Dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 140 - 144)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk

3.2.7. Dịch vụ hỗ trợ

a. Các ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành cơ khí của tỉnh Đắk Lắk đã nghiên cứu sản xuất thành công trên 7 loại đầu máy, thiết bị phục vụ thu hái, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu.

Theo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, cách đây hơn 10 năm phần lớn các máy móc, thiết bị chế biến cà phê trên địa bàn đều nhập từ nước ngoài hoặc từ các địa phương khác. Những năm gần đây ngành cơ khí tỉnh Đắk Lắk đã nghiên cứu, sản xuất thành công các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến cà phê. Theo đó nhiều loại máy sản xuất đã ra đời như: máy chế biến cà phê theo quy trình công nghệ chế biến ướt cụm hộ gia đình, hệ thống chế biến ướt cà phê, thiết bị xay xát cà phê quả tươi, khô, thiết bị sấy trống quay, sấy tháp, thiết bị rửa, tách quả nổi cà phê tươi.

Ngoài ra, doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn chủ động nghiên cứu, sản xuất các loại máy, thiết bị sàn tách đá, sàn trọng lượng, máy tuốt quả cà phê. Các loại máy móc, thiết bị này không những có chất lượng cao mà giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại nhập từ các nước khác nên được nhiều doanh nghiệp, nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê ưa chuộng. Hiện nay một số máy móc, thiết bị chế biến cà phê đã được xuất khẩu sang một số nước có sản xuất cà phê như Indonesia, Ấn Độ và được đánh giá cao.

Các doanh nghiệp cơ khí như Viết Hiền, Đăng Phong, Văn Huy, Xuân Hòa...

có một số sản phẩm cơ khí nổi trội. Cụ thể, dây chuyền thiết bị chế biến cà phê nhân công suất từ 3-30 tấn nhân/giờ, thiết bị xát khô cà phê công suất từ 500-1.000 kg/giờ, thiết bị xát tươi quả cà phê công suất từ 2-3 tấn quả/giờ, dây chuyền chế biến cà phê theo công nghệ chế biến ướt cụm hộ gia đình có công suất từ 700-1.000 kg cà phê/giờ. Các doanh nghiệp cơ khí trên còn sản xuất cối chế biến cà phê thiết bị sấy trống, thiết bị rang, xay cà phê bột... đảm bảo đáp ứng 70-95% nhu cầu của địa phương về thiết bị chế biến cà phê.

Đắk Lắk có 278 doanh nghiệp cơ khí, thu hút trên 8.718 lao động, vốn sản xuất kinh doanh bình quân mỗi năm 5.189 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020, ngành cơ khí tỉnh Đắk Lắk tập trung phát triển nhóm ngành sản xuất máy móc để nâng cao giá trị các nông sản có thế mạnh của địa phương như: cà phê, ngô lai, đậu đỗ các loại... Ngoài các dịch vụ hỗ trợ trên, để tạo sự kết nối vận hành của các chủ thể trong hoạt động chế biến cà phê ở Đắk Lắk hiện nay, các dịch vụ như: sản xuất và cung cấp bao bì, cung cấp hương phụ liệu, nhiên liệu, năng lượng... cũng được quan tâm đầu tư.

- Ngoài ngành cơ khí cung cấp thiết bị cho công nghiệp chế biến cà phê, hiện nay trên địa bàn các ngành công nghiệp phụ trợ đang được quan tâm đầu tư để tạo thành chuỗi kết nối tạo ra ra sản phẩm cà phê thị trường hoàn chỉnh hơn như:

+ Ngành sản xuất đường đã có nhà máy đường 333, nhà đường Đắk Nông đảm bảo cung ứng đường cho quá trình chế biến và tiêu thụ cà phê của tỉnh.

+ Ngành sản xuất bao bì: hiện trên địa bàn có 03 doanh nghiệp sản xuất cung cấp bao bì các loại từ bao giấy, bao ni lông và các sản phẩm hộp đựng bảo quản, cất

trữ cà phê. Đối với bao đựng bảo quản cà phê nhân hiện nay phải sử dụng bao đay nhập khẩu do các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

Qua biểu đồ 3.15 cho thấy mức độ ảnh hưởng của nhà cung cấp thiết bị đến hoạt động chế biến cà phê chiếm 94,3%, tiếp đến là các nhà cung cấp bao bì thiết bị bảo quản (91,4%) và các nhà cung cấp dịch vụ chế biến (88,6%). Thiết nghĩ để phát triển CNCB cà phê của tỉnh cần khuyến khích các DN phụ trợ phát triển làm dịch vụ cung ứng và cầu nối để các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà sử dụng gặp nhau.

