB cà phê Đắk Lắk.

* Điểm mạnh để phát triển CNCB cà phê

- Có lợi thế về điều kiện tự nhiên, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào, tại chỗ, tập trung và có nguồn gốc chất lượng ổn định.

- Cà phê Robusta Đắk Lắk luôn dẫn đầu về sản lượng của cả nước do đó có vai trò quan trọng đảm bảo cung cà phê và tạo ra lợi thế lớn về quy mô.

- Có hệ thống các doanh nghiệp, cơ sở tham gia chế biến đa dạng từ quy mô hộ gia đình đến doanh nghiệp. Chế biến từ cà phê nhân xô đến cà phê bột và cà phê hoà tan.

* Điểm yếu làm hạn chế sự phát triển của CNCB cà phê

- Chất lượng cà phê nguyên liệu còn thấp do kỹ thuật thu hái (quả xanh cao), bảo quản, chế biến còn lạc hậu (chế biến hộ nông dân), khối lượng nguyên liệu cung ứng còn phân tán theo các hộ nông dân.

- Số lượng doanh nghiệp tham gia chế biến chưa đủ mạnh, thiếu vốn, yếu công nghệ, hiệu quả chưa cao. Nhà máy chế biến quy mô lớn còn ít, tồn tại nhiều cơ sở tái chế cà phê nhân xô quy mô nhỏ. Thời gian hoạt động của máy móc thiết bị ngắn.

- Thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cà phê (nông dân, đại lý thu mua, doanh nghiệp), thị trường thu mua bị thả lỏng.

- Sản xuất, chế biến thiếu tính bền vững (phụ thuộc nhiều vào thời vụ, thời tiết, giá cả), chưa có giải pháp xử lý môi trường có hiệu quả đối với nước thải từ chế biến cà phê.

- Nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê qua đào tạo chưa cao.

- Chủng loại mặt hàng đơn điệu, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân Robusta, tỷ lệ tiêu dùng trong nước thấp nên khi thị trường có biến động, ngành cà phê chịu thiệt hại nặng nề.

- Thương hiệu cà phê Việt Nam - cà phê Buôn Ma Thuột chậm phát triển.

* Cơ hội để phát triển CNCB cà phê

- Các chính sách của Chính phủ theo hướng khuyến khích, hỗ trợ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững. Các chương trình phát triển cà phê bền vững thông qua các chứng chỉ 4C, Utz, Rainforest, Fair trade... tạo cơ hội cho hoạt động chế biến nâng cao chất lượng, hiệu quả.

- Có thể tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm chế biến cà phê trên thế giới.

- Thị trường tiêu thụ ngày càng được rộng mở cả nội địa và xuất khẩu, tìm năng thị trường cà phê Robusta của Đắk Lắk lớn.

* Thách thức

- Diễn biến thời tiết khí hậu bất thường, ngày càng có khuynh hướng khác xa quy luật nhiều năm, khó dự đoán đã tác động không nhỏ đến sản xuất sản cà phê nói chung và trong ngành chế biến cà phê từ kỹ thuật đồng ruộng cho đến thu hoạch, bảo quản, phơi xấy... chịu tác động rất lớn của diễn biến bất thường này.

- Sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thu mua, sơ chế, chế biến, khống chế thị trường nội địa.

- Sức ép cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới ngày càng cao trong khi chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê Đắk Lắk còn thấp. Thị trường yêu cầu chất lượng cà phê ngày càng cao hơn (cà phê ngon, sạch).

- Các doanh nghiệp chế biến ở Đắk Lắk chưa tuân thủ đầy đủ quy trình tiêu chuẩn chất lượng của ICO, gặp các rào cản về kỹ thuật trong thương mại khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Đòi hỏi của nền sản xuất, chế biến bền vững và đảm bảo môi trường.

- Mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp chế biến cà phê của các tỉnh lân cận tạo sức ép nguồn nguyên liệu đối với Đắk Lắk.

Chiến lược phát triển CNCB cà phê của Đắk Lắk dựa vào kết quả phân tích SWOT được trình bày ở bảng 3.35.

Bảng 3.35: Chiến lược phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chiến lƣợc S-O

- Tích cực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến cà phê.

- Cải tiến đổi mới công nghệ chế biến.

- Đa dạng hoá các sản phẩm chế biến, phát triển cà phê đặc biệt.

Chiến lƣợc S-T

- Tăng cường liên kết trong chế biến.

- Tăng cường quản lý chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn trong chế biến.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến cà phê.

Chiến lƣợc W-O

- Đầu tư quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu chất lượng.

- Tăng cường kỹ năng kinh doanh, cải thiện năng lực tài chính, năng lực công nghệ.

- Phát triển thương hiệu và chỉ dẫn địa lý của cà phê Buôn Ma Thuột.

Chiến lƣợc W-T

- Phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cà phê chế biến.

- Áp dụng KHCN trong chế biến, gia tăng và tận thu giá trị phế phẩm.

- Đầu tư xử lý môi trường trong chế biến cà phê.

Nguồn: Phân tích SWOT của luận án

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 161 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)