Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của công nghiệp chế biến cà phê

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ

1.3. Nội dung phát triển công nghiệp chế biến cà phê

1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của công nghiệp chế biến cà phê

Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của CNCBCP cho thấy được tốc độ phát triển, quy mô và chất lượng của CNCBCP. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển CNCBCP tập trung năm nhóm chính thể hiện qua bảng 1.2 gồm: tăng trưởng quy mô, chuyển dịch cơ cấu, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường để làm rõ sự phát triển của ngành CNCB cà phê thời gian qua.

Bảng 1.2: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển CNCB cà phê Nội dung

phát triển Tiêu thức đánh giá Ý nghĩa Nguồn tham khảo Tăng

trưởng Quy mô chế biến

- Số lượng DN CBCP Đánh giá sự phát triển theo chiều rộng của ngành công nghiệp CBCP

Amaral, 2003; Osorio, 2002; VCCA, 2005 và

ICO, 2013 - Giá trị sản xuất

CBCP

- Công suất chế biến Chuyển

dịch cơ cấu

- Cơ cấu sản phẩm Đánh giá sự phát triển cả chiều rộng

và chiều sâu của CNCBCP

GICS, 2006; Giovannucci và Ponte, 2005;

- Tổ chức chế biến - Thị trường tiêu thụ

Hiệu quả kinh tế

- Năng suất lao động

Sự phát triển theo chiều sâu của ngành CNCBCP

Feuerstein, 2002; Diaz, 2009 và Mussatto, 2011;

Dan Hauschild, 2013;

Eidleman, E.B., 2007; Đỗ Thị Nga, 2012;

- Giá thành sản phẩm - Giá trị gia tăng (VA) - Lợi nhuận

Hiệu quả xã hội

- Số lao động làm việc

Tác động đến xã hội, an ninh, quốc phòng trong vùng sản xuất, chế biến

cà phê

Damodaran, 2002;

Tallontire, 2002;

Giovannucci và Ponte, 2005; D’haeze et al. 2005;

Reinecke et al., 2012;

Temple et al., 1998; Harris et al., 1970

- Thu nhập người lao động

- Điều kiện làm việc, an toàn LĐ

- An toàn XH, an ninh quốc phòng

Bảo vệ môi trưởng

- Loại ô nhiễm môi trường

- Mức độ ô nhiễm - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Tác động đến môi trường trong phát triển công nghiệp cà phê

Mussatto et al., 2011;

Selvamurugan et al., 2010;

Van der Vossen, 2005 và Shanmukhappa et al., 1998 Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu [86], [106], [108], [110],[120], [125], [126],

[130],[138] [159], [163], [177], [189], [193], [194],[208], [209],[216].

t - 1

a. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô CNCBCP

Để đánh giá quy mô của CNCBCP trên các phương diện như: số lượng các doanh nghiệp, giá trị sản xuất, sản lượng chế biến, công suất hoạt động của máy móc thiết bị... của công nghiệp chế biến cà phê có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tốc độ tăng trưởng định gốc: phản ánh sự tăng trưởng của giá trị (sản lượng) cà phê tại thời kỳ nào đó so với thời kỳ gốc.

Giá trị (SL) CP năm t – Giá trị (SL) CP năm t-1 Tốc độ tăng trưởng định gốc (%)= *100 Giá trị (SL) CP năm gốc

- Tốc độ tăng trưởng liên hoàn: phản ánh sự tăng trưởng của giá trị (sản lượng) cà phê sản xuất giữa hai thời điểm liền kề nhau.

Giá trị (SL) cà phê năm t

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn (%)= *100 Giá trị (SL) cà phê năm (t-1)

- Tốc độ tăng trưởng bình quân: đánh giá sự tăng trưởng bình quân của giá trị (SL) CP trong cả thời kỳ.

Giá trị (SL) cà phê năm t

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)= *100 -100 Giá trị (SL) cà phê năm gốc

b. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu trong chế biến

Đánh giá chuyển dịch cơ cấu của CNCBCP, ta có thể dùng hệ số vượt để đánh giá vị trí quan trọng trong toàn bộ hệ thống công nghiệp hay không.

