CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk
3.2.10. Hỗ trợ của Chính quyền và Hiệp hội
a. Chính sách can thiệp và hỗ trợ hoạt động chế biến cà phê của nhà nước Trong những năm qua Chính phủ, UBND tỉnh Đắk Lắk và ngành cà phê Việt Nam đã ban hành một số chính sách liên quan đến quy hoạch, đầu tư, nâng cao năng lực chế biến, thị trường... nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người sản xuất, chế biến cà phê. Các chính sách đó đã tác động tích cực đến phát triển CBCP của tỉnh Đắk Lăk, góp phần gia tăng năng suất, chất lượng, sản lượng, giá trị, kim ngạch xuất khẩu và thu nhập. Tuy nhiên thực tế những chính sách đến cuộc sống và thực thi còn một khoảng cách rộng.
Nguyên nhân chính dẫn đến cơ chế chính sách phát triển CNCB cà phê ít được thực thi và hiệu lực thi hành chưa đạt theo mục tiêu, ngoài lý do đối tượng được hưởng lợi từ chính sách ít biết đến do thiếu thông tin, cơ quan và cán bộ công chức có trách nhiệm tổ chức triển khai và giám sát thực hiện chính sách còn quan tâm chưa đúng mức. Cụ thể công tác quy hoạch diện tích trồng cà phê của tỉnh đến năm 2020 là 150.000 ha nhưng hiện nay diện tích đã vượt trên 50.000 ha. Theo khảo sát của Bộ NN và PTNT [6] về việc triển khai và tìm hiểu nội dung của các văn bản có liên quan đến ngành hàng cà phê. Tỷ lệ cán bộ công chức biết các văn bản trên từ 40% đến 100%, song triển khai thực hiện lại chỉ dao động ở mức 9,6%
đến 26%. Chính vì vậy 86,7% hộ nông dân sản xuất cà phê trả lời thiếu cơ chế chính sách khuyến khích phát triển cà phê. Các văn bản hướng dẫn thực hiện thiếu đồng bộ, chưa cụ thể như: sử dụng vốn ngân sách, vốn vay với lãi suất ưu đãi của các tổ chức tín dụng ngân hàng trong thu mua tạm trữ cà phê, tái canh cà phê.
Sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc dẫn dắt, định hướng, kiểm soát và giám sát đối với hoạt động chế biến cà phê chưa thực sự hiệu quả, việc thực hiện tiêu chuẩn quốc gia TCVN4193:2005 đối với cà phê nhân xuất khẩu chưa thực hiện tốt. Các cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường của tỉnh vẫn chưa làm tốt được việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, việc giám sát các hoạt động chế biến cà phê bột trên địa bàn còn bị bỏ ngõ. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong chế biến cà phê ở các doanh nghiệp vẫn chưa có sự vào cuộc và xử lý dứt điểm. Vấn đề hoàn thuế, tính thuế, xử lý gian lận về thuế đối với hoạt động sản xuất chế biến và kinh
doanh cà phê tuy đã cải thiện đáng kể song vẫn còn bất cập nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
Hỗ trợ đầu tư công cho phát triển CNCB cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực đáng kể như phát triển cơ sở chế biến, cơ sở cung cấp máy móc thiết bị, phát triển dịch vụ khuyến công và tín dụng, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cà phê.
Công tác khuyến công cũng được các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm.
Việc đầu tư cho công tác khuyến công, ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước cấp, người chế biến cà phê còn nhận được sự hỗ trợ lớn từ các chương trình, dự án như chương trình khuyến công quốc gia, chương trình nông thôn mới, dự án giống…
đây là điều kiện tốt giúp người chế biến, cụ thể là nông hộ tăng cường khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực chế biến cà phê để nâng cao giá trị và hiệu quả.
Hoạt động tín dụng trong lĩnh vực chế biến cà phê: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, trong khi đó phần lớn các hộ nông dân và doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn. Trong nhiều năm qua hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã thực hiện khá tốt chức năng cho vay vốn đối với sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. Nguồn vốn vay khá đa dạng, bao gồm từ Ngân hàng, các tổ hội, vay của tư nhân và mua chịu vật tư thiết bị. Tuy nhiên quy mô vốn vay, lãi suất, thủ tục... vẫn còn nhiều bất cập, rũi ro lớn. Chính từ những hạn chế trên dẫn đến lượng vốn vay không đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng, nâng cao năng lực chế chế biến của các chủ thể.
