Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 131 - 137)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

3.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn

3.3.3.1. Nguyên nhân thành công

Những thành công trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn trong thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân chủyếu sau:

Nhà nướcđã ban hànhđược một hệthống luật pháp, chính sách, cơchế quản lýngân sách nhà nước và vốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước khá đầy đủ. Đó là các luật như LuậtNgân sách nhà nước số2/QH ngày 26 tháng 12 năm 2006, LuậtĐầu tư nhà nước số 08/QH ngày 26 tháng 11 năm 2009.Đây là cơsởpháp lý quan trọng cho các hoạtđộng quản lý vốnđầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcởtỉnh Sa La Văn.

Chính phủ điều chuyển ngân sách nhà nước cho tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốtrí phân bổvốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh.

Trong những năm qua, kinh tếtỉnh tăng trưởng với tốcđộkhá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh, giai đoạn 2006-2012, là 9,5%.

Theo đó, thu ngân sách nhà nước tăng, nguồn thu ổn định, nên đã tạo điều kiện cho tỉnh chủ động trong điều hành vốnđầu tưtừ ngân sách nhà nước cho đầu tưphát triển.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kếhoạch đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nướcđược thực hiện trước một bước, làm tiềnđề cho lập kếhoạch phân bổvốnđầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước. Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng quy hoạch kinh tế- xã hội đã từng bước đi

vào nề nếp và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc định hướng phát triển tổng thể, dài hạn đối với các ngành và các địa phương; cung cấp thông tin cần thiết đểxây dựng chương trình, dựán phát triển và thu hút đầu tư. Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đãđược thực hiện theo trình tự và quy định của pháp luật; đã tăng cường sựtham gia, phối hợp của các cấp, các ngành; các mặt công tác kỹthuật được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch; bảo đảm tính hệ thống và tính khả thi. Công tác quy hoạch được tỉnh chủ động đưa vào kếhoạch hàng năm gắn với các mục tiêu đầu tư chủ yếu, có chủ trương rà soát tất cả các loại hình quy hoạch để tiến hành xây dựng mới và hoàn thiện tiếp.

Các quy hoạch ngành và các lĩnh vực, tỉnh đã phê duyệt được 12 đềán quy hoạch: Quy hoạch tổng thểcác khu bảo tồn biển tỉnh đến năm 2020, Quy hoạch phát triển kinh tếkhu vực đến năm 2020, Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụcủa tỉnh đến năm 2020; rà soát, điều chỉnh, bổsung quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh đếnnăm 2020; Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển điện lực huyện đến năm 2020.

Tỉnh cũng đã có nhiều cải cách thủtục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý vốnđầu tưphát triển từngân sách nhànước của tỉnh.

Tỉnh Sa La Văn cũng đã xây dựngđượcđội ngũ công chức quản lý vốn đầu tưphát triển từ ngân sách nhà nước có chất lượng, theo hướng bám sát cơ cấu, chức năng, nhiệm vụcủa từng chủthểquản lý nhà nước, xây dựng và bố trí cán bộtại các bộ, ngành, từng bước chuẩn hoá cán bộ đối với từng nhiệm vụ như: thẩm định dựán, thẩm định thiết kếquy hoạch, thẩm định thiết kếkỹ thuật, dựtoán, quản lý vốn đầu tư, quản lý dự án, cấp phát vốn, thanh toán, thẩm định quyết toán vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước... Từ năm 2006 -2012, đội ngũ cán bộcủa tỉnh gồm có 5.903 người, trongđó 30% cán bộquản lý trong lĩnh vực kinh tế, 30% cán bộthuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội,

ởlĩnh vực khác là khác 40%. Chínhđội ngũ nàyđã góp phần vào thành công trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn trong thời kỳvừa qua.

3.3.3.2. Nguyên nhân ca nhng hn chế

Những hạn chế, yếu kém trong quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước là do các nguyên nhân chủyếu sau đây:

Một là, sự quyết tâm, lập trường và năng lực quản lý của tỉnh đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn bất cập, chưa tạo ra tính nhất quán, đột phá trong quá trìnhđổi mới quản lý trên lĩnh vực này.

Hai là, nhận thức vềquy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, về sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn những điểm chưa được làm rõ, chưa được thống nhất dẫn đến thiếu căn cứ, kém quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành trong quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhànước.

Việc đưa kế hoạch đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, ngành, vùng chưa được tiến hành đồng bộ, từ xác định mục tiêu phát triển đến lộtrình,điều kiện tài chính và tổchức thực hiện. Kế hoạch đầu tư phát triển chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch các ban, ngành liên quan.

Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực còn yếu kém, chất lượng của một số quy hoạch đầu tư chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, vẫn xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chưa được thường xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh kịp thời nên lạc hậu so với thực tiễn, không đáp ứng được yêu cầu, không đủ căn cứ đểxây dựng kếhoạch, chương trìnhđầu tư xây dựng cơ bản, chương trình đầu tư công cộng, chương trìnhđầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Kế hoạch xây dựng vùng trọng điểm của tỉnh những năm qua chưa được tập trung cho các công trình trọng điểm, khắc phục từng bước tình trạng đầu tư dàn đều, phân tán nguồn lực.

Vì thế, chất lượng quy hoạch thấp, chưa đủ cơ sở đểxây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Ba là, các bộ, ngành trong triển khai thực hiện chỉthị, nghịquyết, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chếchính sách về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn yếu, tổchức phân cấp thẩm định vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước mang tính hình thức hành chính, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt vốn đầu tư chưa cao, thẩm định hiệu quảkinh tế - xã hội của vốn đầu tư không đảm bảo dẫn tới nhiều quyết định đầu tư thiếu căn cứ xác đáng.

Bốn là,cơ chế, chính sách đối với vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nướcchưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa thực sựphù hợp với cơ chếthị trường dẫn tới sựbị động, lúng túng trong thực hiện và triển khai thực hiện kế hoạch các vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, lúng túng, bị động trong quản lý nhà nước và quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước.

Năm là,năng lực của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dựán còn nhiều bất cập, hạn chếvềmô hình và phương thức hoạt động trong hoạt động còn cứng nhắc, không phù hợp với cơ chếthị trường.

Sáu là, hạn chếtrong bộmáy tổchức quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của một số cơ quan của tỉnh (SởKếhoạch vàĐầu tư, Sở giao thông, SởNông - Lâm nghiệp,...) có sự điều chỉnh, sáp nhập, cùng với đó là sự thay đổi, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ dẫn đến sựlúng túng trong giai đoạn chuyển đổi làmảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư phát triển

từ ngân sách nhà nước tại một sốban, ngành Hiện tại, SởKếhoạch vàĐầu tư chủtrì trong phân bổngânsách nhà nướccho đầu tư phát triển, SởTài chính chủtrì trong lập dự toán chi thường xuyên. Sự tách rời không tập trung vào một đầu mối như vậy chưa đảm bảo tính khoa học trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước.

Đội ngũ cán bộbốtrí tham gia Ban Quản lý đầu tư chuyên ngành, khu vực do các ban, ngành quyết định thành lập còn yếu, tỷlệ đạt điều kiện tiêu chuẩn quy định chưa cao (theo thống kê chưa đầy đủ thìđội ngũ cán bộ giữ chức danh giám đốc, phó giám đốc, phụtrách kỹthuật, phụtrách tài chính đủ điều kiện và năng lực theo quy định chỉ đạt khoảng 70%). Đây là đội ngũ cán bộtrực tiếp tham gia quản trị đầu tư.

Đội ngũ cán bộtham gia quản lý vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nướcởcác cơquan quản lý còn bất cập, trình độ chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự căn cứvào chức năng quản lý theo luật định.

Đội ngũ cán bộtham gia vào xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch hoá đầu tư, tổ chức, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, hướng dẫn, giám sát, đánh giá đầu tư của SởKế hoạch và Đầu tư còn thiếu vềsố lượng và yếu vềchất lượng.

SởGiao thông vận tải còn thiếu đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đủtầm để đảm đương nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước uỷban nhân dân tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước vềxây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và tổchức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vềxây dựng, vềdự án đầu tư phát triển sửdụng nguồn vốnngân sách nhà nước.

Sở Tài chính còn thiếu đội ngũ cán bộ am hiểu sâu về dự án đầu tư phát triển đểlàm công tác quản lý đầu tư, tham mưu đểuỷban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định về tạmứng, thanh toán, quyết toán vốn nhà nước nói chung và vốn ngân sách nhà nước nói riêng, thẩm tra quyết toán

đầu tư hoàn thành. Chất lượng cán bộ, trìnhđộnghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ cán bộban, ngành kho bạc nhà nước không đồng đều, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcao.

Tại các ban, ngành, các huyện, cán bộlàm công tác thẩm định đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kếkỹthuật, dựtoán còn mỏng vềsố lượng, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc còn hạn chế, có tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia chu trình đầu tư phát triển trong quá trìnhđánh giá hiệu quảkinh tế- xã hội của các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước.

Trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra của các cơ quan thanh tra chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Thông thường, một đoàn thanh tra của cơ quan thanh tra có 1/3 thànhviên của đoàn tham gia gần như là đểhọc việc, số lượng thanh tra viên chính nhìn chung còn ít trong một đoàn thanh tra.

Năng lực quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn bất cập vềchất lượng và số lượng.

Bảy là, nhận thức vềvai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan thanh tra của tỉnh, thanh tra các ngành, các đơn vị, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chưa thực sự đầy đủdẫn đến tình trạng kém hiệu quảcủa hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đối với vốn đầu tư phát triển từngân sách nhà nước.

Chương 4

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 131 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)