Hệ số vượt Kvi = Vi/Vcn

Trong đó: Kvi: Hệ số vượt của công nghiệp chế biến cà phê Vi : Tốc độ phát triển của CNCB cà phê

Vcn: Tốc độ phát triển chung của ngành công nghiệp

Nếu giá trị của hệ số vượt lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ ngành CNCBCP có vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp của địa phương và ngược lại.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu để đáp ứng sự thay đổi môi trường và yêu cầu phát triển của ngành CNCBCP, sự chuyển dịch đó được thể hiện trên hai mặt sau:

- Thay đổi số lượng các bộ phận hợp thành ngành CNCBCP: bổ sung thêm các doanh nghiệp chế biến, các phương pháp và các sản phẩm mới. Đi kèm với đó là sự thay đổi giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.

- Số lượng các doanh nghiệp chế biến không thay đổi, nhưng giá trị sản xuất của CNCBCP thay đổi do hệ số vượt khác nhau.

c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế trong CBCP được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động CBCP. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của CNCBCP (Phụ lục 8).

d. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Để đảm bảo tính hệ thống và tính toàn diện cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả cả khía cạnh xã hội của việc tổ chức và quản lý ngành hàng cà phê. Sự phát triển CBCP thể hiện sự tác động lan tỏa của sự phát triển ngành hàng cà phê đến các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp trong xã hội.

Quá trình tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành hàng cà phê phải kéo theo sự gia tăng các chỉ tiêu như góp phần đẩy mạnh lên kinh tế quốc dân đi lên, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế; gia tăng phúc lợi xã hội dưới các mặt như: giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp; giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, gia tăng những tiến bộ về phúc lợi xã hội như chất lượng y tế, giáo dục, KHCN, dịch vụ công cộng... bảo đảm công bằng xã hội.

- Tổng số lao động trong sản xuất, chế biến cà phê.

- Thu nhập của người lao động trong chế biến cà phê.

- Các chế độ phúc lợi lao động trong chế biến cà phê được hưởng.

- Vấn đề an toàn lao động trong chế biến cà phê.

- Tình hình an toàn xã hội, ổn định an ninh quốc phòng trong vùng sản xuất và chế biến cà phê.

e. Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường

Đi đôi với sự phát triển kinh tế thì mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do các ngành sản xuất gây ra trong đó có ngành cà phê. Vì vậy trong tổ chức CBCP thì vấn đề bảo vệ, cải thiện môi trường phải được quan tâm. Ngành hàng cà phê tập trung vào tổ chức và quản lý tốt sản xuất RAT, RHC hay tổ chức các nhà máy chế biến với các công nghệ tiên tiến sẽ góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững trong vùng, điều này góp phần làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do ngành cà phê gây ra, tăng vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu lượng chất thải độc hại do sản xuất CBCP gây ra. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ tác động đến môi trường trong CNCBCP được sử dụng như:

- Hàm lượng chất độc hại trong không khí: Phản ánh cấp độ/mức độ ô nhiễm không khí trong CBCP, nếu vượt mức sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Hàm lượng chất độc hại trong nước mặt xả thải CBCP: Phản ánh cấp độ/mức độ ô nhiễm nước, nếu vượt mức sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây ra thiệt hại về kinh tế.

- Cường độ tiếng ồn và độ rung tại khu công nghiệp, các nhà máy CBCP đối với khu tập trung dân cư, vượt mức cho phép sẽ gây ra tác động đối với sức khoẻ.

- Tỷ lệ các doanh nghiệp CBCP đã xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định:

Phản ánh việc tăng cường Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế bền vững và môi trường phát triển công nghiệp.

- Tỷ lệ nước thải đã xử lý trong CBCP: Đánh giá tác động của nước thải đối với môi trường và sức khoẻ.

- Tỷ lệ chất thải khí đã xử lý trong CBCP: Đánh giá tác động của chất thải khí đối với môi trường và sức khoẻ.

- Tỷ lệ chất thải rắn đã xử lý trong CBCP: Đánh giá tác động của chất thải rắn đối với môi trường và sức khoẻ.

- Chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường: Đánh giá sự quan tâm chú ý đến việc bảo vệ môi trường của CNCBCP.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)