94.3%

91.4%

88.6%

5.7%

8.6%

11.4%

82% 84% 86% 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100%

1. Nhà cung cấp thiết bị chế biến 2. Nhà cung cấp bao bì thiết bị bảo quản 3. Nhà cung cấp dịch vụ chế biến, bảo

quản

Ảnh hưởng Không ảnh hưởng

Biểu đồ 3.15: Mức độ ảnh hưởng của nhà cung cấp đến DNCB cà phê Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả, 2014

b. Dịch vụ hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến cà phê

- Dịch vụ vận chuyển, kho bãi: Toàn tỉnh hiện có 51 doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực vận tải, có năng lực để vận chuyển các loại hàng hóa cà phê thông thương. Hệ thống kho chứa của các doanh nghiệp và Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (nay là Công ty CP sở giao dịch cà phê và hàng hoá Buôn Ma Thuột) đảm bảo sức chứa, tiêu chuẩn bảo quản cho cà phê của tỉnh.

- Dịch vụ sơ chế, chế biến cà phê: Trên địa bàn có Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết (thôn 1, xã Ea Kiết, Cư M’gar) thành lập (2008) trên cơ sở một tổ liên kết sản xuất cà phê bền vững với 49 hội viên có sự hỗ trợ của công ty TNHH Dak Man Việt Nam. HTX được Quỹ Thách thức Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy với hệ thống dây chuyền chế biến ướt cà phê vối, công suất 5-7 tấn cà phê

tươi/giờ. Đây là mô hình chế biến ướt cà phê vối đầu tiên do nông hộ sở hữu và vận hành. Hợp tác xã quy định các xã viên muốn tham gia hệ thống chế biến này phải đáp ứng bộ tiêu chí với 4 yếu tố: môi trường, kinh tế, xã hội và bảo đảm công bằng.

Cụ thể như phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về phun thuốc, bón phân, cắt cành, thu hái đạt tỷ lệ quả chín 80% trở lên, cà phê sau khi thu hoạch, trong vòng 24 giờ phải đưa vào hệ thống chế biến ướt. Sản phẩm cà phê nhân làm ra đáp ứng đủ, đúng các yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận Thương mại công bằng (Fair trade). Chấp thuận với những tiêu chí đưa ra, đến nay HTX đã có 56 xã viên tham gia mô hình với tổng diện tích 120 ha cà phê. Ngay trong niên vụ đầu tiên 2009-2010, gần 400 tấn cà phê của HTX đã được đưa vào hệ thống dây chuyền chế biến ướt, bảo đảm chất lượng.

Niên vụ 2013-2014, HTX đã xuất bán được 445 tấn cà phê nhân có chứng nhận Fair trade. Điều hấp dẫn nông dân, xã viên của HTX khi tham gia mô hình sản xuất này là cà phê được cấp chứng nhận Fair trade có giá bán cao hơn giá thị trường từ 1.500 đến 2.500 đồng/kg và không phải lo kho bãi cất giữ, bảo quản.

Mô hình hệ thống chế biến ướt cà phê vối của HTX đã làm gia tăng giá trị cho sản phẩm cà phê, giải quyết được điểm yếu của CBCP là khâu chế biến còn thô sơ, ảnh hưởng đến phẩm cấp cà phê.

- Các dịch vụ về tư vấn đầu tư, dịch vụ bảo biểm, dịch vụ du lịch, tài chính, lao động... để hỗ trợ cho CBCP được quan tâm trong những năm gần đây.

Tóm lại, các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn đang từng bước hình thành và phát triển như cơ khí, mía đường, bao bì... đã đóng vài trò tích cực trong việc chuyển dịch xu hướng tiêu dùng sản phẩm, hỗ trợ cho chế biến sâu, chế biến tinh, dần thay thế các thiết bị nhập khẩu. Các hoạt động hỗ trợ và dịch vụ liên quan đối với ngành CNCB cà phê ở Đắk Lắk có vai trò hết sức quan trọng làm cầu nối để các doanh nghiệp CBCP có thể tiếp cận được các yếu tố đầu vào, chủ động, ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ chưa thật sự đáp ứng yêu cầu cho quá trình phát triển công nghiệp chế biến cà phê cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 140 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)