Cơ sở hạ tầng nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xem là yếu tố trong phát triển CNCB cà phê. Chính phủ và tỉnh đã có những đầu tư thỏa đáng cho việc cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn Đắk Lắk qua các chương trình phát triển giao thông nông thôn, điện và xây dựng hệ thống mạng tưới thủy lợi đến tận các khu vực sản xuất cà phê cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chính sách đối với 10 cụm công nghiệp của tỉnh. Điều đó đã giúp cho các doanh
nghiệp và hộ gia đình ở Đắk Lắk có điều kiện tốt hơn để phát triển CNCB cà phê, đáp ứng ngày tốt hơn yêu cầu thị trường.
Khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải tiến chất lượng, công suất, hiệu quả và là yếu tố quan trọng đối với phát triển CNCB cà phê. Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình chế biến từ quy trình kỹ thuật thu hái, kỹ thuật sơ chế, công nghệ chế biến, bảo quản, đóng gói. Mức độ cải tiến công nghệ trong chế biến cà phê phụ thuộc khá nhiều vào năng lực nghiên cứu của các cơ quan. Thực tế cho đến nay, cả khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng mới chỉ có Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) là cơ quan chủ lực nghiên cứu chuyên sâu về các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực cà phê. Các nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chế biến, xử lý nước thải cà phê của WASI đã được vận dụng trong thực tế.
Nhìn chung việc hỗ trợ đầu tư công cho phát triển CNCB cà phê như: khuyến công, tín dụng, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại... bước đầu có tác động tích cực đối với việc phát triển CNCB cà phê, nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển cho toàn ngành cà phê. Tuy nhiên, việc hỗ trợ và đầu tư công của một số lĩnh vực còn hạn chế, người chế biến cà phê chưa thực sự tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn của tỉnh.
b. Hỗ trợ phát triển của chính quyền địa phương
- Dựa trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, các quy định hiện hành khác của Chính phủ về ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh quy định thực hiện hỗ trợ đầu tư cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh như: hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ xây dựng đường giao thông, hỗ trợ xây dựng đường điện hạ thế.
- Công tác cải cách hành chính tại cơ quan Thuế có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương. Cơ quan Thuế luôn quan tâm đến công tác cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính theo quy định, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về thuế, tạo lòng tin và giảm các phí đối với doanh nghiệp CBCP. Cục thuế đã hướng dẫn các DN CBCP kê khai quyết toán qua mạng, đã tiết kiệm về thời gian tài chính cho DN. Tuy nhiên, công tác kiểm soát và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các DN chế biến kinh doanh cà phê vẫn còn kéo dài, chậm hoàn thuế giá trị gia tăng vì phải thực hiện các quy trình xác minh cụ thể.
- Thủ tục hải quan cho thông quan hàng hoá cà phê ở Đắk Lắk đã có bước cải tiến đáng kể, cơ quan hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong quản lý điều hành, áp dụng ISO trong quy trình xử lý thông quan hàng hoá, giảm phiền hà đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho cà phê hàng hoá xuất khẩu.
- Thủ tục đăng ký cấp phép thành lập doanh nghiệp đã có những bước tiến đáng kể, tỉnh đã ban hành và hướng dẫn trình tự thủ tục, hồ sơ đối với các tổ chức cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp. Thời gian xử lý và cấp phép rút ngắn chỉ còn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các hồ sơ.
Qua khảo sát thể hiện trên biểu đồ 3.17 cho thấy các doanh nghiệp chế biến rất cần đến sự hỗ trợ từ các hoạt động như cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu, hoạt động xúc tiến thương mại, giải đáp thắc mắc trong đối thoại của các cơ quan công quyền đối với doanh nghiệp, phát triển chỉ dẫn địa lý và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê.
Những nhân tố này có từ 84 đến 94% DN cho rằng có ảnh hưởng đến phát triển CNCB cà phê.
84.3%
88.6%
88.6%
91.4%
90.0%
90.0%
94.3%
15.7%
11.4%
11.4%
8.6%
10.0%
10.0%
5.7%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
1. Thủ tục hành chính được thực hiện nhanh gọn 2. Trình độ, kỹ năng, thái độ của các bộ quản lý tốt 3. Cơ quan nhà nước sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp 4. Các thắt mắc, phản ánh của DN luôn được
giải đáp thỏa đáng
5. Phát triển chỉ dẫn địa lý (GI) 6. Hoạt động xúc tiến thương mại 7. Cải tiến thủ tục xuất khẩu
Ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Biểu đồ 3.17: Mức độ ảnh hưởng của hỗ trợ chính quyền địa phương Nguồn: Khảo sát điều tra của tác giả, 2014
c. Hỗ trợ từ hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam và Buôn Ma Thuột
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ra đời có chức năng tổ chức, tập hợp các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê trong nước, xúc tiến thương mại và hỗ trợ thông tin. Trong những năm qua hiệp hội đã làm tốt vai trò của mình qua các nội dung là phát triển hội viên, nghiên cứu xúc tiến và mở rộng thị trường, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương về chủ trương, chính sách, biện pháp bảo vệ và khuyến khích các chủ thể sản xuất và xuất khẩu cà phê. Qua phân tích mối quan hệ của tổ chức quản lý ngành hàng đối với phát triển cà phê bền vững cho thấy sự gắn kết giữa các tác nhân trong ngành hàng còn lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết. Các định chế nhằm phát triển tổ chức quản lý ngành hàng cà phê còn yếu. Do vậy việc tổ chức quản lý ngành hàng đang tạo những khó khăn lớn đối với việc phát triển cà phê bền vững.
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00
1. Chính sách hỗ trợ của của nhà nước đối với
CNCB cà phê
2. Hệ thống luật pháp
3. Chính sách ưu đãi về thuế
4. Chính sách thu hút đầu tư
5. Chính sách ưu đãi về lãi suất
6. Chính sách ưu đãi về thuê mặt bằng 7. Chính sách
ưu đãi về xuất khẩu 8. Chính sách
hỗ trợ trong khu công nghiệp, …
9. Hỗ trợ từ Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
10. Hỗ trợ từ hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột
Điểm tối đa Điểm trung bình
Biểu đồ 3.18: Mức độ tác động của chính quyền và hiệp hội đến công nghiệp chế biến cà phê
Nguồn: Tổng hợp xử lý từ kết quả điều tra, 2014
Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp, có sự ảnh hưởng rất lớn từ các chính sách đến sự phát triển của CNCB cà phê. Điểm trung bình của các chính sách hỗ trợ về thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ về lãi suất, ưu đãi về thuê mặt bằng ở trên mức trung bình. Đối với vùng lõm của biểu đồ 3.18 như sự hỗ trợ của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột và chính sách ưu đãi về thuê mặt bằng rất hạn chế đối với sự phát triển của CNCB cà phê.
Trên đây là những cơ sở quan trọng cho thấy tỉnh Đắk Lắk muốn tạo ra cú huých lớn để cải thiện hình ảnh nhằm thu hút đầu tư của tỉnh, trong đó có đầu tư cho ngành CNCBCP. Sự quan tâm của địa phương của hiệp hội là tiền đề thúc đẩy gắn kết giữa nông dân, DN và chính quyền đối ngành hàng cà phê vốn còn nhiều thách thức và trăn trở.
3.2.11. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến cà phê ở Đắk Lắk
Dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp từ nghiên cứu định tính có 9 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNCBCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và có ảnh hưởng nhất định với mức độ khác nhau đối với sự phát triển của CNCBCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kết quả khi tiến hành phân tích định lượng đanh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho kết quả 9 nhân tố đều đạt và đủ điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy là: Cơ sở chế biến, nguyên liệu chế biến, quy mô vốn, lao động, thiết bị công nghệ, dịch vụ hỗ trợ, cầu thị trường, cạnh tranh của ngành CNCBCP, hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội.
Mô hình nghiên cứu đề xuất được mô tả qua sơ đồ 3.5.
Sơ đồ 3.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến cà phê Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu dựa trên kết quả dữ liệu thu thập từ 231 DN chế biến cà phê trên địa bàn
Cơ sở chế biến Nguyên liệu chế biến
Quy mô vốn Lao động
Thiết bị công nghệ Dịch vụ hỗ trợ Cầu thị trường
Cạnh tranh của ngành CNCBCP Hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội
Phát triển công nghiệp chế biến
cà phê
Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNCB cà phê có dạng sau:
Y= f(X1,X2,X3,X4,X5,X6,X7,X8,X9)
Y= b0+ b1X1+b2X2+b3X3+b4X4+ b5X5+b6X6+b7X7+b8X8+b9X9 Trong đó: bi: Hệ số tự do
X1: Yếu tố Cơ sở chế biến (CSCB)
X2: Yếu tố Nguyên liệu chế biến (DKNL) X3: Yếu tố Quy mô vốn (DKVO)
X4: Yếu tố Lao động (DKLD)
X5: Yếu tố Thiết bị công nghệ (DKCN) X6: Yếu tố Dịch vụ hỗ trợ (HDHT) X7: Yếu tố Cầu thị trường (TTTH)
X8: Yếu tố Cạnh tranh của ngành CNCBCP (CTCN) X9: Yếu tố Hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội (HTCH)
Y: Sự phát triển của CNCB cà phê (biến phụ thuộc) (TCDN)
Để ước lượng các tham số trong mô hình, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CNCB cà phê được hồi quy theo mô hình tuyến tính để giải thích cho sự phát triển của CNCB cà phê Đắk Lắk. Kết quả hồi quy bằng phương pháp Enter cho thấy chỉ có 7 biến trong 9 biến độc lập có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng đến sự phát triển CNCB cà phê ở Đắk Lắk đó là: Cơ sở chế biến (CSCB), nguyên liệu chế biến (DKNL), quy mô vốn (DKVO), thiết bị công nghệ (DKCN), dịch vụ hỗ trợ (HDHT), cầu thị trường (TTTH), hỗ trợ của chính quyền và hiệp hội (HTCH) và hai biến bị loại là lao động (DKLD) và cạnh tranh của ngành CNCBCP (CTCN).
Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu R2 = 0.782 nhỏ hơn R = 0.885, điều này giải thích được 78,2% sự phát triển CNCB cà phê ở Đắk Lắk có ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình. Như vậy 1-R2 = 0.218 được giải thích bởi những nhân tố không được đưa vào mô hình và đây là hạn chế của nghiên cứu.
Bảng 3.32: Kết quả phân tích hồi quy - Sơ lược mô hình
Model R R Square
Adjusted R Square
Std. Error of
the Estimate Durbin-Watson
1 .885a .782 .773 .196 2.031
a. Predictors: (Constant), DKNL, DKVO, TTTH, HDHT, CTCN, CSCB, DKCN, HTCH, DKLD b. Dependent Variable: TCDN
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy phần mềm SPSS
Trong kết quả này, kiểm định Durbin-Watson bằng 2,031< 3 nằm trong vùng không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập (ở mức ý nghĩa α = 5%).
Điều này cho thấy mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh là rất tốt.
Bảng 3.33: Kết quả phân tích hồi quy - Phân tích Anova
Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình F Sig
1 Regression 30.391 9 3.377 88.263 0,000
Residual 8.455 221 0.038
Total 38.847 230
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy phần mềm SPSS
Phân tích Anova cho thấy mức ý nghĩa F của kiểm định bằng 88.263 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với tổng thể và có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phát triển CNCBCP với ít nhất một biến độc lập.
Cùng với kết quả phân tích Anova và xác định hệ số hồi quy cho thấy mức độ quan trọng của từng biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng) đối với biến phụ thuộc (sự phát triển CNCB cà phê). Kết quả thu được từ SPSS được tác giả tổng hợp lại như sau:
Kiểm định sự phù hợp của mô hình (bảng 3.34) cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không bị vi phạm (VIF < 2.3).